Thạc Sĩ Nghiên cứu chiến lược Marketing dịch vụ du lịch của Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và du lịch Th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SĨ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng v
    Danh mục các sơ đồ vi

    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1. Mục tiêu chung 2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Cơ sở lý luận 4
    2.1.1. Những vấn đề cơ bản về Marketing 4
    2.1.2. Một số lý luận về kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch 6
    2.1.3. Khái niệm Marketing du lịch và những nét đặc thù riêng biệt của hoạt động Marketing trong kinh doanh khách sạn, du lịch 10
    2.1.4. Phân tích môi trường Marketing 12
    2.1.5. Chiến lược Marketing hỗn hợp cho dịch vụ du lịch 17
    2.2. Cơ sở thực tiễn 29
    2.2.1. Thực trạng phát triển ngành du lịch của Việt Nam 29
    2.2.2. Tình hình du khách quốc tế đến Việt Nam 31
    2.2.3. Những nét văn hóa đặc trưng của một số quốc gia trên thế giới 34
    2.2.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đây về Marketing dịch vụ du lịch 37

    PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    3.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần thương mại, dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương 39
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 39
    3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Cổ phần thương mại, dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương 42
    3.1.3. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 44
    3.1.4. Đặc điểm về lao động của Công ty 48
    3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 50
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 52
    3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 52
    3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 53

    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
    4.1. Phân tích chiến lược Marketing dịch vụ du lịch của Công ty Cổ phần TMDV và du lịch Thái Bình Dương 54
    4.1.1. Thực trạng chiến lược Marketing Mix 54
    4.1.2. Kết quả và hiệu quả thực hiện các chiến lược Marketing 78
    4.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chiến lược Marketing của công ty Cổ phần TMDV và du lịch Thái Bình Dương 91
    4.2.1. Các yếu tố vĩ mô 91
    4.2.2. Các yếu tố vi mô 98
    4.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty cổ phần TMDV và du lịch Thái Bình Dương 101
    4.3.1. Các căn cứ để đưa ra giải pháp 101
    4.3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing hỗn hợp 106
    PHẦN V: KẾT LUẬN 114

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Du lịch thế giới phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Năm 2010 dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch. Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư và trong xã hội và là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới.
    Việt Nam nằm trong vành đai Châu Á - Thái Bình Dương, vùng kinh tế năng động nhất hiện nay cũng như trong tương lai. Nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển mình để hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Đảng và nhà nước ta xác định kinh doanh du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đang và sẽ là mối quan tâm của rất nhiều người; bởi nó là ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, nó góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia.
    Từ khi du lịch phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng thì kinh doanh du lịch cũng trở lên năng động hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đặt ra cho ngành du lịch nhiều thách thức Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp.
    Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Ðó là một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng. Các công ty du lịch liên tục ra đời, dẫn tới thị trường cung du lịch rất sôi động, hậu quả tất yếu dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty du lịch. Là một công ty du lịch có uy tín trên thị trường kinh doanh khách sạn – du lịch, Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương đã có một chiến lược Marketing phù hợp hay chưa? Chiến lược Marketing hiện tại có giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế phát triển hay không? Chiến lược Marketing là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện ba mục tiêu cơ bản: lợi nhuận, vị thế và an toàn. Vai trò của Marketing nói chung đã không còn mới mẻ nữa nhưng thực hiện các hoạt động đó như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm của các nhà quản trị kinh doanh.
    Trên cơ sở nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chiến lược Marketing trong các Công ty du lịch hiện nay, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chiến lược Marketing dịch vụ du lịch của Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và du lịch Thái Bình Dương”.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung

    Nghiên cứu chiến lược Marketing dịch vụ du lịch của Công ty Cổ phần TMDV và du lịch Thái Bình Dương, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing hỗn hợp.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa những lý luận chung về Marketing trong kinh doanh khách sạn – du lịch.
    - Nghiên cứu chiến lược Marketing hỗn hợp về dịch vụ du lịch của Công ty Cổ phần TMDV và du lịch Thái Bình Dương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...