Thạc Sĩ Nghiên cứu chỉ số trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR), Ứng dụng tại Công ty cổ phần Dệt May 29

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu chỉ số trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR), Ứng dụng tại Công ty cổ phần Dệt May 29-3

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Bố cục của đề tài 4
    6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu . 4
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ ̀ TRA ́ CH NHIÊ ̣ M XA ̃ HÔ ̣ I CỦA
    DOANH NGHIÊ ̣ P, XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN
    CỨU . 7
    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) CỦA DOANH
    NGHIỆP . 7
    1.1.1.Các khái niệm căn bản về CSR . 7
    1.1.2 Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 13
    1.2. CHỈ SỐ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSRI) . 15
    1.2.1. Tổng quan về chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSRI) 15
    1.2.2. Hướng dẫn xây dựng chỉ số CSR . 16
    1.3. THÀNH PHẦN CỦA CSR . 19
    1.4. CSR VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN . 25
    1.5. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CSR 27
    1.5.1.Vấn đề CSR ở Việt Nam . 27
    1.5.2. CSR trong lĩnh vực dệt may . 30
    1.6. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CSR VÀ XÂY DỰNG CHỈ SỐ CSR 38
    CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 42
    2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP DỆT MAY 29-3 . 42
    2.2. XÂY DỰNG CHỈ SỐ CSR . 43
    2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CSR
    ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VÀ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY45
    2.3.1. Nhận thức về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp . 45
    2.3.2. Hài lòng trong công việc: . 47
    2.3.3.Cam kết Tổ chức . 49
    2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT . 52
    2.4.1.Mô hình nghiên cứu 52
    2.4.2.Giả thuyết nghiên cứu . 53
    2.5.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 59
    2.5.1. Phân tíchchỉ số CSRI . 59
    2.5.2. Nghiên cứu sơ bộ: 59
    2.5.3. Nghiên cứu chính thức: 60
    2.6. CÁC THANG ĐO . 61
    2.6.1.Thang đo nhận thức về CSR . 61
    2.6.2.Thang đo về sự hài lòng công việc: 63
    2.6.3. Thang đo cam kết Công ty . 63
    CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 65
    3.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 65
    3.1.1. Công cụ sử dụng: . 65
    3.1.2. Mẫu điều tra: 66
    3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU ĐIỀU TRA 66
    3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CSR CỦA CÔNG TY CP
    DỆT MAY 29-3 THÔNG QUA CHỈ SỐ CSRI . 67
    3.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG . 75
    3.4.1. Độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach‟s Alpha: 75
    3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 78
    3.4.3. Mô hình nghiên cứu chính thức . 83
    3.5. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUI TUYẾN TÍNH84
    3.5.1. Kiểm định giả thuyết H1 84
    3.5.2. Kiểm định giả thuyết H2, H3 - Các yếu tố CSR, hài lòng ảnh
    hưởng đến cam kết tình cảm 88
    3.5.3. Kiểm định giả thuyết H2, H3 – Các yếu tố CSR, hài lòng ảnh
    hưởng đến cam kết duy trì 92
    3.5.4. Kiểm định giả thuyết H2, H3 – Các yếu tố CSR, hài lòng ảnh
    hưởng đến cam kết quy phạm 95
    3.5.5. Kiểm định giả thuyết H2, H3 – Các yếu tố CSR, hài lòng ảnh
    hưởng đến cam kết giá trị . 99
    CHƯƠNG 4. Ý NGHĨA, HÀM Ý CHÍNH SÁCH . 104
    4.1. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TẠO ĐIỀU KIỆN
    CHO DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN TỐT CSR . 105
    4.2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CSR TẠI CÔNG TY 106
    4.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI . 110
    KẾT LUẬN . 111
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC.

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trách nhiệm xã hội ngày nay là một vấn đề mang tính toàn cầu và hiện
    đã và đang là một phần của “luật chơi” trong nền kinh tế thế giới. Gia nhập
    WTO, Việt Nam phải thực hiện các hiệp định chính, trong đó có Hiệp định
    Hàng rào kỹ thuật thương mại (bao gồm tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội). Trên
    thế giới, các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa không chỉ về chất lượng mà còn
    cả về khía cạnh xã hội.
    Sức cạnh tranh của Việt Nam trong một số ngành công nghiệp trọng
    điểm, chẳng hạn như da giày - dệt may, những ngành vốn thu hút nhiều lao
    động, sẽ được nâng lên rất nhiều nếu thực hiện nghiêm túc các vấn đề liên
    quan đến CSR. Ví dụ, nếu so với Trung Quốc, Việt Nam không thể cạnh tranh
    nổi về mặt bằng giá cả ở một số ngành hàng. Những nếu cộng thêm chất
    lượng, áp dụng hoàn hảo các ứng xử CSR thì Việt Nam không chỉ cân bằng
    được về mặt cạnh tranh giá mà còn tránh được các rủi ro cũng như nguy cơ
    mất khách hàng . Nói một cách đơn giản, CSR là tập hợp những hoạt động có
    trách nhiệm, tập trung vào bốn nhân tố chính phục vụ cho thành công của
    doanh nghiệp là người lao động, môi trường, xã hội và khách hàng, hướng tới
    mục tiêu phát triển bền vững.
    Công ty Cổ phần Dệt may 29-3 Đà Nẵng là một thương hiệu khá quen
    thuộc trên thị trường Đà Nẵng cũng như trên phạm vi cả nước và quốc t ế, là
    một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu có uy tín với sản phẩm khăn bông
    và hàng may mặc, chuyên xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu.
    Việc tiếp cận CSR mới có thể vừa hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh
    lâu bền và đồng thời đóng góp vào việc bảo vệ và cải thiện tiêu chuẩn xã hội,
    tiêu chí xây dựng CSR là trọng tâm trong tổng thể chiến lược kinh doanh
    2
    nhằm thức đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết một cách sáng tạo những
    vấn đề và thách thức trong quá trình kinh doanh và phát triển.
    CSR là khái niệm rộng lớn, thách thức về đo lường. Nhiều nghiên cứu
    về CSR liên quan đến khách hàng, hiệu suất tài chính, hình ảnh, uy tín của
    Công ty, chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ bên ngoài công ty. Rất ít
    nghiên cứu tác động của CSR đến quan hệ nội bộ chẳng hạn như nhân viên,
    cổ đông trong Công ty. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu để kiểm tra tác động
    của CSR đến nhân viên. Bởi vì nhân viên là bên liên quan quan trọng và họ
    đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công tổ chức. Nhận thức của
    nhân viên về đạo đức và trách nhiệm của một tổ chức xã hội có thể ảnh
    hưởng đến thái độ và hiệu suất của họ, do đó sẽ có ảnh hưởng đến tổ chức
    của họ. Luận văn này cung cấp mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của
    Công ty thông qua chỉ số trách nhiệm xã hội đồng thời từ đó tìm hiểu nhận
    thức nhân viên về trách nhiệm xã hội và tác động của CSR đến sự hài lòng
    trong công việc của nhân viên và cam kết với Công ty. Đó là lý do hình
    thành đề tài Nghiên cứu chỉ số trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR),
    Ứng dụng tại Công ty cổ phần Dệt May 29-3.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Để thành công trong việc áp dụng CSR tại Việt Nam, các chủ doanh
    nghiệp triển khai, thực hiện CSR khai thác lao động của họ như việc chấp
    hành pháp luật về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động
    để xây dựng một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và thiện chí với các nhân
    viên kinh doanh. Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
    - Cung cấp các khái niệm về trách nhiệm xã hội (CSR), chỉ số trách
    nhiệm xã hội (CSRI), cũng như ca ́ c yê ́ u tô ́ câ ́ u tha ̀ nh nên kha ́ i niê ̣ m na ̀ y.
    - Đánh giá việc thực hiện trách hiện trách nhiệm xã hội của doanh
    nghiệp thông qua chỉ số trách nhiệm xã hội (CSRI).
    3
    - Qua kết quả đánh giá về việc thực hiện CSR tiến hành đo lường phản
    ứng của nhân viên đối với CSR của Công ty về các khía cạnh: kinh tế, xã hội,
    môi trường và cộng đồng .
    - Điều tra tác động của nhận thức về CSR của nhân viên đến sự hài
    lòng trong công việc và cam kết của Công ty đối với người lao động.
    - Điều tra các mối quan hệ giữa nhận thức về trách nhiệm xã hội, sự hài
    lòng trong công việc và cam kết của Công ty đối với người lao động.
    - Từ kết quả phân tích được giúp các nhà quản lý thiết kế chính sách và
    các chương trình CSR hiệu quả làm cho hình ảnh của Công ty tốt đẹp hơn ,
    tạo lòng trung thành của nhân viên.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng khảo sát nhân viên làm việc trong Công ty CP Dệt may 29-3
    Đà Nẵng.
    Nghiên cứu được tiến hành : điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi, phân
    tích dữ liệu khảo sát cũng như kiểm định thang đo các giải thuyết và mô hình
    nghiên cứu.
    Nghiên cứu này sử dụng phương pháp độ tin cậy Cronbach alpha và
    phân tích các nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS để kiểm
    định thang đo và phương pháp phân tích hồi qui bội để kiểm định mô hình
    nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu trong mô hình.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quát về thực trạng thực hiện trách
    nhiệm xã hội ở Việt nam nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt
    may.
    - Nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ giữa CSR với nhận thức của
    nhân viên, tác động của CSR đến sự hài lòng trong công việc và cam kết của
    4
    Công ty với nhân viên tại Công ty Cổ phần Dệt may 29-3 Đà Nẵng, từ đó đưa
    ra chính sách CSR phù hợp.
    - Nghiên cứu này nhằm xây dựng hình ảnh của một người sử dụng lao
    động có trách nhiệm đối với nhân viên đồng thời động viên, khuyến khích sự
    tham gia của các nhân viên trong các hoạt động xã hội hoặc môi trường cùng
    với Công ty .
    - Nghiên cứu này còn là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về CSR và
    CSRI tại Việt Nam.
    5. Bố cục đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục trong luận
    văn gồm có các chương như sau :
    Chương 1 : Cơ sở lý luâ ̣ n và cơ sở thực tiễn vê ̀ CSR
    Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
    Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cư ́ u
    Chương 4: Ý nghĩa, hàm ý chính sách
    Phần kết luận .
    6. Tổng quan tài liệu
    Tiếng Việt
    Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức. “Trách nhiệm xã hội của doanh
    nghiệp CSR – một số vấn đề lí luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà
    nước đối với CSR ở Việt Nam”. Tác giả đã tiếp cận từ góc độ kinh nghiệm
    quốc tế trong lĩnh vực nhờ đó tác giả thấy được những vấn đề tồn tại mà Việt
    Nam phải đối mặt trong lĩnh vực CSR. Đồng thời đưa ra giải pháp để giải
    quyết các vấn đề tồn tại, đổi mới tư duy quản lý nhà nước.
    Bài viết của THS. Nguyễn Thị Thu Trang “Trách nhiệm xã hội của
    doanh nghiệp” trên trang Doanh nhân 360 (25/08/2008), theo tác giả để hàng
    5
    hóa của Việt Nam có thể cạnh tranh về giá cả hay số lượng với đối thủ cạnh
    tranh thì cần phải có chìa khóa để quản lý doanh nghiệp một cách có trách
    nhiệm với xã hội, doanh nghiệp cần hiểu rõ về CSR mới đem lại tăng trưởng
    bền vững và lợi nhuận lớn hơn.
    Tiếng Anh
    Carroll, A. B. (1979), A three-dimensional conceptual model of
    corporate Performance, Academy of Management Review 1979, Vol.4, No.4,
    497-505. Tác giả đưa ra mô hình khái niệm mô tả toàn diện các khía cạnh
    thiết yếu của hoạt động xã hội của doanh nghiệp. Đồng thời giải đáp các câu
    hỏi : (1) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm những thành phần
    nào? (2) Tổ chức phải giải quyết các vấn đề xã hội như thế nào (3) Mô hình
    của tổ chức đáp ứng xã hội là gì?
    Duygu Turker (2008) “Measuring Corporate Social Responsibility:A
    Scale Development Study”. Mục đích của nghiên cứu này là để cung cấp một
    nguồn gốc, giá trị, và sự đo lường đáng tin cậy của CSR phản ánh trách nhiệm
    của một doanh nghiệp với các bên liên quan khác nhau. Dữ liệu được thu thập
    từ 269 chuyên gia kinh doanh làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các kết quả phân tích
    cung cấp một cấu trúc bốn chiều của CSR, bao gồm cả trách nhiệm xã hội cho
    các bên liên quan, nhân viên, khách hàng, và chính phủ.
    Sean Valentine, Gary Fleischman (2007) “Ethics Programs, Perceived
    Corporate Social Responsibility and Job Satisfaction “.Tác giả sử dụng thông
    tin khảo sát thu thập từ 313 chuyên gia kinh doanh, và đề xuất nhận thức trách
    nhiệm xã hội của doanh nghiệp là trung gian hòa giải các mối quan hệ tích cực
    giữa luật đạo đức và việc làm hài lòng. Kết quả chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội
    của doanh nghiệp hoàn toàn hoặc một phần làm trung gian tích cực liên kết
    giữa bốn biến của chương trình đạo đức và sự hài lòng công việc cá nhân, cho
    thấy rằng các công ty có thể tốt hơn nếu quản lý nhận thức đạo đức của nhân
    6
    viên và thái độ làm việc với nhiều chính sách, một cách tiếp cận xác nhận
    trong các tài liệu đạo đức.
    Yungchih George Wang (2011) “Corporate Social Responsibility and
    Stock Performance Evidence from Taiwan”. Nghiên cứu này nhằm mục đích
    thực nghiệm khám phá tác động của việc thực hiện CSR trên hiệu suất cổ
    phiếu. Đối với mục đích nghiên cứu này, xây dựng một chỉ số CSR của địa
    phương (CSRI) dựa trên hai ý tưởng, đầu tư có trách nhiệm với xã hội (SRI)
    và doanh nghiệp đóng góp cho các bên liên quan. Lấy mẫu dữ liệu từ thị
    trường chứng khoán Đài Loan và Đài Loan Tạp chí Kinh tế cho khoảng thời
    gian 2001-2009, ba danh mục đầu tư CSR dựa trên CSRI (cao, trung bình và
    thấp) được xây dựng để kiểm tra chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Phát hiện
    chính tiết lộ rằng việc thực hiện CSR có một tác động tích cực đáng kể về
    hiệu suất cổ phiếu.
    7
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ ̀ TRA ́ CH NHIÊ ̣ M XA ̃ HÔ ̣ I
    CỦA DOANH NGHIỆP , XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ
    GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) CỦA DOANH
    NGHIỆP
    1.1.1.Các khái niệm căn bản về CSR
    a. Lịch sử phát triển của khái niệm về CSR
    Khái niệm CSR có một lịch sử lâu dài và luôn thay đổi, đi nhiều qua
    các thời kỳ. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, định nghĩa về CSR
    cũng thay đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tế. Theo Carroll (1999), sự tiến
    hóa của CSR được phân loại thành các giai đoạn sau đây: khái niệm, bùng nổ,
    phát triển, và mở rộng.
    Khái niệm
    Đây là giai đoạn hình thành khái niệm về CSR. Giai đoạn này chú trọng
    cả hai bản qui phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh
    được nhấn mạnh trong môi trường kinh doanh. Hoạt động từ thiện và phúc lợi
    của Công ty cũng xuất hiện trong giai đoạn này. Cho tới năm 1953
    H.R.Browen đưa ra khái niệm về CSR trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội
    của các doanh nhân” của ông. Bowen định nghĩa CSR là nghĩa vụ của thương
    nhân theo đuổi các chính sách để đưa ra quyết định hoặc những hành động
    cần thiết về các mục tiêu và các giá trị cho xã hội. Định nghĩa của Bowen tạo
    ra một cuộc thảo luận sâu sắc về CSR trong nửa đầu của thế kỷ XX. Bởi vì
    nghiên cứu có ảnh hưởng sâu rộng của Bowen, ông đã được trao danh hiệu:
    "Cha đẻ của CSR" (Caroll 1999).
    Các học giả khác cũng xem xét CSR là một trong những mục tiêu quan
    trọng cho các doanh nghiệp. Peter Drucker là một trong những người đầu

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng việt
    [1] Lê Thảo Chi (2008), “Doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng như
    thế nào”, Sài gòn giải phóng, các số ngày 4-6/10/2008.
    [2] Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, “Trách nhiệm xã hội của doanh
    nghiệp CSR – một số vấn đề lí luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý
    nhà nước đối với CSR ở Việt Nam”.
    [3] THS. Nguyễn Thị Thu Trang (2008), “Trách nhiệm xã hội của doanh
    nghiệp”, Doanh nhân 360 (25/08/2008).
    Tiếng Anh
    [1] Alin Stancu , Georgiana Florentina Grigore and Mihai Ioan Rosca (2011)
    “The Impact of Corporate Social Responsibility on Employees”.
    [2] Allen, N. J., & Meyer, J. P. (1996), "Affective, continuance, and
    normative commitment to the organization: An examination of
    construct validity”, Journal of Vocational Behavior, 252-276.
    [3] Backhaus, K., Stone, B., & Heiner, K. (2002), “Exploring the relationship
    between corporate social performance and employer attractiveness”,
    Business & Society, 41, 292-318.
    [4] Bhattacharya, C.B. and Sen, S (2004), Doing better at doing good: When,
    why, and how consumers respond to corporate social initiatives,
    California Management Review. 47, 9-24
    [5] Brammer, S., Millington, A., & Rayton, B. (2007), The contribution of
    corporate social responsibility to organisational commitment,
    International Journal of Human Resource Management, 18 (10),
    1701-1719.
    [6] Carroll Archie (1999), “Corporate social responsibility: evolution of a
    definitional construct”, Business & Society.
    [7] Carroll, A. B. (1979), A three-dimensional conceptual model of corporate
    Performance, Academy of Management Review.
    [8] Chieh-Peng Lin (2009), Modeling Corporate Citizenship, Organizational
    Trust, and Work Engagement Based on Attachment Theory.
    [9] Clarkson, M. (1995), A stakeholder framework for analysing and
    evaluating corporate social performance. Academy of Management
    Review, 20 (1), 92-117.
    [10] Cribbin, J. J. (1972), Effective managerial leadership, New York:
    American Management Association Inc.
    [11] Dahlsrud, A. (2008), How corporate social responsibility is defined: An
    analysis of 37 definitions, Corporate Social Responsibility and
    Environmental Management.
    [12] Davis, K. (1973), The case for and against business assumption
    of social responsibilities, Academy of Management Journal, 16(2),
    312-322.
    [13] Davis, K: (1960), „Can Business Afford to Ignore Social
    Responsibilities?‟, California Management Review, 2(3),70–76.
    [14] Duygu Turker (2008), How Corporate Social Responsibility Influences
    Organizational Commitment.
    [15] Duygu Turker (2008), “Measuring Corporate Social Responsibility:A
    Scale Development Study”.
    [16] Eells, R and C.Walton(1961), Conceptual Foundations of Business
    (Richard Irwin, Homewood, IL).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...