Tiến Sĩ Nghiên cứu chỉ số Tei bằng doppler mô trên bệnh nhân bệnh cơ tim giãn (FULL TEXT)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II
    NĂM 2011

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Suy tim là trạng thái bệnh lý thường gặp, hậu quả của rất nhiều bệnh lý khác nhau, là vấn đề quan trọng vì tỉ lệ hiện mắc và mới mắc hiện nay vẫn đang gia tăng. Các nghiên cứu ở bệnh cơ tim giãn cho thấy suy tim là trạng thái xấu dần với 20 - 40% tử vong trong vòng 5 năm sau khi khởi bệnh. Các nghiên cứu khác chứng minh suy tim xung huyết tiến triển (NYHA IV) có tỉ lệ tử vong hằng năm là 40 - 50%.() Khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa kỳ về suy tim mạn năm 2005 cho thấy khoảng 20 - 60% bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu tương đối hoặc bình thường nhưng có rối loạn chức năng tâm trương. Vì vậy phát hiện sớm suy tim ở bệnh nhân bệnh cơ tim giãn có ý nghĩa quan trọng trong tiên lượng và điều trị.
    Một vần đề quan trọng trong đánh giá suy tim là sự nhận biết về rối loạn chức năng thất trái không triệu chứng đi trước suy tim có triệu chứng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy điều trị rối loạn không triệu chứng làm cải thiện đáng kể diễn tiến bệnh, làm chậm khởi phát suy tim có triệu chứng và giảm tử suất.()
    Siêu âm tim là phương pháp đánh giá chức năng thất không xâm nhập, dễ làm lại, ít nguy hiểm, tương đối ít tốn kém. Siêu âm tim 2D và doppler có độ tin cậy cao, được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng trong đánh giá chức năng tâm thu và tâm trương thất trái. Tuy nhiên phương pháp đánh giá chức năng tim kinh điển này chỉ đánh giá riêng chức năng tâm thu hoặc chức năng tâm trương. Vấn đề đặt ra là cần có một phương pháp đánh giá toàn bộ chức năng tâm thu lẫn tâm trương vì hai chức năng này có tương quan mật thiết với nhau. Năm 1995, Tei và cộng sự lần đầu tiên đưa ra phương pháp đánh giá chức năng toàn bộ thất trái gọi là chỉ số hiệu suất cơ tim MPI (myocardial performance index), hay chỉ số Tei. Chỉ số được tính bằng tổng thời gian co và giãn đồng thể tích chia cho thời gian tống máu. Chỉ số Tei được đánh giá cao trong thực hành lâm sàng tim mạch và đã được chứng minh có liên quan đến mức độ nặng nhẹ của bệnh, tỉ lệ tử vong trong các bệnh suy tim, bệnh cơ tim giãn, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim
    Chỉ số Tei trên doppler qui ước, các khoảng thời gian co và giãn đồng thể tích, thời gian tống máu được đo bằng khoảng nghỉ của các sóng của dòng chảy qua van 2 lá và qua van động mạch chủ, trên doppler mô khoảng thời gian co và giãn đồng thể tích, thời gian tống máu được đo trực tiếp trên sự co giãn của cơ tim, do đó chỉ số Tei ít bị ảnh hưởng bởi gánh và ưu điểm thứ 2 là đo chỉ số Tei bằng doppler mô chỉ đo trên 1 chu kỳ tim trong khi đó trên doppler qui ước cần phải đo trên 2 chu kỳ tim khác nhau do đó trên doppler mô ít bị ảnh hưởng bởi tần số tim. Như vậy, chỉ số Tei hay chỉ số hiệu suất cơ tim MPI đo bằng doppler mô ít ảnh hưởng bởi gánh hơn, ít bị ảnh hưởng bởi tần số tim hơn trên doppler qui ước. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ số Tei có điểm cắt cao hơn và như vậy nó chính xác hơn, nhạy hơn Tei qui ước trong đánh giá chức năng toàn bộ cơ tim. Với các ưu điểm này chỉ số Tei đo bằng doppler mô ngày càng được nghiên cứu ứng dụng nhiều hơn trên lâm sàng.
    Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng chỉ số Tei bằng dopler mô trong đánh giá chức năng thất về các bệnh như suy tim, tăng áp phổi, tăng huyết áp nguyên phát, nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim giãn .
    Tại Việt nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu chỉ số Tei đánh giá chức năng thất ở các bệnh nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp nguyên phát, đái đường, bệnh cơ tim giãn . nhưng nghiên cứu chỉ số Tei bằng doppler mô thì cũng còn ít, chưa thấy đề tài nghiên cứu chỉ số Tei bằng doppler mô trên bệnh cơ tim giãn, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chỉ số Tei bằng doppler mô trên bệnh nhân bệnh cơ tim giãn”, với mục tiêu sau đây:
    1. Khảo sát biến đổi chỉ số Tei bằng doppler mô ở bệnh nhân bệnh cơ tim giãn.
    2. Tìm hiểu mối tương quan của chỉ số Tei bằng doppler mô với một số chỉ số đánh giá hình thái, chức năng tâm thu, tâm trương thất trái.
    3. Tìm hiểu mối tương quan của chỉ số Tei đo bằng doppler mô với chỉ số Tei đo bằng doppler qui ước
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    Hồ Thượng Dũng, Đặng Vạn Phước (2001), “Suy tim tâm trương: Cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán và điều trị”, Suy tim trong thực hành lâm sàng, NXB Y học, tr. 89-131
    Phạm Tử Dương (1991), “Suy tim”, Bài giảng bệnh học nội khoa sau đại học, Tập 1, tr. 46-55
    Phạm Tử Dương, Phạm Nguyên Sơn (2006), Suy tim, NXB Y học Hà Nội.
    Vũ Đình Hải, Nguyễn Thị Trúc, Trần Đỗ Trinh, Phạm Nguyễn Vinh, “Phân độ suy tim”, Khuyến cáo xử trí các bệnh lý tim mạch chủ yếu ở Việt Nam, tr. 70-82
    Harrison (2000), “Các bệnh cơ tim”, Các nguyên lý y học nội khoa, Tập 3, NXB Y học, tr. 247-256
    Harrison (2000), “Suy tim”, Các nguyên lý y học nội khoa, Tập 3, tr. 96-102
    Nguyễn Thanh Hiền, “Suy tim sung huyết”, Thời sự chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, tr. 293-306
    Châu Ngọc Hoa, Đặng Vạn Phước (2001), “Dịch tể học suy tim”, Suy tim trong thực hành lâm sàng, NBX Y học, tr. 11-13
    Hoàng Thị Thanh Hoà (2005), Nghiên cứu chỉ số Tei trong đánh giá chức năng thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng siêu âm Doppler tim, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Huế.
    Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Gia Khải (2004), “Nghiên cứu chỉ số Tei thất trái ở người lớn bình thường”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, (39), tr. 12-17
    Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Gia Khải (2005), “Khảo sát chỉ số Tei ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, (43), tr. 16-22
    Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải (2005), “Nghiên cứu giá trị của chỉ số Tei trong đánh giá chức năng thất trái và dự báo suy tim ứ huyết ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, (44), tr. 15-20
    Hội tim mạch học Việt Nam (2006), “Chẩn đoán, điều trị suy tim”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá giai đoạn 2006-2010, tr. 255-266
    Hội tim mạch học Việt Nam (2006), “Áp dụng lâm sàng siêu âm tim”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá giai đoạn 2006-2010, tr. 435-450
    Nguyễn Phú Kháng (2005), “Siêu âm tim mạch”, Lâm sàng tim mạch, NXB Y học TP. Hồ Chí Minh, tr.48-66
    Nguyễn Phú Kháng (2005), “Suy tim mạn tính”, Lâm sàng tim mạch, NXB Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 135-138
    Nguyễn Phú Kháng (2005), “Bệnh cơ tim tiên phát”, Lâm sàng tim mạch, NXB Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 212-218
    Nguyễn Thế Khánh (1991), “Bệnh cơ tim”, Bài giảng bệnh học nội khoa sau đại học, Tập 1, tr. 35-45
    Huỳnh Văn Minh, “Bệnh cơ tim giãn”, Giáo trình sau đại học Bệnh lý tim mạch, Tập 1, tr. 11-13
    Huỳnh Văn Minh (2007), “Suy tim”, Bài giảng nội tim mạch, Tập 3, tr. 1-18
    Thạch Nguyễn 2001 “Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch” NXB Y học Hà nội 2001, tr 223 - 240
    R.Rullière, “Bệnh cơ tim nguyên phát không tắt nghẽn”, Bệnh học tim mạch, NXB Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 259-261
    R.Rullière, “Siêu âm tim”, Bệnh học tim mạch, NXB Y học, tr. 31-38
    R.Rullière, “Suy tim”, Bệnh học tim mạch, tr. 411-431
    Nguyễn Văn Trí, Đặng Vạn Phước (2001), “Chẩn đoán suy tim”, Suy tim trong thực hành lâm sàng. NXB Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 33-63
    Trường Đại học Y khoa Huế (2006), “Chu kỳ hoạt động của tim”, Tài liệu ôn thi Sinh lý học, tr. 14-18
    Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (1991), “Sinh lý hệ tim mạch”, Sinh lý học y khoa, tr. 52-58
    Phạm Nguyễn Vinh (2001), “Điều trị suy tim”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Tập 2, NXB Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 125-132
    Phạm Nguyễn Vinh (2001), “Khảo sát chức năng của tim mạch bằng siêu âm TM, 2D và Doppler”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Tập 2, NXB Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 153-162
    Phạm Nguyễn Vinh (2001), “Bệnh cơ tim giãn nở”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Tập 2, NXB Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 257-265
    Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Lịch sử siêu âm tim”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Tập 1, NXB Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 13-14
    Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Kĩ thuật khám nghiệm bằng Echo”, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Tập 1, NXB Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 15-35
    Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Siêu âm tim”, Bệnh học tim mạch, NXB Y học TP Hồ Chí Minh, tr. 83-93
    Nguyễn Lân Việt (2007), Thực hành bệnh tim mạch , NXB Y học Hà nội – 2007 tr 429 - 436
    Nguyễn Anh Vũ (2003), Nghiên cứu chức năng của thất trái bằng phương pháp Siêu âm tim và Doppler dòng chảy qua van động mạch chủ và van 2 lá ở bệnh nhân Basedow, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Huế.
    Nguyễn Anh Vũ (2007), “Đánh giá chức năng thất và huyết động bằng siêu âm Doppler”, Siêu âm tim, NXB Y học, tr. 145-160
    Nguyễn Anh Vũ, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Hải Thuỷ, Phạm Như Thế, Phạm Khắc Lâm (2001), “Một số biến đổi huyết động của tim do cường giáp trên siêu âm Doppler”, Kỷ yếu toàn văn Hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ nhất, tr. 135-138
    Nguyễn Anh Vũ, Phạm Như Thế (2001), “Nghiên cứu so sánh phương pháp đo thất trái trên siêu âm M-Mode và hai bình diện”, ”, Kỷ yếu toàn văn Hội nghị tim mạch miền Trung mở rộng lần thứ nhất, tr. 149-154
    Lê Thị Yến, Huỳnh Văn Minh, Phạm Như Thế (2007), “Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bằng siêu âm tim”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, (47), tr. 609-618
    TIẾNG ANH
    Akpinar O, Bozkurt A, Acarturk, E F.E.S.C.¸ ukurova University, School of Medicine, Department of Cardiology, Adana, Turkey (2007), “Reliability of Doppler Methods in the Evaluation of the Left Ventricular Systolic Function in Patients with Idiopathic Dilated Cardiomyopathy”
    1. Arnlov J, Ingelsson E, Riserus U, Andren B, Lind L (2004), “Myocardial performance index, a Doppler-derived index of global left ventricular function, predicts congestive heart failure in elderly men”, European Heart Journal, 25(24), pp. 2220-2225.
    2. Barberato, S.H, Pecoits Filho R (2006), “Influence of preload reduction on Tei index and other Doppler echocardiographic parameters of the left ventricular function”, Ariquivos Brasileiros de Cardiologia, 86(6), pp. 425-431.
    3. Bruch C, Schmermund A, Marin D, Ktaz M, Bartel T, Schaar J, Erbel R (2000), “Tei-Index in patients with mild-to-moderate congestive heart failure”, European Heart Journal, 21(22), pp. 1888-1895.
    4. Bruch C, Schmermund A, Dagres N, Latz M, Bartel T, Erbel R (2002), “Tei index in symptomatic patients with primary and secondary mitral regurgitation”, The International Journal of Cardiovascular Imaging, 18(2), pp. 101-110.
    5. Brucks S, Little W.C, Chao T, Kitzman D.W, Wesley-Farrington D, Gandhi S, Shihabi Z.K (2005), “Contribution of Left Ventricular Diastolic Dysfunction to Heart Failure Regardless of Ejection Fraction”, American Journal of Cardiology, 95, pp. 603-606.
    6. Dahm J.B, Hummel A, Kuon E, Voelzke H, Vogelgesang D (2002), “Doppler Echocardiography in Dilated Cardiomyopathy: Diastolic and Combined Systolic/ Diastolic Parameters Offer More Detailed Information on Left Ventricular Global Dysfunction than Systolic Parameters”, Journal of Clinical and Basic Cardiology, 5(2), pp. 189-192.
    7. Rossi Dujardin K.S, Tei C, Yeo T.C, Hodge D.O, Rossi A, Seward J.B (1998), “Prognostic Value of a Doppler Index Combining Systolic and Diastolic Performance in Idiopathic-Dilated Cardiomyopathy”, American Journal of Cardiology, 82, pp. 1071-1076.
    8. Duncan A.M, Francis D.P, Henein M.Y, Gibson D.G (2003), “Limitation of Cardiac Output by Total Isovolumic Time during Pharmacologic Stress in Patients with Dilated Cardiomyopathy”, Journal of the American College of Cardiology, 41(1), pp. 121-128.
    9. Duncan A.M, Francis D.P, Henein M.Y, Gibson D.G (2004), “Importance of left ventricular activation in determining myocardial performance (Tei) index: comparison with total isovolumic time”, International Journal of Cardiology, 95(2), pp. 211-217
    10. Duzenli ã Kurtulus Ozdemir ã Nazif AygulAhmet Soylu ã Meryem Ulku Aygul ã Hasan Gök
    “Comparison of myocardial performance index obtained either by conventional echocardiography or tissue Doppler echocardiography in healthy subjects and patients with heart failure”
    11. Eto G, Ishii M, Tei C, Tsutsumi T, Akagi T, Kato H, “ Assessment of global left ventricular function in normal children with dilated cardiomyopathy” Depatment of Pediatrics and the Cardiovascular research Institute, Kurume University School of Medicine, Japan
    12. Garcia M.J, Thomas J.D, Klein A.L (1998), “New Doppler Echocardiographic Applications for the Study of Diastolic Function”, Journal of the American College of Cardiology, 32(4), pp. 865-875.
    13. Hong Y.J, Park J.C, Rhew J.Y, Lee S.H, Park O.Y, Jung W.K, Lee S.R, Yum J.H, Kim J.H, Kim W, Ahn Y.K, Jeong M.H, Cho J.G, Kang J.C (2003), “Long-term Clinical Outcomes and Prognostic Factors in Idiopathic Dilated Cardiomyopathy”, Chonnam Medical Journal, 39(2), pp. 66-72
    14. John Sutton M.ST, Wiegers S.E (2000), “The Tei Index – a role in the diagnosis of heart failure”, European Heart Journal, 21, pp. 1822-1824.
    15. Khouri S.J, Maly G.T, Suh D.D, Walsh T.E (2004), “A Practical Approach to the Echocardiographic Evaluation of Diastolic Function”, Journal of the American Society of Echocardiolography, 17, pp. 290-297.
    16. Koga T, Athayde N, Trudinger B (2003), “A New Ultrasound Technique to Measure the Isovolumetric Contraction Time as an Index of Cardiac Contractility: Fetal Lamb Validation”, Journal of the Society for Gynecologic Investigation, 10, pp. 194-199
    17. LaCorte J.C, Cabreriza S.E, Rabkin D.G, Printz B.F, Coku L, Weinberg A, Spotnitz W.M (2003), “Correlatin of the Tei index with invasive measurements ventricular function in a porcine model”, Journal of the American Society of Echocardiography, 16, pp. 442-447.
    18. Lavine S.J (2006), “Effect of changes in contractility on the index of myocardial performance in the dysfunctional left ventricle”, Cardiovascular Ultrasound, 4, pp. 45-58.
    19. Lee B.R, Chae C.C, Kim Y.L, Han J.Y, Park Y.W, Kwak D.H, Jung E.R, Kim Y.M, Park H.S, Cho Y.K, Jun J.E, Park W.H (2001), “The Influence of Changes in Preload on Tei index”, Journal of the Korean Society of Echocardiography, 9(1), pp. 25-30.
    20. Massel D, Sud S, Mahim A, Melendez L, Suskin N, Dias B (2003), “The Echocardiographic Tei index in Aortic Stenosis”, The Canadian Journal of Cardiology
    21. Matthew R, G Taylor, Elisa Carniel, Lía Mestroni, “ Familial dilated cardiomyopathy”
    22. McMahon C.J, Nagueh S.F, Eapen R.S, Dreyer W.J, Finkelshtyn I, Cao X, Eidem B.W, Bezold L.I, Denfield S.W, Towbin J.A, Pignatelli R.H (2004), “Echocardiographic predictors of adverse clinical events in children with dilated cardiomyopathy: a prospective clinical study”, Heart, 90(8), pp. 908-915.
    23. Mottram P.M, Marwick T.H (2005), “Assessment of diastolic function: what the general cardiologist needs to know”, Heart, 91, pp. 681-695.
    24. Nurgul K, Sezai Y, Nuri K, Ismet D (2005), “Modified Tei Index: A Promising Parameter in Essential Hypertension”, Echocardiography – Jnl Cardiovascular Ultrasound & Allied Techniques, 22(4), pp. 296-304.
    25.
    S R Ommen, R A Nishimura “A clinical approach to the assessment of left ventricular diastolic function by Doppler echocardiography” heart, 2003
    26. Shin W.Y, Kwak S.Y, Park S.C, Kim C.H, Lee K.H, Choi T.M, Hyon M.S, Kim S.K, Kwon Y.J (1998), “Evaluation of Left Ventricular Function using New Index in Echocardigraphy”, Journal of the Korean Society of Echocardiography, 6(2), pp. 152-158.
    ¨
    27. Sohn I.S, Kang H.S, Kim S.J, Choue C.W, Kim K.S, Song J.S, Bae J.H (2005), “Tissue Doppoler Image-Derived Myocardial Performance (Tei Index as a Simple Assessment of Global Cardiac Function in Adults”, Korean Circulation Journal, 35(4), pp. 315-321.
    28. Steven J Lavine* “Effect of changes in contractility on the index of myocardial
    performance in the dysfunctional left ventricle”
    Department of Medicine, Division of Cardiology, Wayne State University and University of Florida/Jacksonville, Detroit, Michigan and Jacksonville, Florida, USA
    29. Su H.M, Lin T.H, Voon W.C, Lee K.T, Chu C.S, Lai W.T, Sheu S.H (2006), “Differentiation of left ventricular diastolic dysfunction, identification of pseudonormal/ restrictive mitral inflow pattern and determination of left ventricular filling pressure by Tei index obtained from tissue Doppler echocardiography”, Echocardiography, 23(4), pp. 287-294
    30. Tan H.W, Li L, Zhang W, Ma Z.Y, Zhong X.Z, Zhang Y (2006), “Effect of cilnidipine on left ventricular function in hypertensive patiens as assessed tissue Doppler Tei index”, Journal of Human Hypertension (20), pp. 618-624.
    31. Tei C, Ling L.H, Hodge D.O, Bailey K.R, Oh J.K, Rodeheffer R.J, Tajik A.J, Seward J.B (1995), “New index of combined systolic and diastolic myocardial performance: a simple and reproducible measure of cardiac function – a study in normals and dilated cardiomyopathy”, Journal of Cardiology, 26(6), pp. 357-366
    32. Tei C, Dujardin K.S, Hodge D.O, Kyle R.A, Tajik A.J, Seward J.B (1996), “Doppler index combining systolic and diastolic myocardial performance: clinical value in cardiac amyloidosis”, Journal of American College of Cardiology, 28(3), pp. 658-664
    33. Tekten T, Onbasili A.O, Ceyhan C, Unal S, Discigil B (2003), “Value of Measuring Myocardial Performance Index by Tissue Doppler Echocardiography in Normal and Diseased Heart”, Japan Heart Journal, 44(3), pp. 403-416
    30. Tarkan TEKTEN 1, MD, Alper O. ONBASILI 1, MD, Ceyhun CEYHAN 1, MD, Selim ÜNAL 1, MD, and Berent DISCIGIL 2, MD
    “Value of Measuring Myocardial Performance Index by Tissue Doppler Echocardiography in Normal and Diseased Heart”
     
Đang tải...