Tiến Sĩ Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam ơn
    Lời cam đoan
    Danh mục từ viết tắt
    Mục lục
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu
    Danh mục các hình
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Giải phẫu, sinh lý của phúc mạc 3
    1.2. Giải phẫu bệnh và sinh lý bệnh của tắc ruột sau mổ . 5
    1.3. Chẩn đoán tắc ruột sau mổ . 10
    1.4. Chỉ định điều trị tắc ruột sau mổ 20
    1.5. Kết quả của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ . 36
    1.6. Các yếu tố liên quan đến kết quả . 41
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 43
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 43
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 43
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
    3.1. Đặc điểm chung . 61
    3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và chỉ định phẫu thuật . 66
    3.3. Kết quả của PTNS điều trị tắc ruột sau mổ 70
    3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố với kết quả phẫu thuật . 76
    3.5. Kết quả lâu dài . 88
    Chương 4. BÀN LUẬN 90
    4.1. Đặc điểm của bệnh nhân và bệnh lý tắc ruột . 90
    4.2. Chỉ định phẫu thuật theo đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng của
    bệnh lý tắc ruột 96

    4.3. Kết quả của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ . 105
    4.4. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả của phẫu thuật nội soi 111
    4.5. Bàn luận về kết quả lâu dài của PTNS điều trị TRSM 119
    4.6. Hạn chế của nghiên cứu . 122
    KẾT LUẬN 123
    KIẾN NGHỊ . 125
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN
    QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Trang
    Bảng 3.1. Số lần điều trị tắc ruột trong tiền sử 62
    Bảng 3.2. Số lần phẫu thuật điều trị tắc ruột sau mổ trong tiền sử 63
    Bảng 3.3. Bệnh lý được phẫu thuật gần nhất 63
    Bảng 3.4. Các đường mở bụng trong lần mổ trước 65
    Bảng 3.5. Triệu chứng chung lúc vào viện . 66
    Bảng 3.6. Đặc điểm của hình ảnh X quang trước mổ . 67
    Bảng 3.7. Đặc điểm của hình ảnh siêu âm bụng trước mổ . 67
    Bảng 3.8. Các hình thức chỉ định phẫu thuật nội soi 69
    Bảng 3.9. Các hình thái tổn thương ghi nhận trong mổ 70
    Bảng 3.10. Thời gian phẫu thuật . 70
    Bảng 3.11. Tai biến trong mổ 71
    Bảng 3.12. Nguyên nhân phải mở đường mổ nhỏ phối hợp <5cm . 72
    Bảng 3.13. Nguyên nhân phải chuyển mổ mở 73
    Bảng 3.14. Biến chứng sau mổ . 75
    Bảng 3.15. Phân loại kết quả phẫu thuật nội soi . 75
    Bảng 3.16. Liên quan giữa các yếu tố tiền sử với thời gian phẫu thuật 76
    Bảng 3.17. Liên quan giữa các yếu tố lâm sàng với thời gian phẫu thuật 78
    Bảng 3.18. Liên quan giữa các yếu tố cận lâm sàng với thời gian phẫu thuật 79
    Bảng 3.19. Liên quan giữa các yếu tố trong mổ với thời gian phẫu thuật 80
    Bảng 3.20. Liên quan giữa yếu tố tiền sử và thành công của PTNS 81
    Bảng 3.21. Liên quan giữa cơ quan phẫu thuật và đường mổ trước đó với
    thành công của PTNS 82
    Bảng 3.22. Liên quan giữa bệnh cảnh tắc ruột và thành công của PTNS . 83


    Bảng 3.23. Liên quan giữa thời gian đau trước mổ với thành công của PTNS84
    Bảng 3.24. Liên quan giữa triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc trước mổ
    và thành công của PTNS . 84
    Bảng 3.25. Liên quan giữa triệu chứng điểm đau khu trú trước mổ và
    thành công của PTNS 85
    Bảng 3.26. Liên quan giữa đường kính quai ruột trên siêu âm và thành
    công của PTNS 85
    Bảng 3.27. Liên quan giữa chỉ số dính và tổn thương dính với thành công
    của PTNS . 86
    Bảng 3.28. Liên quan giữa tổn thương có chỉ định cắt ruột và tai biến
    trong mổ với thành công của PTNS 87
    Bảng 3.29. Theo dõi sau ra viện tại thời điểm 6 tháng . 88
    Bảng 3.30. Theo dõi sau ra viện tại thời điểm 1 năm . 88
    Bảng 3.31. Theo dõi sau ra viện tại thời điểm 2 năm . 89




    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Trang
    Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới tính . 61
    Biểu đồ 3.2. Số lần phẫu thuật bụng trong tiền sử 62
    Biểu đồ 3.3. Thời gian từ lần phẫu thuật cuối cùng đến khi vào viện 64
    Biểu đồ 3.4. Thể lâm sàng của tắc ruột . 68
    Biểu đồ 3.5. Thời gian từ khi khởi phát đau đến khi vào viện . 68
    Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thành công . 73

















    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Trang
    Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt cơ chế bệnh sinh quá trình hình thành dính 9
    Hình 1.2. Hình ảnh lát cắt siêu âm qua phần trung tâm của bụng bằng đầu dò
    tuyến tính cho thấy một quai ruột non giãn lớn (đầu mũi tên) với niêm mạc
    dày lên kèm theo dịch tự do ổ bụng (mũi tên) . 15
    Hình 1.3. Một bệnh nhân nữ 60 tuổi với hội chứng tắc ruột trên lâm sàng . 16
    Hình 1.4. Tắc ruột non do dính sau mổ . 18
    Hình 1.5. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán và điều trị bệnh nhân tắc ruột sau mổ 25
    Hình 2.1.Hệ thống máy nội soi . 47
    Hình 2.2. Dụng cụ phẫu thuật nội soi . 48
    Hình 2.3. Chỉ số dính trong ổ phúc mạc (PAI) . 56











    1



    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Tắc ruột sau mổ (TRSM) là một biến chứng thường gặp trong phẫu thuật
    vùng bụng và việc điều trị hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các số liệu
    gần đây cho thấy 93 - 100% bệnh nhân đã được phẫu thuật vùng bụng sẽ hình
    thành dính sau mổ. Nguy cơ tắc ruột ở những bệnh nhân được phẫu thuật
    vùng bụng thay đổi từ 0,3% đến 10,7% [52], [59].
    Theo y văn, tắc ruột sau mổ hiện tại vẫn chiếm đa số các trường hợp
    (70 -80%) tắc ruột và có thể xảy ra sau nhiều loại phẫu thuật vùng bụng khác
    nhau. Theo Cox, các loại phẫu thuật chiếm tỷ lệ hàng đầu trong các trường
    hợp tắc ruột sau mổ là cắt ruột thừa (23%), cắt đại trực tràng (21%), can thiệp
    sản khoa (12%) và có 24% các trường hợp được phẫu thuật vùng bụng nhiều
    lần [43].
    Chỉ định phương pháp điều trị tắc ruột sau mổ dựa trên các biểu hiện lâm
    sàng và cận lâm sàng cũng như tiền sử phẫu thuật. Điều trị nội khoa tắc ruột
    sau mổ được chỉ định trong hơn 80% trường hợp và có tỉ lệ thành công
    70-85% [126]. Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại
    hoặc tắc ruột có biểu hiện của nghẹt, xoắn, hoại tử ruột [122]. Trong đó, phẫu
    thuật mở vẫn được xem là phương pháp điều trị chủ yếu của tắc ruột sau mổ.
    Tuy nhiên, phẫu thuật mở lại gây tổn thương thêm cho phúc mạc, làm tăng
    nguy cơ hình thành dính và tắc ruột tái phát. Số liệu thống kê cho thấy 10 -
    30% bệnh nhân bị tắc ruột trở lại khi được điều trị bằng phương pháp mổ mở
    và được chỉ định mổ lại lần hai [28].
    Phẫu thuật nội soi ổ bụng (PTNS) điều trị tắc ruột do dính sau mổ
    được thực hiện lần đầu tiên bởi Bastug năm 1991. Sau đó, phẫu thuật này
    ngày càng được các phẫu thuật viên chấp nhận và sử dụng vì ưu điểm ít
    xâm hại, hậu phẫu nhẹ nhàng, ít biến chứng, hồi phục nhanh và thời gian
    nằm viện ngắn [88]. 2



    Ở Việt Nam, phương pháp này đã được thực hiện lần đầu tiên bởi
    Nguyễn Hoàng Bắc từ năm 2001 [2]. Tại Bệnh viện Trung Ương Huế,
    trường hợp phẫu thuật điều trị tắc ruột do dính sau mổ đầu tiên bằng phương
    pháp nội soi được thực hiện vào năm 2007 và ngày càng được áp dụng rộng
    rãi trong điều trị.
    Việc lựa chọn phương pháp điều trị tắc ruột sau mổ thường phụ thuộc
    nhiều yếu tố khác nhau. Năm 2014, Sallinen V và cs tiến hành lần đầu tiên một
    nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm so sánh kết quả của phẫu thuật
    nội soi và phẫu thuật mở bụng điều trị tắc ruột sau mổ để qua đó đưa ra các chỉ
    định của phẫu thuật nội soi đồng thời đánh giá kết quả lâu dài sau mổ; nghiên
    cứu đang được thực hiện và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2018 [120]. Ở nước ta
    cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tính khả thi cũng như kết quả
    sớm của phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc ruột do dính sau mổ. Tuy nhiên,
    đa số tác giả đều chưa nghiên cứu hệ thống về chỉ định và đánh giá kết quả
    xa của phương pháp này.
    Chính vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chỉ
    định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ” với
    hai mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu chỉ định của phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ.
    2. Đánh giá kết quả và xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả
    phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ tại bệnh viện Trung ương Huế.
     
Đang tải...