Luận Văn Nghiên cứu chỉ định và các biến chứng sớm của mở khí quản tại Huế

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Mở khí quản là mở một lỗ ở ống khí quản (đoạn cổ) và đặt một ống thông làm cho đường hô hấp thông ra ngoài da, bệnh nhân thở qua lỗ này. Đây là một phẫu thuật cấp cứu thường gặp trong Tai Mũi Họng. Ngày nay mở khí quản không những tạo ra đường thở an toàn trong những trường hợp bít tắc họng - thanh quản mà còn là một phẫu thuật trong hồi sức hô hấp nói chung. Từ khi những hiểu biết về sinh lý hô hấp đựơc nâng lên, thì chỉ định mở khí quản rộng rãi hơn và nằm trong nhiều chuyên khoa khác nhau. Ngoài ra, mở khí quản còn có tác dụng phòng ngừa khó thở có thể xảy ra trong các phẫu thuật đầu mặt cổ, lồng ngực, thần kinh
    Nhiều tài liệu để lại cho thấy người Ai Cập đã biết mở khí quản từ 3600 năm trước công nguyên, nhưng Galien (131-201 SCN) cho rằng Asclépiade (124-96 TCN) người Hy lạp là người mở khí quản đầu tiên [2].
    Trải qua nhiều thế kỷ việc mở khí quản được cải tiến và hoàn thiện dần. Từ mở khí quản ngồi (Ai Cập) tới mổ nằm (Renuy), từ canule thẳng ngắn tới dài cong. Canule từ 1 nòng tới 2 nòng (Martin), rồi Bourdillat (một sĩ quan pháo thủ) đã cải tiến thêm có nòng thông, Moure khoét thêm hai lỗ trên đầu nòng để không sợ bệnh nhân bị ngạt khi quên không lắp nòng trong. Để tránh rơi máu xuống đường thở Trendelenburg bao bọc xung quanh canule một bóng cao su nhỏ v.v .[2], [5].
    Lúc đầu mở khí quản được chỉ định trong Tai Mũi Họng cho những trường hợp bít tắc đường hô hấp trên, nhưng sau đó, nhờ những kết quả khả quan thu lượm được nên mở khí quản được chỉ định rộng rãi hơn trong các chuyên khoa khác như: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễn, hồi sức cấp cứu
    Vào mùa dịch bại liệt năm 1952, ở Copenhague, Lassen qua nghiên cứu
    349 trường hợp mở khí quản điều trị bại liệt đã giảm tỷ lệ tử vong từ 80% xuống còn 20%. Trong chiến tranh Triều Tiên, các tác giả người Mỹ đã mở khí quản cho những vết thương lồng ngực có kết quả rất tốt [2].
    Mở khí quản có nhiều ưu điểm như: giảm 50% “khoảng không khí chết”, tăng lưu lượng không khí vào phổi, dễ dàng trong việc hút chất xuất tiết ở phổi, đưa oxy trực tiếp vào phổi, đưa thuốc trực tiếp vào khí phế quản qua lỗ mở khí quản v.v .
    Tuy vậy mở khí quản cũng có những bất lợi như: loại bỏ đường hô hấp trên ra khỏi hệ thống hô hấp làm mất các chức năng bảo vệ của đường hô hấp trên như: làm ấm, làm ẩm, làm sạch không khí trước khi vào phổi. Mở khí quản là một phẫu thuật ở vùng cổ nên cũng dễ gây ra một số biến chứng nhất định như: chảy máu, tràn khí dưới da, hẹp thanh khí quản, vết mổ lâu liền v.v .
    Có những biến chứng buộc bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế và sinh hoạt của bệnh nhân. Thầy thuốc Tai Mũi Họng cần phải biết những biến chứng của mở khí quản để phòng tránh và xử trí kịp thời.
    Để tìm hiểu chỉ định của mở khí quản và các biến chứng sớm có thể xảy ra trên bệnh nhân mở khí quản đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chỉ định và các biến chứng sớm của mở khí quản tại Huế” với 2 mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu chỉ định của mở khí quản.
    2. Nghiên cứu các biến chứng sớm của mở khí quản và đánh giá kết quả xử trí.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Bộ môn Giải phẫu (2005), Giáo trình Giải phẫu, Đại học Y Dược Huế, tr.85-93.
    2. Bộ môn Tai Mũi Họng (2004), Giáo trình đào tạo sau Đại học, (Chứng chỉ cấp cứu), Đại học Y Dược Huế, tr.24-31.
    3. Bộ môn Tai Mũi Họng (2004), Giáo trình đào tạo sau Đại học, (Chứng chỉ chấn thương), Đại học Y Dược Huế, tr.27-32.
    4. Huỳnh Anh (2005), Nghiên cứu biến chứng mở khí quản, Luận án tốt nghiệp chuyên khoa 2 Đại học Y Hà Nội.
    5. Nguyễn Đình Bảng (1992), “Mở khí quản”, Nội trú Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.27-54.
    6. Nguyễn Kim Ca (2003), “Chăm sóc mở khí quản với canuyn bóng chèn ở bệnh nhân cao tuổi (50 trường hợp bệnh nhân tại Bệnh Viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tai Mũi Họng số 5/2003, tr.133-138.
    7. Quách Thị Cần (2008), Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng sẹo hẹp thanh khí quản mắc phải và đánh giá kết quả điều trị tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Luận án Tiến sỹ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
    8. Quách Thị Cần (2009), “Đánh giá kết quả điều trị liệt cơ mở thanh quản bằng phương pháp cắt dây thanh bán phần tại khoa Cấp Cứu tai Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương”, Tạp chí Tai Mũi Họng số 1-2009, tr 25-29.
    9. Quách Thị Cần, Nguyễn thu Hương, Lê thị Duyền (2003), “Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá kết quả điều trị sẹo hẹp thanh khí quản”, Nội san Tai Mũi Họng, tr 28-30.
    10. Lê Xuân Cành, Lương Thị Minh Hương, Nguyễn Công Thành, Nguyễn Đình Phúc, Trần Thị Mai (2003), “Dị vật hạt lạc đường thở”, Tạp chí Tai Mũi Họng số 5/2003, tr 35-37.
    11. Lê Thị Duyền, Nguyễn Thị Vân Hương, Lê Minh Kỳ, Đới Xuân An (2003), “Điều trị phẫu thuật liệt cơ mở thanh quản hai bên tai Viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ 1996 đến 2002”, Tạp chí Tai Mũi Họng số 2/2003, tr 201-204.
    12. Lê Xuân Hiền (2003), Đánh giá kết quả phẫu thuật mở khí quản tại Bênh Viện Trung Ương Huế, Luận văn Thạc sỹ Y khoa[I], Trường Đại học Y Dược Huế.
    13. Phạm Khánh Hòa (2003), [I]Cấp cứu Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y Học tr. 38-40, tr. 144-151.
    14. Phạm Sỹ Hoãn, Huỳnh Bá Tân (2004), “Ung thư thanh quản và vấn đề phục hội tiếng nói sau phẫu thuật tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viên Đà Nẵng”, [I]Tạp chí Tai Mũi Họng số 2/2004, tr 50-54.
    15. Phạm Thị Kư, Phạm Tuấn Cảnh, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Duy Sơn, Lê Minh Kỳ, Tống Xuân Thắng, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Quang Trung và cộng sự (2003), “Tình hình ung thư thanh quản và ung thư hạ họng và kết quả điệu trị tại khoa B1- Viện Tai Mũi Họng từ năm 1998- 2002”, [I]Tạp chí Tai Mũi Họng số 1/2004, tr 156-159.
    16. Lê Văn Lợi (2006), [I]Cấp cứu Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y Học, tr 335-346, tr 74-80, tr 287-294.
    17. Lê Văn Lợi (1997), [I]Các phẫu thuật Họng-Thanh-Thực Quản, Nhà xuất bản Y Học, tr. 125-145.
    18. Lê Văn Lợi (1999), [I]Thanh học, các bệnh về giọng nói, lời nói và ngôn ngữ, Nhà xuất bản Y Học, tr 15-72.
    19. Manuel Partique D,ORL (1992), [I]Cẩm nang thực hành Tai Mũi Họng, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Nguyễn Đình Bảng, Nhà xuất bản Y Học, tr 68-70.
    20. Hoàng Đình Ngọc, Phạm Khánh Hòa, Trần Tố Dung (2002), “Nghiên cứu những chỉ định và tai biến của mở khí quản trong điều trị bệnh uốn ván”,[I] Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, tr 269-273.
    21. Võ Lâm Phước (2004), “Nhận xét kết quả điều trị dị vật đường thở tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung Ương Huế, [I]Tạp chí Tai Mũi Họng, số 4, tr 45-50.
    22. P. Padat – Jbaxchieng (1974), “Mở khí quản”, [I]Luyện mổ Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y Học, tr 127-135.
    23. Nguyễn Quang Quyền (1999), [I]Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, tr. 85-90.
    24. Nhan Trừng Sơn (2008 ) [I]Tai mũi họng tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 296-303., tr 225-244.
    25. Phạm thanh Sơn (2003) “Điều trị cắt nối sụn nhẫn-khí quản và khí quản-khí quản trong điều trị hẹp hạ thanh môn, khí quản tai khoa Tai Mũi Họng Bênh Viên Chợ Rẫy”, [I]Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh số 4/2003, tr 24-26.
    26. Nguyễn Hùng Sơn (1999), “Đánh giá tình hình mở khí quản tại Viện Tai Mũi Họng Trung Ương (1996-1999)”, [I]Nội san Tai Mũi Họng, số 4, tr 370-385.
    27. Hoàng Quốc Toàn (2009), “Tạo hình khí quản”, [I]Tạp chí y học thực hành, số 3, tr. 26-29.
    28. Võ Tấn (1993), [I]Tai Mũi Họng thực hành, tập III, Nhà xuất bản Y Học, tr.7-15, 42-50.
    29. Tống Xuân Thắng, Nguyễn Tiến Hùng, J. Ch. Pignat (2005), “Cắt một phần thanh quản trên nhẫn có tạo hình kiểu nhẫn – móng – thanh thiệt trong điều trị ung thư thanh quản”, [I]Tạp chí Tai mũi họng số 2-2005, tr. 26-31.
    30. Trần Phạm Chung Thủy (2007), “Chuyên đề Giải Phẫu – Sinh Lý thanh khí quản cổ”, Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
    31. Lê Quang Trung, Trần Minh Trường và Khoa Nội Soi Bệnh Viện Chợ Rẫy (2003), “Những kinh nghiệm bước đầu qua một số trường hợp đặt Stent khí quản”, [I]Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh số 4/2003, tr. 130-132.
    32. Trần Minh Trường, Nguyễn Kim Thảo (2003), “Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân mổ cắt thanh quản toàn phần”[I], Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, tr 189-192.
    [B]TIẾNG ANH
    33. Adeyi A Adoga, Nuhu D Ma'an (2010), Indication and outcome of pediatric tracheostomy: results from a Nigerian tertiary hospital, [I]Adoga and Ma'an BMC Sugery 2010, pp. 2-4.
    34. Ata Mahmoodpoor, Kasra Karvandian, Kamran Shadwar (2009), Tracheocutaneous fistula, as a long-term complication of Percutaneous Dilatational Tracheostomy, [I]J Cardiovasc Thorac Res, Vol 1, pp. 33-36.
    35. Arunkumar A. S. , T. Vydhyanadhan, A. Ravikumar, V. Kamat (2004), An unusual complication of percutaneous dilational tracheostomy, [I]Indian J Crit Care Med, Vol 8, pp. 40-42.
    36. Bulent Karapinar, Mehmet Tayyip Arslan, Coskun Ozcan (2008), Pediatric bedside tracheostomy in the pediatric intensive care unit: six-year experience, [I]The Turkish Journal of Pediatrics, pp.366-372.
    37. Bruno Francois, Marc Clavel. , Arnaud Desachy, Stephan Puyraud. M, Jerome Roustan , Philippe Vignon (2003), Complications of tracheostomy Performed in the ICU- Subthyroid Tracheostomy vs Surgical Circothyroidotomy, [I]CHEST, Vol 123, pp. 151-158.
    38. Callanan V, O'Connor AFF (2010), Tracheostomy, [I]Adult and paediatric tracheostomy- technique, pp. 219-224.
    39. Caroline Harumi Itamoto, Bruno Thieme Lima, Juliana Sato, Reginaldo Raimundo Fujita (2010), Indications and complications of tracheostomy in children, [I]Brazilian Journal of Otorhinoralyngology, Vol 76.
    40. Chia-Lin Hsu, Kuan-Yu Chen, Chia-Hsuin Chang, Jih-Shuin Jerng, Chong-Jen Yu, Pan-Chyr Yang (2004), Timing of tracheostomy as a determinant of weaning success in critically ill patients: a retrospective study, [I]Critical Care 2005, pp.46-52.
    41. Charles G Durbin (2005), Indications for and Timing of Tracheostomy, [I]Respiratory Care 2005 [I]Vol 50, pp. 483-487.
    42. Charles G Durbin (2005), Early Complications of Tracheostomy, [I]Respiratory Care, vol 50, pp. 511-515.
    43. Claudia Russell, Basil Matta (2004), [I]Tracheostomy a multiprofessional handbook, pp. 13-30, 47-71, 321-329.
    44. Cotton R. T (1984), [I]Pediatric Laryngotracheal Stenois, Chapter 19, pp.699-704.
    45. Daniel Trachsel, Jurg Hammer (2006), Indications for tracheostomy in children, [I]Pediatric Respiratory Reviews, pp. 162-168.
    46. Dave A Dongelmans, Ary-Jan van der Lely, Robert Tepaske, Marcus J Schultz (2004), Com[lications of percutaneous dilating tracheostomy,[I]Critical Care 2004, pp. 397-398.
    47. David M. Powell, Douglas D. Massick (2000), Percutaneous Dilational Tracheotomy, [I]Laryngoscope, pp. 1-8.
    48. Deborah P.Wilson, Ronald W. Deskin, Francis B. Quinn, (1997), Pediatric Tracheotomy, [I]UTMB Derp. Of Otolarylgology Grand Rounds, pp. 1-8.
    49. Everette James A. , A.S. Macmillan. S. Body eaton, Hermes C. Grillo, (1979), [I]Roenetenology of Tracheal Stenois Resulting from cuffed Tracheostomy tubes, pp. 455-466.
    50. Fikkers B.G. (2007), Tracheostomy on the intensive care unit for adult patients, [I]Guidelines Tracheostomy, pp. 1-16.
    51. Francois Blot, Christian Melot (2005), Indication, Timing, and Techniques of Tracheostomy in 152 French ICUs, [I]CHEST 2005, pp.1347-1352.
    52. Garap. JP, Dubey. SP, Naipao. J (2002), Adult tracheostomy: Experience in 100 consecutive cases, [I]Australian Journal of Oto-Laryngology, pp. 23-28.
    53. Hashemi SB., Gandomi B., Derakhshandeh V., (2006) Evaluation of the causes of upper airway obstruction leading to tracheostomy in Shiraz,[I]The Iranian Journal of Otorhinolaryngology, Vol.18, pp. 5-8.
    54. Heffner J E , KS Miller, S A Sahn (1986), Tracheostomy in the intensive care unit. Part 1: Indicatins, technique, management, [I]American College of Chest Physicians, pp. 269-275.
    55. Jonathan P Lindman., Charles E Morgan(2008), Tracheostomy, [I]eMedicine Clinical Procedures, pp. 26-42.
    56. Jayson Greenberg, (1999), Pediatric Tracheostomy, [I]Baylor College of Medicine, pp.29-36.
    57. John E Heffner (2008), Tracheostomy decannulation: marathons and finish lines,[I] Critical Care 2008, pp.128-129.
    58. Kasra Karvandian, Ata Mahmoodpoor, Sarvin Sanaie (2009), Complications and Safety of Percutaneous Dilatational Tracheostomy with Griggs method versus Surgical Tracheostomy: A prospective trial with six months follow-up[I], Pakistan Journal of Medical Sceinces, pp 41-45.
    59. Lukas J, Stritesky M (2003), Tracheostomy in critically ill patients, [I]Bratisl Lek Listy 2003, pp. 239-242.
    60. Lois Dixon (2004), Tracheostomy: Postoperative Recovery, [I]Perspectives, Vol. 1, pp. 12-18.
    61. McClelland R.(1965), [I]Complication of tracheostomy, pp. 567-569.
    62. Mladen Siranovic, Sasa Gopcevic, Natasa Kovac, Valentina Kriksic, Bojan Rode, Marinko Vucic (2007), Early complications of percutaneous tracheostomy using the Griggs method, [I]Signa Vitae, [I]Vol 2, pp. 18-20.
    63. Neri G. , D. Angelucci, O. Lenone, R. Ortore, A. Croce, (2004), Fantoni's translaryngeal tracheotomy complication. Personal experience, [I]Acta otorhinolaryngol ita 24, pp. 20-25.
    64. Philippe Biderman, Avi A. Weinbroum, Yale Rafaeli, Eyal Raz, Eyla Porat, Ory Wiesel, Oded Szold (2010), Retrosternal Percutaneous Tracheostomy: An Approach for Predictably Impossible Classic Tracheostomy, [I]Critical Care Research and Practice, Vol 2010, pp. 1155-1161.
    65. Ralph F Wetmore, Mary E Thompson, Roger R Marsh, Lawrence W C Tom (1999), Pediatric Tracheostomy: A Changing procedure?, [I]The Annals of Otology, Rhinology and Laryngology, [I]Vol 108, pp 695- 699.
    66. Scott K Epstein (2005), Late Complications of Tracheostomy, [I]Respiratory Care, [I]Vol 50, pp. 542-549.
    67. Suzanne S. Abrakam (2003), The Challenge of Providing Specialized Clinical Care, [I]Babies With Tracheostomies, pp. 4-6.
    68. Tahwinder Upile, Waseem Jerjes, Fabian Sipaul, Mohammed El Maaytah, Sandeep Singh, David Howard, Colin Hopper, Anthony Wright (2006), Laryngocele: a rare complication of surgical, [I]BMC Sugery 2006, pp. 122-127[I].
    69. Thierry Briche, Yvon Le Manach, Bruno Pats (2001), Complication of Percutaneous Tracheostomy, [I]CHEST, pp. 1283 1286.[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/B][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     
Đang tải...