Tiến Sĩ Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanô yvo4 eu3+ cepo4 tb3+ và khảo sát tính chất quang của chúng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanô yvo4:eu3+; cepo4:tb3+ và khảo sát tính chất quang của chúng


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU trang
    CHƯƠNG I VẬT LIỆU HUỲNH QUANG CHỨA ĐẤT HIẾM
    I.1 Vật liệu huỳnh quang 7
    I.2 Vật liệu nanô phát quang chứa đất hiếm 9
    I.2.1 Cấu tạo vỏ điện tử và tính chất quang của ion đất hiếm hoá trị ba 12
    I.2.2 Các chuyển dời phát xạ và không phát xạ của ion đất hiếm 14
    I.2.3 Quá trình truyền năng lượng 15
    I.2.4 Quá trình tách mức năng lượng của ion đất hiếm 17
    I.2.5 Dập tắt huỳnh quang 19
    I.2.6 Ảnh hưởng của khuyết tật bề mặt tới hiệu suất phát quang của vật liệu cấu
    trúc nanô phát quang chứa ion đất hiếm 20
    I.2.7 Huỳnh quang của các ion Ceri và Terbi 21
    I.3 Vật liệu nanô phát quang YVO4:Eu3+23
    I.4 Vật liệu đất hiếm photphat 26
    I.4.1 Cấu trúc đất hiếm photphat 27
    I.4.2 Vật liệu nanô phát quang CePO4:Tb3+ 28
    CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO VÀ NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU NANÔ PHÁT QUANG
    II.1 Các phương pháp vật l ý chế tạo vật liệu 30
    II.2 Các phương pháp hóa học chế tạo vật liệu 30
    II.2.1 Phương pháp thủy nhiệt 31
    II.2.2 Phương pháp keo tụ trong dung môi nhiệt độ sôi cao 33
    II.2.3 Xây dựng phương pháp chế tạo vật liệu nanô CePO4:Tb3+bằng phương pháp dung nhiệt 35
    II.3 Các phương pháp xác định cấu trúc và tính chất quang của vật liệu 36
    II.3.1 Phương pháp phân tích nhiệt 36
    II.3.2 Nghiên cứu cấu trúc bằng giản đồ nhiễu xạ tia X 37
    II.3.3 Nghiên cứu ảnh vi hình thái bằng hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và hiển
    vi điện tử quét (SEM) 38
    II.4 Các phương pháp quang phổ nghiên cứu tính chất quang của vật liệu 40
    II.4.1 Phương pháp quang phổ hấp thụ 40
    II.4.2 Phương pháp phổ huỳnh quang 41
    II.4.3 Phương pháp phổ kích thích huỳnh quang 44
    II.4.4 Phương pháp phổ huỳnh quang phân giải thời gian 46
    CHƯƠNG III
    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO, CẤU TRÚC VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT
    QUANG CỦA VẬT LIỆU NANÔ YVO4:EU3+
    III.1 Chế tạo vật liệu nano phát quang YVO4:Eu3+bằng phương pháp thủy nhiệt 50
    III.2 Nghiên cứu hình thái và cấu trúc của vật liệu YVO4:Eu3+ 51
    III.3 Khảo sát tính chất quang của vật liệu YVO4:Eu3+52
    III.4 Ứng dụng vật liệu phát quang YVO4:Eu3+vào kỹ thuật in bảo mật 57
    KẾT LUẬN CHƯƠNG III
    CHƯƠNG IV NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO, CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT QUANG CỦA VẬT LIỆU NANÔ CePO4:Tb3+DẠNG HẠT VÀ DẠNG THANH
    IV.1 Chế tạo vật liệu nanô phát quang CePO4:Tb3+60
    IV.1.1 Kết quả chế tạo vật liệu nanô phát quang CePO4:Tb3+bằng phương pháp thuỷ nhiệt 60
    IV.1.2 Kết quả chế tạo vật liệu nanô phát quang CePO4:Tb3+bằng phương pháp keo tụ trực tiếp trong dung môi nhiệt độ sôi cao 66
    IV.1.3 Kết quả chế tạo vật liệu nanô phát quang CePO4:Tb3+bằng phương pháp dung nhiệt 69
    IV.2 Nghiên cứu cấu trúc và hình thái của mẫu vật liệu CePO4:Tb3+chế tạo bằng 73 phương pháp dung nhiệt
    IV.2.1 Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu CePO4:Tb3+
    73 IV.2.2 Phổ hồng ngoại của vật liệu của vật liệu CePO4:Tb3+
    77 IV.2.3 Giản đồ phân tích nhiệt DTA và TGA của vật liệu CePO4:Tb3+ 79
    IV.3 Nghiên cứu các tính chất huỳnh quang của vật liệu CePO4:Tb3+chế tạo bằng phương pháp dung nhiệt 84
    IV.3.1 Phổ hấp thụ quang của vật liệu CePO4:Tb3+ 84
    IV.3.2 Phổ huỳnh quang của vật liệu CePO4:Tb3+
    85 IV.3.3 Phổ huỳnh quang nhiệt độ thấp của vật liệu CePO4:Tb3+
    88 IV.3.4 Phổ kích thích huỳnh quang của vật liệu CePO4:Tb3+
    90 IV.3.5 Phổ huỳnh quang phân giải thời gian, thời gian sống huỳnh quang của vật liệu CePO4:Tb3+ 91
    IV.4 Nghiên cứu các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến tính chất quang của vật liệu nanô CePO4:Tb3+
    chế tạo bằng phương pháp dung nhiệt92
    IV.4.1 Ảnh hưởng của nồng độ pha tạp 92
    IV.4.2 Ảnh hưởng của thời gian 94
    IV.4.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ 95
    IV.4.4 Ảnh hưởng của pH 96
    IV.4.5 Ẩnh hưởng của áp suất 98
    IV.4.6Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ mẫu 102
    IV.5 Ứng dụng vật liệu nanô CePO4:Tb3+
    vào kỹ thuật chiếu sáng trang trí 104 KẾT LUẬN CHƯƠNG IV
    CHƯƠNG V CHẾ TẠO VÀ TÍNH CHẤT QUANG CỦA VẬT LIỆU NANÔ CePO4:Tb@LnPO4(Ln = La; Y; Ce và silica)
    V.1 Chế tạo vật liệu nanô CePO4:Tb@LnPO4(Ln=La ;Y; Ce và silica) 107
    V.2 Đánh giá vi hình thái của vật liệu CePO4:Tb@LaPO
    4 109 V.3 Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu CePO4:Tb@LaPO
    4 110 V.4 Phân tích thành phần EDS của vật liệu CePO4:Tb@LaPO4 111
    V.5 Phổ hấp thụ quang của vật liệu CePO4:Tb@LaPO4 112
    V.6 Phổ huỳnh quang của vật liệu CePO4:Tb@LaPO4 113
    V.7 Phổ huỳnh quang ở nhiệt độ thấp của vật liệu CePO4:Tb@LaPO4 116
    V.8 Phổ kích thích huỳnh quang của vật liệu CePO4:Tb@LaPO4 117
    V.9 So sánh phổ huỳnh quang của các vật liệu lõi CePO4:Tb3+với các vỏ bọc khác nhau CePO4:Tb@LnPO4(Ln = La, Ce, Y, và silica)
    118 V.10 Phổ huỳnh quang phân giải thời gian, thời gian sống huỳnh quang của vật liệu CePO4:Tb@LaPO4
    121 KẾT LUẬN CHƯƠNG V
    KẾT LUẬN 124
    CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 126
    Tài liệu tham khảo


    MỞ ĐẦU
    Khoa học và công nghệ nanô là một lĩnh vực hiện đại và liên ngành giữa vật lý, hoá
    học, và sinh học. Các vật liệu cấu trúc nanô có kích thước từ 1nm đến 100 nm, có vai trò
    hàng đầu trong khoa học và công nghệ nanô. Những tính chất điện tử, quang học, hóa học
    và sinh học đặc biệt của chúng phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và cấu trúc của vật
    liệu. Các vật liệu kích thước nanô có nhiều dạng như: hạt [36, 43, 44, 84], thanh [69, 78,
    95, 105, 106], ống [42], và dây [71, 80, 107, 111]. v.v
    Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về vật liệu nanô
    nói chung, và vật liệu nanô phát quang nói riêng [11, 17, 25, 83, 97]. Các nghiên cứu ứng
    dụng loại vật liệu này trong các lĩnh vực y sinh học cũng được quan tâm đặc biệt [15, 38,
    58, 77]. Trong đó, công nghệ tổng hợp để tạo được vật liệu có độ đồng nhất kích thước
    cao (độ sai khác phân bố kích thước rất nhỏ ~5% sau khi /hoặc không cần thực hiện kết
    tủa chọn lọc) [9], có tính chất phát quang mạnh và đơn pha mang ý nghĩa quyết định [35].
    Vật liệu nanô phát quang điện môi chứa các ion đất hiếm được đặc biệt quan tâm sử
    dụng trong các kỹ thuật truyền thông, hiển thị hình ảnh, chiếu sáng, đánh dấu huỳnh
    quang bảo mật và bước đầu được ứng dụng trong y sinh học [23, 26, 91]. Ưu điểm nổi
    trội của vật liệu phát quang kích thước nanô là có độ mịn cao, lại có cường độ huỳnh
    quang mạnh với độ sắc nét cao [83, 88]. Các ion đất hiếm được chú ý trong các lĩnh vực
    khoa học và công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực quang học do tính phát quang mạnh,
    vạch rất hẹp, thời gian sống phát quang dài, và rất bền. Hơn nữa các ion đất hiếm có thể
    phát quang trong vùng phổ tử ngoại, khả kiến và mở rộng sang vùng phổ hồng ngoại. Đến
    nay hiện tượng phát quang chuyển đổi ngược, nghĩa là kích thích vào vùng phổ có bước
    sóng dài, lại thu được ánh sáng phát quang ở sóng ngắn vẫn chỉ thực hiện được với các
    vật liệu phát quang chứa ion đất hiếm. Về bản chất vật lý quang học, quá trình phát quang
    của các vật liệu chứa ion đất hiếm là sự chuyển dời nội tại của lớp điện tử 4f [34], được
    che chắn của lớp điện tử bên ngoài, nên ít phụ thuộc vào môi trường và vì vậy tính chất
    phát quang ổn định. Đây là đặc trưng rất quan trọng và khác biệt với các vật liệu phát
    quang khác như chất mầu hữu cơ, các vật liệu bột phát quang với ion kích hoạt là ion kim
    loại chuyển tiếp, hay các vật liệu phát quang bán dẫn. Nhiệt độ tiến hành tổng hợp các vật
    liệu nanô phát quang này khá thấp, chỉ khoảng từ 60, 70 cho đến 200 0C. Gần đây đã có
    các công bố chế tạo vật liệu phát quang nanô, trong nền điện môi có khả năng phát huỳnh
    quang ngay khi chưa làm sạch sản phẩm phản ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngay ở
    vùng nhiệt độ khá thấp nêu trên đã thu được các tinh thể kích thước nanô pha tạp các ion
    đất hiếm với nồng độ cao, ví dụ như vật liệu nanô phát quang YVO4:Eu
    3+và CePO4:Tb3+[63, 77, 110].
    Hai ion đất hiếm có khả năng phát huỳnh quang mạnh trong vùng khả kiến là ion Eu3+cho phát xạ màu đỏ, còn ion Tb
    3+cho phát xạ màu xanh lá cây. Cặp ion này đã được sử
    dụng làm các ion kích hoạt trong vật liệu phát quang điện môi, do tạo thành một cặp ion
    có khả năng truyền năng lượng khá hiệu quả cho nhau [62]. Trong các vật liệu nanô phát
    quang, khi được kích thích bằng ánh sáng tử ngoại gần, vật liệu CePO4pha tạp ion Tb
    3+sẽ cho phát quang mạnh tại vùng màu xanh, có cường độ cực đại tại bước sóng 543 nm
    [41, 60], còn vật liệu YVO4pha tạp ion Eu
    3+lại cho phát quang mạnh tại vùng màu đỏ
    với cực đại 615 nm [41, 55, 82, 115]. Hệ vật liệu nanô điện môi pha tạp ion đất hiếm Tb
    3+phát quang màu xanh lá cây điển hình là LaPO4:Ce.Tb đồng pha tạp và gần đây là CePO4
    pha tạp ion Tb3+được ứng dụng nhiều trong công nghệ hiển thị, trong các cảm biến phát
    quang. Hiện nay, vật liệu ceri photphat pha tạp ion Tb3+đang được sử dụng để thay thế dần
    cho lantan photphat đồng pha tạp ion Ce3+và Tb3+ứng dụng trong hệ vật liệu phát quang 3 màu.
    Trong thời gian gần đây, hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ xử lí, chức năng
    hoá bề mặt các vật liệu nanô phát triển khá mạnh [ 63, 77, 110]. Qua đó, các vật liệu nanô
    có thể phân tán tốt và ổn định trong môi trường nước, nhưng vẫn giữ được khả năng phát
    quang mạnh và khả năng tương thích của vật liệu với các hệ sinh học. Các hạt nanô phát
    quang pha tạp các ion đất hiếm do có phổ huỳnh quang hẹp và ổn định, độ dịch chuyển
    Stokes lớn và thời gian sống phát quang dài, lại khá thân thiện với con người và môi
    trường đã tạo tiền đề cho những nghiên cứu để ứng dụng chúng trong các công nghệ đánh
    dấu, phát hiện, tạo hình ảnh các phần tử sinh học như tế bào, virut hay các đại phân tử
    protein và ADN.v.v Ngoài ra, một vài năm gần đây đã có các thông báo sử dụng vật liệu
    nanô phát quang trong điều trị ung thư [103, 104]. Hệ vật liệu ytri vanadat pha tạp ion Eu3+
    phát quang mạnh màu đỏ cờ cũng được coi là vật liệu rất có triển vọng trong các ứng
    dụng y sinh [23, 55, 61]. Từ một số kết quả nghiên cứu ban đầu của đề tài 2/2/742-
    ĐLNN/2009 do giáo sư Lê Quốc Minh chủ trì, cho thấy YVO4:Eu3+ có thể chức năng hóa
    để gắn kết với tác nhân hoạt động sinh học thích hợp nhằm ứng dụng trong phân tích phát
    hiện, nhận dạng một số virut gây bệnh truyền nhiễm [6]. Như vậy ngoài khả năng ứng
    dụng làm các phương tiện chẩn đoán, vật liệu nanô phát quang còn có thể tham gia ứng
    dụng vào các biện pháp điều trị bệnh hiểm nghèo.
    Các vật liệu nanô phát quang CePO4:Tb3+ và YVO4:Eu3+ có nhiều ứng dụng quan
    trọng như vậy, đã thúc đẩy các nghiên cứu hiện nay tập trung vào việc giảm kích thước và
    nâng cao hiệu suất phát quang của vật liệu bằng cách thay đổi công nghệ chế tạo và cấu
    trúc của vật liệu [36, 49, 61]. Do xuất hiện nhu cầu ứng dụng các vật liệu dạng keo, nên
    các phương pháp để chế tạo các dịch keo của vật liệu nanô nền CePO4và YVO4có khả
    năng bền vững được ở ngay cả trong môi trường nước (H2O) với hiệu suất phát quang cao
    đang là mối quan tâm thời sự của nhiều cơ sở nghiên cứu trên thế giới. Mặt khác, dạng
    keo bền với thời gian và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: pha chế vào các
    hợp chất cao phân tử, các vật liệu lai vô cơ hữu cơ. Vì vậy vật liệu nanô phát quang dạng
    hạt và keo của các điện môi nền CePO4và YVO4 pha tạp các ion đất hiếm được coi là vật
    liệu rất có triển vọng trong các ứng dụng huỳnh quang, đặc biệt trong nghiên cứu ứng
    dụng y sinh học [23, 91].
    Sự khác nhau cơ bản giữa vật liệu có kích thước nanô so với vật liệu khối là vật liệu
    nanô cho phép tăng cường những quá trình phát xạ đặc biệt nếu điều khiển được kích
    thước của chúng khi chế tạo. Chúng ta đều biết, vật chất khi ở dạng kích thước nanô có
    những tính chất mà vật chất khi ở dạng nguyên thể (bulk) không thể có được. Kích thước
    nhỏ dẫn đến những hiện tượng lượng tử mới và tạo cho vật chất có thêm những đặc tính
    mới. Bằng cách điều chỉnh kích thước, vật chất ở dạng vi mô có thể trở nên khác xa với
    vật chất ở dạng nguyên thể, ví dụ như chấm lượng tử (có kích thước chỉ vài nanô) có hiệu
    ứng đặc trưng là hiệu ứng giam giữ lượng tử. Các chấm lượng tử này (còn gọi là quantum
    dot - QDs) có màu phát quang phụ thuộc rất mạnh vào kích thước. Chỉ cần khác nhau vài
    nanô là màu phát quang của các hạt vật liệu dạng này đã có sự thay đổi [9]. Ngoài ra khi
    vật liệu có kích thước nanô, số lượng nguyên tử nằm trên bề mặt sẽ chiếm tỉ lệ tới 99% so
    với tổng số nguyên tử. Chính vì vậy các hiệu ứng có liên quan đến bề mặt, gọi tắt là hiệu
    ứng bề mặt sẽ trở nên quan trọng vì làm cho tính chất của vật liệu có kích thước nanô trở
    nên khác biệt so với vật liệu ở dạng khối. Nhiều tính chất của vật liệu phụ thuộc vào kích
    thước nanô của nó. Do đó, hiệu ứng giam giữ lượng tử và hiệu ứng bề mặt là hai hiệu ứng
    đặc biệt mà chỉ riêng vật liệu nanô mới có [9]. Đối với vật liệu nanô phát quang điện môi
    như các hệ vật liệu YVO4:Eu3+và CePO4:Tb3+, các tính chất vật l ý và hóa học lại càng phụ
    thuộc mạnh vào hiệu ứng bề mặt của vật liệu. Chính sự phụ thuộc này của vật liệu
    nanô phát quang điện môi đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về công nghệ chế tạo và
    những ứng dụng đa dạng của các hệ vật liệu này. Bởi vì khi ở kích thước nanô, nhất là
    khoảng kích thước từ một (1) đến một trăm (100) nanô vật liệu phát quang điện môi hoàn
    toàn có thể ứng dụng trong y sinh do chúng không có tác dụng phụ độc hại như một số vật
    liệu nanô khác. Đây là l ý do chính cho việc chọn đề tài luận án nghiên cứu của chúng tôi.
    Thời gian gần đây, chúng tôi kiên trì hướng chế tạo và ứng dụng vật liệu nanô phát quang
    chứa đất hiếm vào kỹ thuật in đánh dấu bảo mật, và bắt đầu các nghiên cứu ứng dụng
    trong y sinh [28, 100].
    Việc nghiên cứu khảo sát chọn lựa phương pháp chế tạo được vật liệu nanô chứa ion
    đất hiếm phát quang mạnh trong môi trường nước (H2O) là rất quan trọng. Theo hiểu biết
    của chúng tôi gần đây, phương pháp dung nhiệt (solvothermal) bắt đầu được chú ý và đã
    đạt được thành công trong chế tạo các hợp chất phức phối trí dạng khung - vật liệu khung
    cơ kim (MetalOrganic Frameworks - MOFs) [67, 108]. Chính vì vậy, việc ứng dụng
    phương pháp dung nhiệt để tổng hợp vật liệu nanô phát quang CePO4:Tb3+có thể mang
    lại các kết quả mới và thú vị.Sau khi phân tích tình hình nghiên cứu hai loại vật liệu nanô
    nêu trên, chúng tôi xây dựng đề tài nghiên cứu cho luận án: “Nghiên cứu chế tạo vật liệu
    nanô YVO4:Eu3+, CePO4:Tb3+
    và khảo sát tính chất phát quang của chúng”.Tuy đây là
    hai vật liệu có nền khác nhau, nhưng cùng hướng đến mục đích chế tạo vật liệu có cường
    độ huỳnh quang cao, và có triển vọng sử dụng để đánh dấu huỳnh quang y sinh. Để đạt
    được mục tiêu nêu trên, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
    Mục đích nghiên cứu của luận án


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Phần tài liệu tiếng Việt
    1. Âu Duy Thành, (2001), "Phân tích nhiệt các khoáng vật trong các mẫu địa chất",
    Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
    2. Hoàng Nhâm, (2001), "Hóa học vô cơ tập 3", Nhà xuất bản Giáo dục. Hà nội, pp.
    273-274.
    3. Hoàng Nhâm, (2001), "Hóa học vô cơ tập 1", Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, pp.
    202-204.
    4. Lâm Thị Kiều Giang, (2011), "Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanô thấp chiều trên
    nền ytri, ziriconi và tính chất quang của chúng", Luận án tiến sĩ Khoa học Vật
    liệu, Hà Nội.
    5. Lê Công Dưỡng, (1974), "Kỹ thuật phân tích cấu trúc bằng Rơnghen", Nhà xuất
    bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
    6. Lê Quốc Minh "Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanô chứa đất hiếm huỳnh quang
    mạnh nhằm liên hợp sinh học để phát triển công nghệ đánh dấu huỳnh quang có
    triển vọng ứng dụng trong nông y sinh" Báo cáo nghiệm thu đề tài độc lập nhà
    nước "Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng", mã số 2/2/742/ĐLNN HĐ-2009-hoàn thành 6/2012. Nghiệm thu 11/9/2012
    7. Nguyễn Hữu Quản, (2006), "Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang của
    vật liệu CePO4pha tạp Tb
    3+
    ", Luận văn thạc sĩ Vật lý, Đại học Sư phạm Hà Nội,
    Hà Nội Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
    8. Nguyễn Thị Minh Thuỷ, (2005), "Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của vật
    liệu LaPO4pha tạp Eu
    3+
    ", Luận văn thạc sĩ Vật lý, Hà Nội
    9. Nguyễn Quang Liêm, (2011), "Chấm lượng tử bán dẫn CdSe, CdTe, InP và
    CuInS2: Chế tạo, tính chất quang và ứng dụng", Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên
    và Công nghệ. Hà nội.
    10. Phan Văn Thích và Nguyễn Đại Hưng, (2004), "Giáo trình huỳnh quang", Nhà
    xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
    11. Vũ Đình Cự và Nguyễn Xuân Chánh, (2004), "Công nghệ nano điều khiển đến
    từng phân tử, nguyên tử ", Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
    Phần tài liệu tiếng Anh
    12. Amitava Patra, Christopher. S. Friend, Rakesh Kapoor, and Paras N. Prasad,
    (2002), "Upconversion in Er
    3+
    :ZrO2 Nanocrystals", J. Phys. Chem B 106, pp.
    1909-1914.
    13. Anh. T. Kim, Quoc Minh. L, Vu. N, Thu Huong. T, Thanh Huong. N, Barthou. C,
    and Strek. W, (2003), "Nanomaterials containing rare-earth ions Tb, Eu, Er and
    Yb: preparation, optical properties and application potential", J. of Lumines 102-103, pp. 391-394.
    14. Anh. T. Kim and Strek. W, (1988), "Dynamics of energy transfer in Tb1-xEuxP5O14
    crystals ", J. of Lumines 42, pp. 205-210.
    15. Ansari. A, Solanki. P. R, and Malhotra, (2008), "Sol-gel derived nanostructured
    cerium oxide film for glucose sensor", Appl. Phys. Lett 92, pp. 263901-263915.
    16. Bazzi. R, Flores-Gonzalez. M. A, Louis. C, Lebbou. K, Dujardin. C, Brenier. A,
    Zhang. W, Tillement. O, Bernstein. E, and Perriat. P, (2003), "Synthesis and
    luminescent properties of sub-5-nm lanthanide oxides nanoparticles", J. of Lumines
    102-103, pp.445-450.
    17. Bernard Jacquier, (11/2004), "Linh kiện tích cực làm bằng sợi quang pha tạp", Bài
    giảng của lớp học chuyên đề Pháp Việt - Đồ Sơn.
    18. Bhargava. R. N, (1996), "Doped nanocrystalline materials-physics and
    applications", J. of Lumines 70, pp. 85-94.
    19. Bilyy. R, Tomyn. A, Kit. Y, Podhorodecki. A, Misiewicz. J, Nyk. M, Strek. W,
    and Stoika. R, (2009), "Detection of dying cells using lectin-conjugated fluorescent
    and luminescent nanoparticles", Mater. wiss. Werkst. tech40, pp. 234-237.
    20. Blasse. G and Grabmaier. B. C, (1994), "Luminescent Materials", Springer, Berlin
    21. Bleuse. J, Carayon. S, and Reis. P, (2004), "Optical properties of core/multiself
    CdSe/ZnS (Se) nano crystal", Phys E 21, pp.331-335.
    22. Byrappa. K and Tadschiri, (2007), "Hydrothermal technology for nanotechnology"
    Pro. in Cry. Grow and Cha of Mater53, pp. 117-166.
    23. Chitta Ranjan Pattra, Resham Bhatta Charya, Sujata Patra, Sujit Basu, Priyabrata
    Mukherjee, and Debabrata Mukhopadhyay, (2006), "Inorganic phosphate nanorods
    are a novel fluorescent label in cell biology", J. Nanobio 4:11, pp. 4-11.
    24. Claus Feldmann, (2003), "Polyol-Mediated Synthesis of Nanoscale Functional
    Materials", Adv. Funct. Mater13 No 2, pp. 101-107.
    25. Claus Feldmann, Thomas Justell, Cees R. Ronda, and Peter J. Schmidt, (2003),
    "Inorganic luminescent materials: 100 years of research and application", Adv.
    Funct. Mater 13 No 7, pp. 511-516.
    26. D. Giaume, V. Buissette, K. Lahlil, T. Gacoin, J. P. Boilot, D. Casanova, E.
    Beaurepaire, M. P. Sauviat, and A. Alexandrou, (2005), "Emission properties and
    applications of nanostructured luminescent oxide nanoparticles", Pro. in Sol. Sta.
    Chem 33, pp. 99-106.
    27. Dinh Xuan Loc, Nguyen Vu, Do Hung Manh, and Tran Kim Anh, (2008),
    "Photoluminescence of CePO4:Tb
    3+
    prepared by hydrothermal method", APCTPASEAN Workshop on Adv. Mater. Sci and Nanotech (September 15-21.
    AMSN2008) Nha Trang, Vietnam, pp. 1016-1019.
    28. Dinh Xuan Loc, Tran Thi Kim Chi, Tran Thu Huong, Nguyen Vu, Tran Kim Anh,
    W. Strek and Le Quoc Minh “Synthesis and characterization of core/shell
    structured nanophosphors CePO4:Tb@LaPO4by solvothermal method” Journal of
    Rare Earths Vol 29 N
    0
    12 (2011) p 1147-1151.
    29. Dinh Xuan Loc, Tran Kim Anh, and Le Quoc Minh, (2012), "Synthesis and
    luminescence properties of CePO4:Tb
    3+
    nano particles and CePO4:Tb@LaPO4;
    CePO4; YPO4; SiO2core/shell structures", đã được nhận đăng trên tạp chí Int. J.
    Nanotech,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...