Luận Văn Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano bạc trong latex cao su thiên nhiên

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích
    hợp cho sự tồn tại và phát triển của cây cao su, và trên thực tế, cao
    su là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Trong nhiều năm,
    nước ta là một trong 5 nước xuất khẩu cao su nhiều nhất trên thế
    giới. Sản lượng cao su của Việt Nam lên đến 600.000 tấn/năm, tuy
    nhiên phần lớn lượng cao su này được xuất khẩu ở dạng thô có giá
    trị kinh tế thấp. Một nghịch lý đang tồn tại là mặc dù Việt Nam trồng
    nhiều cao su, nhưng chúng ta lại phải nhập khẩu các sản phẩm cao
    su thành phẩm với giá rất cao. Đó là vì chúng ta chưa sản xuất được
    những sản phẩm cao su có chất lượng và tính năng tốt. Do đó, việc
    nâng cao chất lượng cũng như tăng cường những tính năng mới cho
    những sản phẩm hiện có sẽ làm tăng giá trị cũng như tính cạnh tranh
    của những sản phẩm này trên thị trường.
    Gần đây, với sự phát triển của công nghệ nano, chúng ta có
    thể chế tạo những vật liệu có kích thước ngày càng nhỏ (có thể chỉ
    vài nano). Khi được chế tạo với kích thước nano, các vật liệu này sẽ
    thể hiện những tính chất đặc biệt về quang, điện, từ, sinh học nhất
    là đối với các hạt nano kim loại (như vàng, bạc ) do có sự xuất
    hiện của hiệu ứng bề mặt và hiệu ứng kích thước. Đối với bạc, khi
    2
    được chế tạo ở kích thước nano thì những hạt nano bạc sẽ có khả
    năng diệt khuẩn rất tốt chỉ với lượng dùng rất ít.
    Điều này mở ra cơ hội đưa những hạt nano bạc vào những
    sản phẩm cao su thiên nhiên (như nệm, găng tay phẫu thuật ) để
    tăng cường thêm tính năng diệt khuẩn cho những sản phẩm này, do
    đó sẽ làm tăng giá trị cũng như tính cạnh tranh của những sản phẩm
    cao su sản xuất trong nước, đồng thời cũng giúp bảo vệ tốt hơn sức
    khỏe cho mọi người. Đây chính là lý do để tôi thực hiện đề tài
    “Nghiên cứu chế tạo nano bạc trong latex cao su thiên nhiên”.
    TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NANO BẠC
    TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
    Nano bạc được biết đến như một vật liệu có khả năng kháng
    khuẩn rất tốt. Những năm gần đây, đề tài nano bạc thu hút được rất
    nhiều sự quan tâm của giới khoa học và số lượng bài viết trên thế
    giới về đề tài này cũng tăng lên khá nhanh. Các công trình này tập
    trung trình bày về cách chế tạo nano bạc và các tính chất của nano
    bạc, đặc biệt là khả năng kháng khuẩn.
    Nano bạc có thể được nghiên cứu chế tạo bằng nhiều
    phương pháp như vật lý (chiếu các bức xạ để phá hủy hạt bạc lớn
    thành những hạt bạc có kích thước nano .), hóa học (dùng các hóa
    chất có khả năng khử muối bạc để tạo nano bạc), sinh học (dùng vi
    sinh vật để khử các muối bạc tạo nano bạc). Những hạt nano bạc có
    thể được chế tạo ở dạng bột hoặc dạng lỏng (hạt nano bạc phân tán
    trong chất bảo vệ như PEG, PVA, PVP . để giữ cho những hạt nano
    bạc không tụ lại thành hạt lớn hơn). Khả năng ứng dụng nano bạc
    3
    trong thực tế là rất lớn. Nano bạc có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh
    vực như đồ gia dụng, sơn, plastic, bao bì, vải sợi, lọc nước .
    Ở nước ta, đề tài nano bạc cũng đã bắt đầu được nghiên cứu
    trong một vài năm gần đây ở một số đơn vị như Phòng thí nghiệm
    Công nghệ Nano – ĐHQG TPHCM, Trường Đại học Bách khoa
    TPHCM, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên .
    Riêng đối với đề tài chế tạo nano bạc trong latex cao su
    thiên nhiên, hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về đề tài này.
    Trên thế giới hiện nay chỉ có một công trình do một nhóm các nhà
    nghiên cứu ở Malaysia tiến hành với mục đích chứng minh khả năng
    bảo vệ của cao su thiên nhiên (nhờ sự có mặt của protein) đối với
    các hạt nano bạc. Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano – ĐHQG
    TPHCM hiện đang tiến hành một số công trình nghiên cứu chế tạo
    và phát triển các ứng dụng của nano bạc trong latex cao su thiên
    nhiên. Luận văn này là một trong số các công trình đó.
    Mục tiêu của luận văn này là nghiên cứu chế tạo nano bạc
    trong latex cao su thiên nhiên bằng phương pháp chiếu tia UV và
    khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm tạo thành, đồng thời đề
    nghị một số ứng dụng có thể thực hiện được ở Việt Nam trong điều
    kiện hiện nay.
    Nội dung của luận văn bao gồm các chương :
    ã Chương 1 – Tổng quan : giới thiệu những kiến thức chung
    về cao su thiên nhiên, kim loại bạc, các phương pháp chế tạo
    vật liệu nano, các phương pháp phân tích.
    4
    ã Chương 2 – Thực nghiệm : Trình bày các nguyên liệu và
    thiết bị sử dụng, quy trình tiến hành thí nghiệm, quy trình
    phân tích mẫu.
    ã Chương 3 – Kết quả và bàn luận : trình bày các kết quả phân
    tích XRD, UV-VIS, TEM, GPC, AAS, phân tích kháng
    khuẩn.
    ã Kết luận và kiến nghị : trình bày những kết luận rút ra và đề
    nghị một số ứng dụng thực tế.
    Chương 1 : TỔNG QUAN
    1.1 CAO SU THIÊN NHIÊN
    Cao su thiên nhiên là một chất có tính đàn hồi và tính bền,
    thu được từ mủ (latex) của nhiều loại cây cao su, đặc biệt nhất là loại
    cây Hevea Brasiliensis. Năm 1875, nhà bác học người Pháp
    Bouchardat đã chứng minh cao su thiên nhiên là một hỗn hợp
    polymer isoprene (C5H8)n , những polymer này có mạch carbon rất
    dài với những nhánh ngang tác dụng như cái móc. Các mạch đó xoắn
    lẫn nhau, móc vào bằng những nhánh ngang mà không đứt khi kéo
    dãn, mạch carbon có xu hướng trở về trạng thái cũ sinh ra tính đàn
    hồi.
    1.1.1 Lịch sử :
    Christophe Colomb trong hành trình thám hiểm châu Mỹ lần
    thứ hai (1493 – 1496), ông phát hiện người dân châu Mỹ đã biết sử
    dụng nhựa cây có tính đàn hồi để làm quả bóng thay vì dùng quả
    bóng làm bằng vải độn như lúc bấy giờ tại châu Âu.
    5
    Sau đó, nhiều phát minh lần lượt ra đời đã thúc đẩy công
    nghiệp cao su phát triển nhanh chóng trong đó phải kể đến hai phát
    minh quan trọng của Hancock (nghiền dẻo hóa) và của Goodyear
    (lưu hóa).
    Cây cao su lần đầu tiên được du nhập vào Đông Dương là do
    ông J.B.Louis Pierre đem trồng tại Thảo cầm viên Sài Gòn năm
    1877. Sản lượng cao su của Việt Nam đứng hàng thứ 5 trên thế giới
    (sau Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Malaysia).
    1.1.2 Trạng thái thiên nhiên của cao su : Cao su thiên nhiên sinh ra
    từ một số loại thực vật có khả năng tạo ra latex. Chức năng tạo ra
    latex trong các nhu mô thực vật biểu thị đặc tính qua sự hiện hữu của
    tế bào chuyên biệt gọi là tế bào latex, tiết ra một dịch gọi là latex.
    Tùy theo loại cây cao su, latex cũng có nhiều loại khác nhau : bản
    chất cấu tạo gồm dung dịch vô cơ và hữu cơ có chứa các tiểu cầu ở
    dạng nhũ tương.
    1.1.3 Phân loại cây cao su : cây cao su có 5 họ chính nhưng quan
    trọng nhất là giống Hevea brasiliensis, nó cung cấp khoảng 95 –
    97% lượng cao su thiên hiên trên thế giới.
    1.1.4 Thành phần latex cao su thiên nhiên : Latex là mủ cao su ở
    trạng thái phân tán nằm lơ lửng trong dung dịch chứa nhiều chất vô
    cơ và hữu cơ. Ngoài hydrocarbon cao su ra, latex còn chứa nhiều
    thành phần khác như : protein, acid béo, dẫn xuất của acid béo,
    sterol, glucid, heterosid, enzyme, muối khoáng. Hàm lượng những
    chất cấu tạo nên latex thay đổi tùy theo các điều kiện về khí hậu, hoạt
    tính sinh lý và hiện trạng sống của cây cao su.
    6
    1.1.5 Tính chất của latex cao su thiên nhiên : trình bày về các tính
    chất của latex như lý tính, tính chất sinh hóa, tính chất thể giao trạng,
    tính chất hóa học của latex cao su thiên nhiên. Trong đó, đáng lưu ý
    nhất là điểm đẳng điện của latex và quá trình đánh đông latex.
    Hạt tử cao su được bao bọc bởi một lớp protein mỏng có cấu
    tạo là các amino acid. Với cấu tạo như vậy protein latex sẽ có sự cân
    bằng giữa 2 trạng thái : + ư NH ư PrưCOOH⇔ NH ư PrưCOO 2 3
    Điểm đẳng điện của protein latex tương đương pH = 4,7
    Với các trị số pH > 4,7 công thức ư NH ư Prư COO 2 chiếm ưu
    thế và các hạt tử cao su mang điện tích âm. Ngược lại trị số pH > 4,7
    công thức NH ư ư COOH + Pr 3 chiếm ưu thế và hạt tử cao su mang
    điện tích dương. Chính điện tích này nếu cùng điện tích âm hoặc
    cùng điện tích dương tạo ra lực đẩy giữa các hạt cao su với nhau,
    Hình 1.4 Ảnh hưởng của pH tới điện tích của hạt tử latex
    7
    đảm bảo sự phân tán của chúng trong serum. Khi đưa pH dần về 4,7 ,
    lực đẩy sẽ mất đi và latex sẽ đông tụ lại, quá trình này được gọi là
    đánh đông latex.
    1.1.6 Ứng dụng của cao su thiên nhiên : trình bày những ứng dụng
    của cao su thiên nhiên trong cuộc sống : lốp xe, găng tay, nệm
    1.2 BẠC – Ag :
    1.2.1 Lịch sử tìm ra bạc : bạc là một trong những kim loại được con
    người phát hiện ra từ rất sớm (khoảng 5500 – 6000 về trước) chỉ sau
    vàng và đồng.
    1.2.2 Nhận xét chung : bạc có ký hiệu Ag, số hiệu nguyên tử 47, khối
    lượng nguyên tử xấp xỉ 108, thuộc phân nhóm 1B, chu kỳ 5. Bạc dễ
    dát mỏng, kéo sợi, có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong các
    kim loại. Bạc thường tìm thấy trong các quặng có lẫn chì, kẽm, đồng
    và vàng. Hàm lượng trong vỏ trái đất : 10-5%.
    1.2.3 Cấu trúc tinh thể : Bạc có cấu trúc mạng tinh thể lập phương
    tâm mặt, điều này giải thích việc bạc có khối lượng riêng lớn và
    nhiệt độ nóng chảy tương đối cao. Hằng số mạng (ô cơ sở) : a = b = c
    = 408.53 pm, α = β = γ = 90.000
    1.2.4 Tính chất vật lý : trình bày một số hằng số vật lý của bạc
    1.2.5 Tính chất điện tử : trình bày cấu hình điện tử của bạc và một số
    hằng số về tính chất điện tử của bạc. Giải thích vì sao bạc khó bị oxy
    hóa nhưng ion của bạc lại rất dễ bị khử.
    Hình 1.5 Sự thành lập các vùng theo độ pH
    8
    1.2.6 Tính chất hóa học : trình bày tính chất hoá học bạc như tính
    kém hoạt động hóa học của bạc. Trong không khí bạc không bị biến
    đổi. Ngay cả khi bị đun nóng, bạc cũng không bị oxy hóa. Với
    halogen, bạc kết hợp chậm ở nhiệt độ thường. Với lưu huỳnh, bạc
    không kết hợp trực tiếp. Với hydro, nitơ, carbon, bạc không tác dụng.
    Bạc tan dễ dàng trong HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Bạc bị đen trong
    không khí có chứa H2S do sự tạo thành sunfua bạc màu đen.
    1.2.7 Tính chất hóa học các hợp chất Ag (+1) : trình bày tính chất
    hoá học của các hợp chất +1 của bạc.
    1.2.8 Tính chất hóa học : trình bày những ứng dụng của bạc trong
    thực tế : pin, đồ trang sức, mạ điện, rửa ảnh, gương
    1.3 VẬT LIỆU NANO :
    1.3.1 Khoa học, công nghệ và vật liệu nano :
    Khoa học nano là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện
    tượng và sự can thiệp (manipulation) vào vật liệu tại các quy mô
    nguyên tử, phân tử và đại phân tử. Tại các quy mô đó, tính chất của
    vật liệu khác hẳn với tính chất của chúng tại các quy mô lớn hơn.
    Công nghệ nano là việc thiết kế, phân tích đặc trưng, chế tạo
    và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị, và hệ thống bằng việc điều khiển
    hình dáng và kích thước trên quy mô nano mét.
    9
    Vật liệu nano là đối tượng của hai lĩnh vực là khoa học nano
    và công nghệ nano, nó liên kết hai lĩnh vực trên với nhau. Kích thước
    của vật liệu nano từ 0,1 nm đến 100 nm.
    1.3.2 Tính chất của vật liệu nano : Sự khác biệt về tính chất của vật
    liệu nano so với vật liệu khối bắt nguồn từ hai hiện tượng : hiệu ứng
    bề mặt và hiệu ứng kích thước.
    1.3.3 Phân loại vật liệu nano : phân loại theo hình dáng (vật liệu
    nano 1 chiều, 2 chiều , 3 chiều) hoặc theo tính chất vật liệu (từ tính,
    bán dẫn , sinh học )
    1.3.4 Hạt nano kim loại: giới thiệu về khái niệm hạt kim loại nano
    và nêu ví dụ về việc sử dụng hạt kim loại nano từ thời La Mã.
    1.3.5 Chế tạo hạt nano kim loại : trình bày 2 phương pháp chung để
    chế tạo hạt nano kim loại : từ trên xuống (top-down) và từ dưới lên
    (bottom-up). Cụ thể, ta có thể chế tạo hạt nano kim loại theo cách
    phương pháp như : ăn mòn laser, khử hóa học, khử vật lý, khử hóa
    lý, khử sinh học.
    1.3.6 Chất ổn định hạt nano kim loại : trình bày về việc sử dụng các
    polymer để làm chất ổn định (hay chất bảo vệ) cho các hạt nano kim
    loại để tránh các hạt nano kim loại kết tụ thành hạt lớn hơn hoặc tạo
    thành đám. Trong đó các polymer thường được sử dụng là PVP,
    PEG, PVA, PAN và các polymer tự nhiên như chitosan, cellulose,
    cao su thiên nhiên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...