Thạc Sĩ Nghiên cứu chế tạo phục hồi gầu công dụng chung của máy xúc komatsu pc220 nhằm nâng cao chất lượng v

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Lan Chip, 26/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Lan Chip, 26/9/11
    Last edited by a moderator: 15/8/14
    Phần I. MỞ ĐẦU



    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

    Việc sử dụng thiết bị cơ giới trong thi công đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện điều kiện lao động của con người.
    Xuất phát từ quan điểm này trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nhập và chế tạo thêm khá nhiều các máy xây dựng khác nhau. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu máy xây dựng vào nước ta trong tháng
    10/2008 đạt 13,6 triệu USD. Trong đó, nhập khẩu máy xúc đào là tăng 1,8%. Theo thống kê ở nhiều công trình xây dựng thấy rằng khối lượng đất, đá, than, quặng do máy xúc đảm nhiệm chiếm trên 50% của tổng khối lượng công việc.
    Trong quá trình sử dụng gầu của máy xúc đào bị mòn chốt, mòn bạc do ma sát lẫn nhau, răng gầu mòn vì ma sát, bị hỏng vì mặt ngoài bị tác dụng của nhiệt độ cao, một số bị biến dạng vì bị va chạm. Ngoài ra có khi do sử dụng và thao tác không chính xác, việc chăm sóc và bảo dưỡng không chu đáo cũng làm cho gầu chóng bị mòn và hư hỏng; có một số trường hợp do chất lượng thiết kế và chế tạo không tốt cũng dẫn đến những hiện tượng trên. Máy móc bị mòn và hư hỏng là điều thường xảy ra trong toàn bộ quá trình sử dụng và vận hành máy. Số lượng máy xúc hiện nay đang sử dụng ở nước ta là rất lớn. Việc nhập khẩu những phụ tùng thay thế nguyên chiếc là không hiệu quả về kinh tế. Vậy đề tài:
    "Nghiên cứu chế tạo phục hồi gầu công dụng chung của máy xúc KOMATSU PC 220 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế" là rất cần thiết.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

    Phân loại đánh giá các dạng hỏng của gầu xúc, phát hiện những nguyên nhân chủ yếu, tìm ra cơ chế phá hỏng, từ đó đề xuất phương án chế tạo phục hồi.
    3. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU.

    - Răng gầu máy xúc KOMATSU PC 220

    - Chốt, bạc của gầu máy xúc KOMATSU PC 220

    4. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm

    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.

    a.Ý nghĩa khoa học.
    Nghiên cứu ứng dụng thành công phương án chế tạo phục hồi vào quá trình

    cải tạo, sửa chữa chi tiết gầu máy xúc sẽ đóng góp thêm các kiến thức về công nghệ sửa chữa chi tiết máy. Cung cấp thêm kiến thức về cơ chế mòn của chi tiết gầu trong các máy xúc đào thi công.
    b.Ý nghĩa thực tiễn.

    Với các ứng dụng của nghiên cứu áp dụng cho gầu máy xúc sẽ làm quá trình sử dụng công suất máy được triệt để nhờ cớ sẵn đồ thay thế, làm giảm công sức sửa chữa của công nhân và mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Ngoài lợi ích về kinh tế, việc tìm ra phương án chế tạo phục hồi hiệu quả còn làm tăng tuổi thọ của gầu xúc.



    MỤC LỤC



    Trang

    LỜI NÓI ĐẦU 2
    Phần I. MỞ ĐẦU 3
    1. Tính cấp thiết của đề tài 3
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Đối tượng nghiên cứu 4
    4. Phương pháp nghiên cứu 4
    5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Phần II: NỘI DUNG - 5 -

    Chương 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MÁY XÚC VÀ GẦU XÚC CÔNG DỤNG CHUNG KOMATSU PC220

    1. Giới thiệu chung 5
    1.1 Giới thiệu chung về các loại máy xúc thuỷ lực gầu ngược - 5 -
    1.2. Giới thiệu chung về các loại gầu xúc - 6 -
    2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy xúc Komatsu PC220 - 9 -
    3. Nghiên cứu về động học và động lực học quá trình làm việc cảu gầu xúc 15
    3.1. Động học và động lực học gầu xúc 15
    3.2. Phân tích lực tác động lên gầu xúc 29
    Chương 2. NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ PHÁ HỎNG VÀ ĐỀ XUẤT PHưƠNG ÁN 34
    CHẾ TẠO PHỤC HỒI
    1.Mòn vật liệu 35
    1.1. Mòn kim loại và hợp kim 36
    1.2. Ma sát và mòn chất dẻo 41
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới mòn 41
    2. Các dạng hỏng và nguyên nhân 47
    2.1. Đánh giá và phân loại các dạng hỏng 47
    2.2. Cơ chế phá hỏng và nguyên nhân gây ra với một số chi tiết chủ yếu 51
    3. Hiện trạng công nghệ chế tạo phục hồi gầu xúc tại Việt Nam 60
    3.1 Các số liệu khảo sát từ thực tế 60
    3.2. Nhận xét: 63
    4. Đề xuất giải pháp công nghệ chế tạo phục hồi 66
    4.1 Giới thiệu chung 66
    4.2.Phân loại các dạng hỏng 68
    4.3.Đề xuất phương pháp phục hồi chi tiết 70
    5. Kết luận 72
    Chương 3.NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHẾ 74
    TẠO PHỤC HỒI GẦU XÚC KOMATSU PC220
    1.Chọn phương pháp sửa chữa và phục hồi chi tiết 74
    2. Phục hồi chi tiết 75
    2.1. Phục hồi bằng hàn đắp 75
    2.2. Phục hồi bằng gia công cơ khí 79
    2.3. Đúc mới răng gầu 80
    3. Thử nghiệm 82
    4. Kết luận 82
    Phần 3. KẾT LUẬN CHUNG 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...