Thạc Sĩ Nghiên cứu chế tạo phụ gia đa chức năng cho vữa và bê tông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    Thực tập cán bộ kỹ thuật hay thực tập tốt nghiệp là điều không thể thiếu đối
    với bất kỳ sinh viên nào trước khi làm đồ án tốt nghiệp. Với trường Đại học Xây
    Dựng mà đặc biệt là khoa Vật liệu xây dựng, thực tập cán bộ kỹ thuật giúp cho
    sinh viên được tiếp xúc với dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, hiểu được
    từng khâu, từng bộ phận trong sản xuất; qua đó biết cách tổ chức sản xuất và củng
    cố thêm những kiến thức lý thuyết đã được học ở trường. Trong quá trình thực tập
    tốt nghiệp tại Phòng Thí nghiệm và Nghiên cứu Vật liệu xây dựng chúng em đã
    được trực tiếp tiến hành các thí nghiệm để xác định tính chất các nguyên vật liệu
    sử dụng. Quá trình thực tập tại phòng còn giúp cho chúng em sau khi ra trường về
    các đơn vị làm việc không bị ngỡ ngàng bởi thiếu thực tế và vận dụng kiến thức
    của mình vào quá trình làm việc một cách nhanh và hiệu quả .
    Phụ gia khoáng và phụ gia hoá học được sử dụng rất rộng rãi trong bê
    tông. Chúng góp phần nâng cao chất lượng bê tông và hạ giá thành sản phẩm cuối
    cùng. Tuy nhiên giá thành của một số loại phụ gia hoá học khá cao và trong nhiều
    trường hợp có thể làm tăng giá thành của 1 m3 bê tông trộn sẵn. Phụ gia khoáng
    nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo (trừ silica fume và metacaolanh) thường có giá
    thành rẻ hơn phụ gia hoá học. Việc phối hợp hai phụ gia này thường đem lại hiệu
    quả kinh tế kỹ thuật cao hơn so với khi sử dụng đơn lẻ. Nếu phụ gia khoáng sử
    dụng trong bê tông có nguồn gốc phế thải như tro bay, xỉ lò cao thì ngoài yếu tố
    giá thành hạ còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đề tài
    đặt vấn đề nghiên cứu chế tạo phụ gia đa chức năng sử dụng cho vữa và bê tông từ
    phế thải của nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Dự kiến phụ gia này sẽ gồm hai
    thành phần là phần khoáng hoạt tính từ phế thải của nhà máy sản xuất linh kiện
    điện tử có chứa các ion kim loại nặng và phần chất hoạt tính bề mặt từ phụ gia siêu
    dẻo. Phụ gia này sẽ có nhiều chức năng trong một phụ gia là khả năng giảm nước,
    duy trì tổn thất độ sụt của hỗn hợp bê tông lâu hơn, tăng cường độ ban đầu và
    cường độ cuối cùng của bê tông.


    Chương 1
    tìm hiểu tổng quan về phụ gia cho bê tông
    1.1 Phân loại phụ gia cho bê tông
    Theo sự phân loại của Viện Bê tông Mỹ (ACI), có khoảng 14 loại phụ gia cho bê
    tông khác nhau.
    Tuy vậy, có thể phân các loại phụ gia bê tông thành 2 nhóm chính đó là: Phụ gia
    khoáng và phụ gia hoá học. Trong đó phụ gia hoá học lại phân thành :
    - Phụ gia cuốn khí.
    - Phụ gia giảm nước.
    - Phụ gia điều chỉnh đông kết.
    Vì đối tượng nghiên cứu là phụ gia cho bê tông do vậy các loại phụ gia đều được
    cho vào bê tông trong quá trình chế tạo hỗn hợp bê tông.
    ở Việt Nam đã có một số cơ quan soạn thảo các TCVN về phụ gia nhưng do việc
    sử dụng phụ gia ở Việt Nam còn tương đối mới mẻ và việc chế tạo sản xuất phụ
    gia bê tông còn hết sức manh mún, chưa thật sự trở thành ngành hoá phẩm xây
    dựng. Do đó ở quy mô quốc gia chưa có các bộ tiêu chuẩn liên quan. Thị trường
    hoá phẩm xây dựng hiện nay chủ yếu do các hãng nước ngoài nắm nên việc áp
    dụng các bộ tiêu chuẩn của nước ngoài nhất là ASTM trở nên khá phổ biến, các
    tiêu chuẩn đó là :
    Tiêu chuẩn ASTM C 618 "Tiêu chuẩn về tro bay, puzơlan thiên nhiên nung và
    không nung làm phụ gia khoáng cho bê tông xi măng pooclăng"
    Tiêu chuẩn ASTM C 494 "Tiêu chuẩn về phụ gia hoá học cho bê tông"
    Theo tiêu chuẩn này, phụ gia hoá học chia thành 7 loại :
    1- Loại A: phụ gia giảm nước.
    2- Loại B: phụ gia chậm rắn.
    3- Loại C: phụ gia rắn nhanh.


    4- Loại D: phụ gia giảm nước - chậm rắn.
    5- Loại E: phụ gia giảm nước - rắn nhanh.
    6- Loại F: phụ gia giảm nước tầm cao.
    7- Loại G: phụ gia giảm nước tầm cao - chậm rắn.
    Tiêu chuẩn Anh (UK) có :
    BS-3892: Part 1:1982 "Tiêu chuẩn tro nhiên liệu dùng cho thành phẩm
    chất kết dính trong bê tông công trình"
    BS-5075: Part 1:1982 "Tiêu chuẩn PG rắn nhanh, PG chậm rắn và PG
    giảm nước"
    BS-5075: Part 2:1982 "Tiêu chuẩn phụ gia cuốn khí"
    BS-5075: Part 3:1982 "Tiêu chuẩn phụ gia siêu dẻo".
    - Yêu cầu: đối với phụ gia bê tông - BS-5075- Các phương pháp thử -
    Phân loại phụ gia hoá học - BS-5075


    Mục lục
    Trang
    MởĐầu .1
    Chương 1:tìm hiểu tổng quan về phụ gia cho bê tông 4
    1.1 Phân loại phụ gia cho bê tông 4
    1.2 Phụ gia khoáng dùng trong bê tông 5
    1.2.1 Phụ gia khoáng thiên nhiên 6
    1.2.2 Phụ gia khoáng nhân tạo 8
    1.3 Phụ gia hoá học dùng trong bê tông . 10
    1.3.1 Các loại phụ gia giảm nước tầm cao thế hệ mới . 10
    1.3.2 Cơ chế hoá dẻo của phụ gia giảm nước tầm cao thế hệ 2 12
    1.4 Tình hình sử dụng phụ gia trong bê tông ở Việt Nam 13
    Chương 2 : đề xuất hướng nghiên cứu trong đề tàI của đồ án tốt
    nghiệp 16


    2.1 Đặt vấn đề . 16
    2.2 Tên đề tài dự kiến 17
    2.3 Nôi dung nghiên cứu 17
    Chương 3 : một số kết quả nghiên cứu sơ bộ .18
    3.1 Kết quả nghiên cứu tính chất của nguyên vật liệu sử dụng trong
    Nghiên cứu 19
    3.1.1 Xi măng .19
    3.1.2 Phế thải nhà máy sản xuất linh kiện điện tử 28
    3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia từ nhà máy sản xuất linh kiện
    điện tử đến hồ và vữa xi măng .29
    3.2.1. ảnh hưởng của phụ gia đến lượng nước tiêu chuẩn của hồ xi măng .29
    3.2.2. ảnh hưởng của phụ gia đến thời gian đông kết của hồ xi măng .30
    3.2.3. ảnh hưởng của phụ gia đến cường độ chịu nén vữa xi măng
    ở tuổi 3 ngày .31
    3.3. kết luận 32
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...