Thạc Sĩ Nghiên cứu chế tạo mô đun giao tiếp PLC 1 đèn giao thông, bể trộn hóa chất ,điều khiển bể mức

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước thì việc phát triển và áp dụng các tiến bộ khoa học mới vào cuộc sống và quá trình sản xuất trong các nhà máy mang tầm vóc rất quan trọng.
    Với sự phát triển của các hệ thống giao thông trong cả nước thì mật độ xe lưu thông trên các tuyến đường ngày một đông vì vậy tại các nút giao nhau rất rễ gây ùn tắc nếu có một sự cố nào đó xảy ra với hệ thống đèn. Do vậy hệ thống đèn giao thông dùng PLC điều khiển sẽ giúp giảm thiểu các sự cố do đèn gây ra mà trước kia dùng các công tắc chuyển mạch cũ.
    Trong công nghiệp việc sử dụng các hệ thống điều khiển tự động đã dần thay thế các hệ thống bán tự động hay bằng tay nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động và cho ra sản phẩm có chất lượng cao. Một trong những phương án đầu tư vào tự động hóa là việc ứng dụng PLC vào các dây chuyền sản xuất. Trong đó bao gồm có hệ thống pha trộn hóa chất tự động, hệ thống bơm nước tự động sử dụng trong các nhà máy.
    Dựa trên các nhu cầu cấp thiết đó nhóm em đã chọn đề tài Nghiên cứu ,chế tạo moldulgiao tiếp PLC S7-300 các mô hình bao gồm : đèn ngã tư giao thông, điều khiển bể mức, hệ thống trộn hóa chất
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    · Thiết kế chế tạo các modul giao tiếp PLC S7-300. Các modul này được giao tiếp trực tiếp với các cảm biến, động cơ, phím bấm . như mô hình thực tế
    · Thiết kế, chế tạo các mô hình bao gồm các khối sau:
    - Khối nguồn
    - Khối xử lý trung tâm
    - Khối hiển thị (Đèn giao thông, Điều khiển bể mức, Trộn hóa chất)
    - Khối cảm biến
    - Khối giao tiếp đầu vào
    - Khối công suất đầu ra
    · Xây dựng mô hình giao tiếp thực tế phục vụ cho chương trình đào tạo chứng chỉ chuyên môn cho hai môn học: Chuyên đề điều khiển giám sát hệ thống tự động, Lập trình điều khiển hệ thống.
    · Tạo điều kiện cho các giảng viên khoa Điện - Điện Tử nghiên cứu và nâng cao trình độ chuyên môn.
    · Nâng cao chất lượng đào tạo cho các sinh viên thuộc các chuyên ngành Điện, Điện Tử, Cơ điện tử.
    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nhóm em Nghiên cứu ,chế tạo moldul giao tiếp PLC S7-300 bao gồm các mô hình: đèn ngã tư giao thông, điều khiển bể mức, hệ thống trộn hóa chất .
    Sau khi khảo sát thực tế, tìm hiểu các tài liệu trên mạng và lý thuyết liên quan. Nhóm đã đưa ra sơ đồ giao diện của từng mô hình, sau đó tiến hành thiết kế và tìm mua các linh kiện liên quan về mô hình để tiến hành lắp ráp và hoàn thiện mô hình.
    Các mô hình sẽ làm ở dạng thí nghiệm và có thể áp dụng để giảng dạy trong các trường kỹ thuật. Từ các mô hình đó có thể đưa ra các dạng bài toán yêu cầu lập trình các quy trình hoạt động khác nhau nhằm nâng cao khả năng tư duy và sáng tạo cho sinh viên.
    4. Tóm tắt cấu trúc đồ án
    Đề tài nhóm được giao : Nghiên cứu và chế tạo moldul giao tiếp PLC S7- 300.
    Qua quá trình khảo sát thực tế và tìm hiểu các tài liệu liên quan nhóm đã đưa ra được từng mô hình cụ thể . Thiết kế cấu hình phần cứng và liệt kê các linh kiện cần dùng trong mô hình.Khi hoàn thành mô hình nhóm lập trình cho từng mô hình và thực hiện test mạch cho từng mô hình đến khi hoạt động ổn định và đạt yêu cầu đề ra về cả mỹ thuật và hoạt động. Đưa ra được kết luận tổng quan về đề tài và hướng phát triển, phạm vi ứng dụng trong thực tế của từng mô hình.
    Phần lý thuyết của đề tài được 5 chương :
    - Chương 1 Lý thuyết tổng quan
    - Chương 1 Lý thuyết tổng quan về PLC
    - Chương 3 Thiết kế thi công phần cứng và xây dựng chương trình điều khiển
    - Chương 4 Kết luận và thảo luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...