Luận Văn Nghiên cứu chế tạo kit thử nhanh sử dụng trong phân tích ure

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    “Ăn ngon mặc đẹp” là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thực phẩm hiện nay đòi
    hỏi không chỉ ngon mà còn phải bắt mắt, thu hút người tiêu dùng, do đó mà ngành công nghệ
    sau thu hoạch ra đời với mục đích tạo ra giá trị cho thực phẩm như bảo toàn giá trị dinh dưỡng,
    tăng giá trị cảm quan, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiện dụng Các giá trị này không
    tách rời nhau; có tác động tăng hay bù trừ nhau nhưng tổng thể phải tạo ra giá trị gia tăng cho
    sản phẩm. Tuy nhiên, ở một số loại thực phẩm mà giá trị cảm quan hay dinh dưỡng đóng vai
    trò quan trọng thì người bán đã sử dụng những thủ thuật không được phép sử dụng như phun
    hóa chất để làm bóng trái cây, ngâm thịt gia súc hay gia cầm trong dung dịch hàn the, ướp
    urea cho thủy sản để nhìn bề ngoài trông tươi lâu hơn, cho urea vào trong nước mắm để làm
    tăng độ đạm Những thủ thuật “hàng chợ” này không chỉ đánh lừa người tiêu dùng trong việc
    mua các sản phẩm thực phẩm không còn tươi ngon, không đủ chất dinh dưỡng mà còn có nguy
    cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.
    Hiện nay, công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập, thiếu phương
    tiện, chưa được tiến hành rộng rãi, vì vậy người tiêu dùng cần chủ động tránh mua thực phẩm
    kém chất lượng, không an toàn. Một biện pháp dễ thực hiện dành cho mọi người là sử dụng kit
    thử nhanh để kiểm tra sự có mặt của một hóa chất độc hại trong thực phẩm ngay khi vừa mua
    về vì đơn giản, dễ sử dụng, giá thành rẻ và thời gian phát hiện ngắn. Kit thử nhanh cũng là
    phương tiện giúp cho công tác kiểm tra nhanh chất lượng thực phẩm ở cấp cơ sở.
    Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại kit thử nhanh nhưng đa phần là các kit ngoại
    chưa phù hợp lắm với điều kiện của Việt Nam, khi sử dụng phải đong, đo hóa chất từ các lọ
    nhỏ đóng sẵn, vì vậy không loại trừ được sai số chủ quan do người sử dụng gây ra. Trong số
    các kit nội bán trên thị trường chưa có loại kit dùng để phân tích urea trong thực phẩm. Với lý
    do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chế tạo kit thử nhanh dùng trong phân tích urea trong
    khuôn khổ bài luận văn này.
    Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần chính:
    ? Chế tạo kit thử nhanh dùng để phân tích urea dựa trên nguyên tắc sử dụng enzyme
    urease để thủy phân đặc hiệu urea.
    ? Ứng dụng kit thử để phân tích urea trong các mẫu thực.


    C CH HƯ ƯƠ ƠN NG G 1 1 . 2
    1.1. Enzyme urease (EC 3.5.1.5) 3
    1.1.1. Danh pháp quốc tế và phân loại 3
    1.1.2. Tính chất vật lý của enzyme urease 3
    1.1.3. Tính chất hóa lý của enzyme urease . 6
    1.1.4. Trung tâm hoạt động 6
    1.1.5. Cơ chế xúc tác 9
    1.1.6. Cơ chất của urease 10
    1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng của urease . 12
    1.2. Các phương pháp thu nhận urease 23
    1.2.1. Nguồn thu nhận . 23
    1.2.2. Một số phương pháp tách chiết và tinh chế enzyme . 26
    1.3. Các phương pháp xác định hoạt tính urease . 27
    1.3.1. Xác định hoạt tính urease dựa trên việc định lượng NH3 được giải phóng 29
    1.3.2. Xác định hoạt tính urease bằng cách định lượng CO2 được giải phóng . 30
    1.4. Ứng dụng của enzyme urease . 31
    1.4.1. Trong nông nghiệp 31
    1.4.2. Trong thực phẩm . 31
    1.4.3. Trong phân tích hóa sinh 31
    1.4.4. Trong công nghệ môi trường 32
    1.4.5. Trong y học . 32
    1.5. Tổng quan về urea . 32
    1.5.1. Cấu tạo hóa học của urea . 32
    1.5.2. Phát hiện . 33
    1.5.3. Công dụng . 34
    1.5.4. Mức độ nguy hiểm 35
    1.5.5. Các nguồn phát sinh urea . 35
    1.5.6. Các phương pháp xác định urea . 39
    1.6. Kit thử nhanh trong phân tích urea 46
    1.6.1. Tình hình các loại kit thử nhanh ở Việt Nam [52] . 46
    1.6.2. Các loại kit phân tích urea . 47
    C CH HƯ ƯƠ ƠN NG G 2 2 . 50
    2.1. Nguyên liệu 51
    2.1.1. Hóa chất 51
    2.1.2. Dụng cụ . 51
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 52
    2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu 52
    2.2.2. Phương pháp tìm chất chỉ thị màu tối ưu . 52
    2.2.3. Phương pháp xác định lượng chất chỉ thị thích hợp cho lên kit . 54
    2.2.4. Phương pháp chọn dung môi thích hợp dùng để pha urease . 54
    2.2.5. Phương pháp chọn thể tích chấm enzyme phù hợp . 58
    2.2.6. Phương pháp nghiên cứu lượng enzyme urease thích hợp cho lên kit . 59
    2.2.7. Phương pháp khảo sát giới hạn phát hiện của kit, xây dựng thang màu bán định
    lượng urea và đường chuẩnpH 60
    2.2.8. Phương pháp xác định thời gian hiện màu của kit 60
    2.2.9. Phương pháp xác định thời gian sử dụng của kit . 60
    2.2.10. Khảo sát khả năng phát hiện của kit trong mẫu thực 61
    2.2.11. Các phương pháp xử lý số liệu . 61
    C CH HƯ ƯƠ ƠN NG G 3 3 . 62
    3.1. Khảo sát các loại chất chỉ thị màu 63
    3.2. Khảo sát lượng chất chỉ thị thích hợp cho lên kit . 65
    3.3. Khảo sát dung môi pha urease 68
    3.3.1. Khảo sát hoạt tính của enzyme urease theo phương pháp Nessler 68
    3.3.2. Khảo sát dung môi dùng để pha urease 70
    3.4. Khảo sát lượng enzyme thích hợp cho lên kit 72
    3.4.1. Khảo sát thể tích chấm enzyme urease lên kit 72
    3.4.2. Khảo sát nồng độ dung dịch enzyme urease cho lên kit . 72
    3.5. Khảo sát giới hạn phát hiện của kit, xây dựng thang màu bán định lượng urea và đường
    chuẩnpH 76
    3.5.1. Xác định khả năng phát hiện của kit . 76
    3.5.2. xây dựng thang màu bán định lượng urea . 77
    3.5.3. xây dựng đường chuẩnpH để định lượng urea 78
    3.6. Khảo sát thời gian hiện màu của kit . 83
    3.7. Khảo sát thời gian sử dụng của kit 85
    3.8. Khảo sát khả năng phát hiện của kit trong mẫu thực 87
    3.8.1. Sữa . 87
    3.8.2. Nước mắm . 89
    3.8.3. Thủy sản 90
    C CH HƯ ƯƠ ƠN NG G 4 4 . 95
    4.1. Kết luận 96
    4.2. Kiến nghị: . 97
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...