Thạc Sĩ Nghiên cứu chế biến bột đạm từ sinh khối Artemia bằng phương pháp sử dụng enzyme protease

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu chế biến bột đạm từ sinh khối Artemia bằng phương pháp sử dụng enzyme protease

    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG ii
    DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ iv
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. GIỚI THIỆU VỀ ARTEMIA VÀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
    ARTEMIA 3
    1.2. GIỚI THIỆU VỀ ENZYME PROTEASE . 6
    1.3. GIỚI THIỆU VỀ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN 11
    CHƯƠNG II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU . 16
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    2.2.1. Các phương pháp phân tích . 16
    2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm . 17
    2.2.2.1. Xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình thủy phân sinh khối
    Artemia bằng enzyme protease . 17
    2.2.2.2. Thử nghiệm sản xuất bột đạm thủy phân từ sinh khối Artemia . 22
    2.3. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VÀ HÓA CHẤT 23
    2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU . 24
    CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
    3.1. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ SƠ BỘ NGHIÊN CỨU BẢO
    QUẢN SINH KHỐI ARTEMIA . 25
    3.1.1. Xác định thành phần hóa học cơ bản của nguyên liệu Artemia . 25
    3.1.2. Nghiên cứu bảo quản sinh khối Artemia . 26
    3.2. CHỌN LOẠI ENZYME PROTEASE THÍCH HỢP CHO QUÁ TRÌNH THỦY
    PHÂN . 29
    4
    3.3. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ THÍCH HỢP CHO QUÁ TRÌNH THỦY
    PHÂN SINH KHỐI ARTEMIA BẰNG FLAVOURZYME 34
    3.3.1. Xác định nhiệt độ thích hợp cho quá trình thủy phân Artemia 34
    3.3.2. Xác định pH thích hợp cho quá trình thủy phân sinh khối Artemia . 39
    3.3.3. Xác định tỷ lệ Flavourzyme thích hợp cho quá trình thủy phân 43
    3.3.4. Xác định tỷ lệ nước bổ sung thích hợp cho quá trình thủy phân . 48
    3.3.5. Xác định tỷ lệ ethanol bổ sung thích hợp cho quá trình phòng thối . 53
    3.3.6. Xác định thời gian thủy phân . 57
    3.4. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT ĐẠM THỦY PHÂN TỪ SINH
    KHỐI ARTEMIA VÀ SẢN XUẤT THỬ SẢN PHẨM 61
    3.4.1. Quy trình sản xuất bột đạm thủy phân từ sinh khối Artemia . 61
    3.4.2. Sản xuất thử sản phẩm bột đạm thủy phân từ sinh khối Artemia 63
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 68
    PHỤ LỤC 76

    MỞ ĐẦU
    Artemia là tên của một loài giáp xác nhỏ sống ở những vùng nước mặn có biên
    độ mặn rộng từ vài phần nghìn đến 250‰. Trong tự nhiên người ta thường gặp
    Artemia sống ở các hồ nước mặn. Từ những năm 30 của thế kỷ trước, người ta biết
    đến Artemia là do phát hiện thấy Artemia chính là loại động vật giàu protein nên rất
    thích hợp cho việc dùng làm thức ăn để ương nuôi các loài động vật thủy sản như
    tôm, cá, động vật thân mềm
    Ở Trung Quốc, người ta thu nhận hàng ngàn tấn sinh khối Artemia từ các
    ruộng muối ở vịnh Bohai và sử dụng làm thức ăn cho tôm thẻ trong các trại giống
    tại vịnh Bohai và trên toàn Trung Quốc. Ngoài ra Artemia cũng được sử dụng làm
    thức ăn nuôi cá cảnh. Hi ện n ay, hơn 95% sinh khối Artemia đư ợc dùng làm thức ăn nuôi
    cá cảnh dưới dạng đông l ạnh. Thái Lan v à Singapore là hai nư ớc sử dụng nhiều nhất sinh
    khối Artemia cho ngh ề nuôi cá cảnh.
    Từ đầu thập niên 80, Artemia du nhập vào Việt Nam dưới dạng thức ăn dùng
    cho nuôi ấu trùng tôm càng xanh, sau đó Artemia được nuôi thử nghiệm ở Cam
    Ranh - Nha Trang (1982), trên đồng muối Vĩnh Châu - Bạc Liêu, Phan Thiết
    (1991), Vũng Tàu (1995). Hiện nay Artemia đã trở thành một đối tượng nuôi phổ
    biến ở đồng muối của diêm dân vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu.
    Hiện tại các nghiên cứu về việc chế biến Artemia còn rất hạn chế. Artemia chủ
    yếu được sử dụng dưới dạng sinh khối tươi dùng làm thức ăn nuôi ấu trùng tôm
    càng xanh, cua, tôm biển và cá cảnh dưới dạng tươi sống đông lạnh. Hiện Trường
    Đại học Nha Trang đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm nuôi thu sinh
    khối Artemia salina trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh”. Kết quả bước đầu
    cho thấy việc nuôi Artemia tại các đồng muối có rất nhiều triển vọng: với diện tích
    thử nghiệm khoảng gần 500m
    2
    , cứ 2 ngày thu sinh khối 1 lần với khối lượng sinh
    khối thu được trên 4kg. Tuy vậy sinh khối Artemia chủ yếu mới dùng ở dạng trực
    tiếp cho việc ương nuôi tôm giống. Phần sinh khối dư thừa hiện chưa biết sử dụng
    cho mục đích gì. Do vậy việc “Nghiên cứu chế biến bột đạm từ sinh khối Artemia
    bằng phương pháp sử dụng enzyme protease” là cần thiết với mục đích chế biến
    2
    sinh khối Artemia thành dạng bột đạm thủy phân nhằm tìm kiếm khả năng sử dụng
    nguồn bột đạm này trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm hay các lĩnh vực khác góp
    phần mở rộng đầu ra cho nguồn sinh khối giàu protein này.
    Nội dung của đề tài:
    1) Tìm biện pháp giữ tươi sinh khối Artemia thu từ các đồng muối dùng làm
    nguyên liệu cho quá trình nghiên cứu.
    2) Nghiên cứu lựa chọn loại enzyme protease thích hợp cho quá trình thủy
    phân protein của sinh khối Artemia.
    3) Xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình thủy phân sinh khối Artemia
    để sản xuất bột đạm thủy phân.
    4) Đề xuất quy trình sản xuất bột đạm thủy phân từ sinh khối Artemia, sản
    xuất thử bột đạm thủy phân từ sinh khối Artemia và đánh giá chất lượng sản phẩm
    bột đạm thủy phân.
    Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
    Kết quả nghiên của luận văn là các số liệu thực tế bổ sung vào kho tàng kiến
    thức phục vụ cho việc giảng dạy về enzyme protease tại Trường Đại học Nha
    Trang. Mặt khác, thành công của luận văn còn là cơ sở cho việc sử dụng sinh khối
    Artemia trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm - nền tảng cho việc mở rộng đầu ra
    cho nghề nuôi Artemia phát triển rộng rãi.

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. GIỚI THIỆU VỀ ARTEMIA VÀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN
    CỨU VỀ ARTEMIA
    Artemia thuộc lớp giáp xác, có hệ thống phân loại như sau: ngành
    (Arthropoda), lớp (Crustaceae), lớp phụ (Branchiopoda), bộ (Anostraca), họ
    (Artemiidae), giống (Artemia, Leach 1819). Trong các dòng Artemia lưỡng tính
    hoặc dị hợp tử (quần thể bao gồm con đực và con cái) đã xác định có tất cả sáu loài
    anh em như sau: Artemia salina gặp ở Lymington - Anh, Artemia tunisiana gặp ở
    Châu Âu, Artemia franciscana gặp ở Châu Mỹ (Bắc, Trung và Nam Mỹ), Artemia
    perrsimilis gặp ở Argentina, Artemia urmiana gặp ở Iran, Artemia monica gặp ở
    Mono Lake, CA-USA (Theo P. Sorgeloos,1986). Vì thế theo các nhà khoa học nên
    sử dụng tên Artemia để gọi các quần thể Artemia mới chỉ khi chúng có đủ bằng
    chứng về sinh hoá, di truyền tế bào hoặc hình thái để định rõ tên loài thì mới gọi
    theo tên loài.
    Artemia được biết đến vào những năm đầu thập niên 30 khi người ta phát hiện
    ra chúng là loại thức ăn sống có giá trị dinh dưỡng cao dùng cho việc ương nuôi các
    giống thủy sản như tôm cá và động vật thân mềm. Người ta ước tính mỗi năm trên
    thế giới sử dụng khoảng 2.000 tấn trứng Artemia khô và nhu cầu ngày càng tăng
    cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Mặc
    dù Artemia phân bố rộng trên toàn thế giới nhưng không phải nơi nào cũng có.
    Trong tự nhiên Artemia chỉ có ở một số vùng như: vịnh San Francisco, hồ muối
    Greate (Great Salt Lake - Mỹ), vịnh Bohai (Trung Quốc)
    Artemia được thu từ hai nguồn chính: khai thác tự nhiên và ương nuôi ở các
    ruộng muối hoặc các hồ nước mặn. Cho đến nay, nguồn cung cấp Artemia chủ yếu
    là Mỹ và Trung Quốc. Năm 2000 sản lượng trứng Artemia ở Mỹ đạt 8200 tấn và
    duy trì ở mức 8314 tấn trong các năm 2001, 2002. Trong khi đó sản lượng thu
    hoạch ở hồ Urmia xấp xỉ 100 tấn và ở vịnh Bohai từ 800 – 1.000 tấn. Tuy nhiên
    theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì sản lượng Artemia ở các vùng này ngày
    càng giảm mạnh [17, 30]. Do tình hình khai thác ngoài tự nhiên không ổn định nên
    một số nước như Brazil, Australia, Philippine và Thái Lan đã du nhập Artemia và
    4
    ương nuôi trên ruộng muối. Việc du nhập Artemia nuôi trên ruộng muối nhìn chung
    đã mang lại một số lợi ích thiết thực. Một số khu vực của Đông Nam Á có diện tích
    sản xuất muối lớn nhưng không có Artemia phân bố tự nhiên như Thái Lan,
    Philippine và Việt Nam thì việc chủ động di giống và thuần hóa dòng Artemia thích
    hợp cho việc nuôi trên ruộng muối sẽ làm tăng thêm nguồn thu nhập, đáp ứng phần
    nào nhu cầu về trứng và sinh khối Artemia phục vụ cho nghề nuôi.
    Tại Philippine, vào tháng 2 năm 1977 từ 80g trứng Cyst dòng SFB được ấp nở
    và đưa vào nuôi ở các ao có độ mặn 140ppt đến cuối năm 1978 đã thu được 35kg
    trứng khô và 30 - 40kg Artemia sinh khối tươi. Nephetonia A. Jumalon (1987) đã
    mô tả hệ thống chảy kết hợp - IFTS (Intergrated Flow Through System) đang được
    ứng dụng và mang lại nhiều thành công cho nghề nuôi Artemia ở Philippine [ 20] .
    Tại Thái Lan, Artemia được thả nuôi trên ruộng muối từ năm 1979, năng suất
    bình quân trong 4 tháng là 75kg trứng khô/ha và 500 - 1000kg sinh khối
    tươi/ha/tháng. W. Tarnchalanukit và L. Wongrat (1987) mô tả mô hình kết hợp tôm
    - Artemia - muối (SAS, Shrimp Artemia Salt) cho năng suất trứng đạt 76,6 kg
    khô/ha/vụ và 420kg sinh khối tươi/ha/vụ [ 73].
    Đầu những năm 1980, Việt Nam hầu như chưa nghiên cứu về việc chế biến
    Artemia. Artemia được du nhập vào Việt Nam dưới dạng thức ăn dùng cho ấu trùng
    tôm càng xanh. Sau đó, Artemia bắt đầu được thả nuôi thử nghiệm ở Cam Ranh -Nha Trang (1982), Bạc Liêu - Sóc Trăng (1982), Phan Thiết (1991) và Vũng Tàu
    (1995). Mặc dù được thả nuôi thử nghiệm ở nhiều vùng nhưng Artemia được nuôi
    khá thành công ở vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu nhờ vào kỹ thuật nuôi
    Artemia của Viện Khoa học Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ thông qua trại
    thực nghiệm đặt tại Vĩnh Châu từ năm 1985. Lợi nhuận từ Artemia mang lại cao
    gấp 2-3 lần so với nghề muối truyền thống, giúp khắc phục hạn chế của nghề muối
    vốn có năng suất thấp của Sóc Trăng - Bạc Liêu.
    Lê Thị Ngọc Anh và Dương Thị Thuận (1978) đã tiến hành thử nghiệm nuôi
    Artemia trong phòng thí nghiệm, sử dụng thức ăn là lòng đỏ trứng gà và cám sấy
    nghiền nhỏ, rây kỹ pha theo tỷ lệ 1g/l - môi trường cám cho Flagella được hấp thanh
    trùng bằng nồi Autolave ở 120
    0
    C trong 30 phút. Nước dùng để thí nghiệm là nước
    biển tự nhiên có độ mặn 30-35 ppt, môi trường được khấy đảo liên tục bằng máy
    5
    sục khí, 3 ngày thay nước một lần. Nhiệt độ môi trường từ 28
    0
    C – 31
    0
    C, ban ngày
    được chiếu sáng bằng ánh đèn neon 1,2m (500lux). Kết quả cho thấy ấu thể Artemia
    mới rời vỏ trứng dài khoảng 500µm, sau 2 đến 3 giờ đạt 600µm, sau 24 giờ đạt
    1000µm. Sau 10 ngày nuôi có thể phân biệt đực cái, cá thể trưởng thành bắt đầu
    giao phối khi chiều dài đạt 6,5- 7mm, con dài nhất đạt 11,5mm. Thời gian khép kín
    vòng đời là 15-20 ngày. Trong môi trường cám gạo, ấu thể đạt chiều dài trung bình
    3,72mm sau 7 ngày nuôi. Ngoài ra, thí nghiệm cũng xác nhận sự phát triển của một
    loại tảo đơn bào có kích thước trung bình 6µm là loại thức ăn chất lượng cho
    Artemia [1].
    Việc đưa Artemia vào đồng muối cũng được nhiều trung tâm nghiên cứu: Viện
    Nghiên cứu Biển Nha Trang (Vũ Đỗ Quỳnh và Nguyễn Thị Diệu Huyền, 1983);
    Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (Vũ Dũng,1984); Trường Đại học Cần Thơ
    (Trương Quan Trí và cộng tác viên, 1983) [2, 3]. Sau đó, quần thể Artemia đã được
    thuần hóa vào đồng muối Cam Ranh và phát triển trong điều kiện tự nhiên ở các
    đồng muối lân cận. Hiện ba dòng Artemia từ Macau, Great Salt Lake và Tientsin
    (Trung Quốc) đã được thuần hóa và đưa vào ruộng muối để kiểm tra khả năng thuần
    hóa và thu trứng bào xác tại Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Artemia
    - tôm (Đại học Cần Thơ) đã có những khảo sát chi tiết về ảnh hưởng của thức ăn,
    nhiệt độ, độ mặn đến tuổi thọ, chu kỳ sống của các dòng Artemia này.
    Năm 1991, Vũ Dũng tiến hành xây dựng quy trình nuôi Artemia ở đồng muối
    Ninh Hải, Cà Ná. Tác giả đã nuôi bảy dòng Artemia khác nhau trong bể kính 30 lít
    bằng thức ăn tảo và kiểm tra các chỉ tiêu sinh học chọn dòng tốt để đem ra nuôi ở
    ruộng muối. Kết quả cho thấy dòng Artemia từ vịnh San Francisco có kích thước
    Cyst và Nauplius nhỏ, thành thục sớm, sức sinh sản cao, thích hợp nuôi ở miền
    Trung. Độ muối trên 80‰ kích thích các dòng Artemia đẻ con, độ muối từ 80-120‰ cho năng suất trứng cao nhất và độ muối là một trong các yếu tố chi phối
    việc đẻ con hay đẻ trứng của Artemia [14].
    Năm 1997, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Vũ Đỗ Quỳnh, Nguyễn Văn Hoà, Peter
    Beart [3] tiến hành đánh giá tiềm năng thu sinh khối Artemia trên ruộng muối Vĩnh
    Châu. Năm 1998, Nguyễn Ngọc Lâm và Vũ Đỗ Quỳnh đã nghiên cứu sinh sản
    Artemia trong điều kiện tự nhiên ở đồng muối Cam Ranh. Kết quả nghiên cứu cho
    6
    thấy rằng độ muối ảnh hưởng rất lớn đến sinh sản của Artemia. Khi độ muối giảm
    sản lượng trứng bào xác giảm dần, mật độ cá thể cái tham gia sinh sản thấp, sức
    sinh sản kém
    Năm 1999, Trương Sĩ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ đã nuôi Artemia franciscana
    trong ao đất tại Đồng Bò, Nha Trang, thu sinh khối làm thức ăn cho sản xuất giống
    và nuôi thương phẩm cá ngựa đen. Mật độ cấy giống 100 con/ 1 lít, nuôi trong ao
    đất diện tích 300m
    2
    , độ sâu 0,5 - 0,8m, độ muối 70 - 80‰.
    1.2. GIỚI THIỆU VỀ ENZYME PROTEASE

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Lê Thị Ngọc Anh, Dương Thị Thuận (1978), Kết quả bước đầu nuôi thử
    nghiệm Artemia salina trong phòng thí nghiệm, Tuyển tập Nghiên cứu biển 1, Viện
    Nghiên cứu biển Nha Trang, tr. 110-120.
    2. Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa (2004), “Ảnh hưởng của
    phương thức thu hoạch đến năng suất sinh khối Artemia ở ruộng muối”, Tạp chí
    Khoa học Đại Học Cần Thơ, tr.256-267.
    3. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Vũ Đỗ Quỳnh, Nguyễn Văn Hòa và ctv.(1997),
    “Đánh giá tiềm năng thu sinh khối Artemia trên ruộng muối Vĩnh Châu”, Báo cáo
    khoa học hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật,
    Hà Nội, tr. 410 - 417.
    4. Nguyễn Liêu Ba, Nguyễn Thị Dự và cộng sự (1999), “Nghiên cứu ảnh hưởng
    của thành phần môi trường tới sinh tổng hợp protease kiềm của chủng Bacillus brevis
    phân lập ở Hà Nội”, Báo cáo khoa học hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc, Nhà
    xuất bản Khoa Học Và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 352-358.
    5. Bộ Thủy Sản (2003), Đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản, Nhà xuất bản
    Nông nghiệp, Hà Nội.
    6. Vũ Ngọc Bội (2003), “Nghiên cứu sản xuất protease từ Bacillus subtilis và
    sử dụng để sản xuất dịch đạm thủy phân từ cá tạp”, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa
    học cấp bộ, Mã số: B2000 - 33 – 33, Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang.
    7. Vũ Ngọc Bội (2004), Nghiên cứu quá trình thủy phân protein cá bằng
    enzyme protease từ B.subtilis S5, Luận án tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Khoa
    học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
    8. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng (1989), Công nghệ chế biến thực
    phẩm thủy sản, Tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
    9. Nguyễn Trọng Cẩn, Đỗ Minh Phụng (1990), Công nghệ chế biến thực
    phẩm thủy sản, Tập 2, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
    69
    10. Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến
    (1993), Công nghệ enzyme, Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
    11. Phạm Thị Trân Châu (1983), “Một số đặc tính cơ bản và khả năng phân
    giải các cơ chất khác nhau của proteinase ngoại bào của Bacillus pumilus”, Tập chí
    sinh học 5(1), tr. 1-8.
    12. Phạm Thị Trân Châu, Phan Tiến Hòa, Nguyễn Thị Bảo (1987), "Thành
    phần và một số tính chất của chế phẩm Bromelain chồi ngọn Dứa tây (Ananas
    comosus L. - Group Qeen)", Tạp chí sinh học 9(4), tr. 3-9.
    13. Phạm Trân Châu, Phan Tuấn Nghĩa (2007), Công nghệ sinh học Enzyme
    và ứng dụng, nhà xuất bản giáo dục.
    14. Vũ Dũng và Đào Văn Trí (1991), Kết quả nghiên cứu và sản xuất Artemia
    thu trứng bào xác ở ruộng muối, Các công trình nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật
    1986-1990, Bộ Thủy Sản- Tạp chí Thủy Sản, tr.154- 161.
    15. Nguyễn Lân Dũng (1992), Tìm hiểu về công nghệ sinh học, Nxb. Giáo
    dục, Hà Nội.
    16. Quản Lê Hà (1998), Nghiên cứu một số đặc tính và ứng dụng hệ enzyme
    thuỷ phân tinh bột và protein trong sản xuất các đồ uống, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật,
    Hà Nội
    17. Nguyễn Văn Hoà (2005), Nâng cao hiệu quả của việc nuôi sinh khối
    Artemia trên ruộng muối, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại
    học Cần Thơ.
    18. Đặng Văn Hợp (2000), Hoàn thành qui trình công nghệ chiết xuất
    protease từ asppergillus oryzae A
    4
    và ứng dụng vào sản xuất nước mắm, Luận án
    tiến sĩ kỹ thuật, Trường đại học Thủy sản, Nha Trang.
    19. Phan Hiếu Hiền (2001), Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu –
    Nxb Nông nghiệp, 22-24.
    20. Hồ Ngọc Hữu (1997), Artemia salina sinh học và kỹ thuật nuôi, Viện
    Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, Phòng Môi trường-Nguồn lợi. Thành phố Hồ
    Chí Minh.
    70
    21. Nguyễn Văn Lệ (1996), Nghiên cứu sử dụng proteinase đầu Tôm trong
    chế biến thủy sản, Luận án phó tiến sĩ khoa học sinh học, Trường Đại học Khoa học
    Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
    22. Trần Thị Luyến (1994), Nghiên cứu qui luật biến đổi của nitơ; amino acid
    và nâng cao hiệu xuất thu đạm trong sản xuất nước mắm, Luận án phó tiến sĩ khoa
    học kỹ thuật, Trường đại học Thủy sản, Nha Trang.
    23. Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng (1996)” Công nghệ chế biến tổng hợp
    tập 2-3” Trường đại học Thủy sản, Nha Trang.
    24. Nguyễn Đức Lượng, Cao Cường, Nguyễn Anh Tuyết, Lê Thị Thủy Tiên,
    Tạ Thu Hằng, Huỳnh Ngọc Oanh, Nguyễn Thúy Hương, Phan Hiền (2004), Công
    nghệ enzyme, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
    25. Ngô Thị Mại, Nguyễn Thị Dự (1995), “Sử dụng enzyme trong việc tận
    dụng phế liệu và nguyên liệu Thủy sản có giá trị kinh tế thấp”, Các công trình
    nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm giai đoạn 1986 -1995, Viện Công nghệ Thực phẩm, Hà Nội.
    26. Ngô Thị Mại, Nguyễn Thị Dự, Trần Việt Lan, Thái Thị Hảo (1995),
    “Nghiên cứu và triển khai qui trình sản xuất nước mắm ngắn ngày vào thực tiễn”,
    Các công trình nghiên cứu ứng dụng Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
    gia đoạn 1986 – 1995, Viện Công nghệ thực phẩm, Hà Nội, tr 386-391.
    27. Đỗ Văn Ninh (2004), Nghiên cứu quá trình thủy phân protein cá bằng
    protease nội tạng cá, mực và thử nghiệm sản xuất sản phẩm mới từ protein được
    thủy phân, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Trường đại học Thủy sản, Nha Trang.
    28. Phạm Văn Sổ, Bùi Thị Như Thuận (1991), Kiểm nghiệm lương thực, thực
    phẩm, Khoa hóa học thực phẩm, Trường đại học Bách khoa, Hà Nội.
    29. Nguyễn Hữu Tào, Lê Văn Liễn, Bùi Văn Chính, Vũ Chí Cương (2001),
    Kỹ thuật chế biến, bảo quản và sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp và hải sản
    làm thức ăn chăn nuôi, Viện Chăn Nuôi, 25-32.
    71
    30. Hà Thanh Toàn (2004), Khả năng sử dụng sinh khối Artemia để sản xuất
    thức ăn cho thuỷ sản, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu
    và phát triển CNSH , Trường Đại học Cần Thơ.
    31. Nguyễn Thị Mỹ Trang (2004), Nghiên cứu chiết suất protease từ đầu tôm
    bạc nghệ Metapenaeus brevicornis và ứng dụng thủy phân cơ thịt cá mối, Luận văn
    thạc sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang.
    Tiếng Anh
    32. Adler - Niesen. J. (1986), Enzyme hydrolysis of Food proteins, Elsevier
    Applied Science Publishers, New York.
    33. Baert P., Nguyen Thi Ngoc Anh, Alex Burch and P. Sorgeloos (2002),
    The use of Artemia biomass sampling to predict cyst yields in culture ponds,
    Hydrobiologia, 477:149-153.
    34. Barrett A. J., Salavesen G. (1986), Protein Protease Inhibitor, Elsevier -Amsterdam-Oxford, New York.
    35. Birch. G. G., Blakerough. N., and Parker. K. J. (1981), Enzymes and Food
    Processing Applied, Science Publishers Ltd., London.
    36. Bombara N., Anon M. c., Pilosof A. M. (1994), "Thermal stability of a
    neutral protease of Aspergillus oryzae ", Journal of food biotechnology, No.18, pp.
    31 - 41.
    37. C. G. Beddows, Ismail M., Steinkraus K. H. (1976), “The use of
    bromelain in the hydrolysis of mackerel and investigation of fermented fish aroma”,
    Food technology 11, pp. 379 - 388.
    38. De Micco, E. and R. Hubbard (2001), Plankton alternatives to Artemia for
    growth of marine shrimp Litopenaeus vannamei larvae: 180, In: Aquaculture 2001.
    World Aquaculture Society, Baton Rouge, L. A.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...