Tiến Sĩ Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ nội soi cắt túi mật do sỏi (FULL TEXT)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Danh mục các chữ viết t t
    Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt
    Mục lục
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    Danh mục các biểu đồ
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1 Bệnh sỏi túi mật và sỏi các ống mật 4
    1.2 Ảnh hưởng của bệnh sỏi túi mật đến chất lượng cuộc sống 19

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 33
    2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33
    2.3 Thiết kế nghiên cứu . 33
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 34
    2.5 Ghi nhận kết quả 45
    2.6 So sánh kết quả 46
    2.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 47

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 48
    3.1 Đặc điểm bệnh nhân 48
    3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng . 50
    3.3 Chẩn đoán 52
    3.4 Kết quả phẫu thuật . 54
    3.5 Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân . 56
    3.6 Kết quả cuối cùng 70

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 72
    4.1 Đặc điểm sỏi túi mật 72
    4.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng . 73
    4.3 Chẩn đoán 75
    4.4 Kết quả phẫu thuật . 76
    4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân 77
    4.6 Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân . 80
    KẾT LUẬN . 102
    KIẾN NGHỊ 104
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 105
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Túi mật là một tạng có vai trò lưu trữ và làm mật cô đặcắtrước khi chảy vào tá tràng. Sỏi túi mật rất phổ biến ở phương Tây. Ở Mỹ, khoảng 20 triệu người m c bệnh sỏi túi mật (chiếm 10 % dân số) và có khoảng 1 triệu trường hợp mới được phát hiện mỗi năm. Ở châu Phi tỉ lệ m c sỏi túi mật là dưới 5 % và châu Á là 5 – 10% [7], [132]. Ngày nay, có nhiều cải tiến trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh ít hoặc không xâm hại, siêu âm được sử dụng rộng rãi nên tỉ lệ sỏi túi mật đơn thuần được phát hiện tại châu Á chiếm tỉ lệ ngày càng tăng [39].
    Sỏi túi mật có thể có hoặc không có triệu chứng. Nhiều bệnh nhân sỏi túi mật được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ hay khám các bệnh khác mà trước đó không có triệu chứng gì của sỏi túi mật. Trong một nghiên cứu tại Thụy Điển, 150 bệnh nhân có sỏi túi mật có triệu chứng nhưng từ chối mổ cắt túi mật, theo dõi trong 2 năm thấy có đến 27 % trong số này có biến chứng nặng về đường mật cần phải mổ cấp cứu [114].
    Triệu chứng của sỏi túi mật đa số là đau âm ỉ vùng thượng vị và dưới sườn phải. Diễn tiến lâm sàng của bệnh sỏi túi mật thường qua 3 giai đoạn: không triệu chứng, có triệu chứng và biến chứng. Các biến chứng của sỏi túi mật bao gồm: hoại tử túi mật, thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật, viêm tụy cấp, rò túi mật - tá tràng Các biểu hiện của sỏi túi mật thay đổi từ không triệu chứng đến có triệu chứng đau bụng dữ dội và các biến chứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
    Chỉ định phẫu thuật của bệnh sỏi túi mật khi có: viêm túi mật cấp, viêm túi mật mạn, hay các biến chứng. Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật cắt túi mật vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau [114] và chưa có phương pháp nào có thể dự đoán nguy cơ xảy ra các biến chứng ở các bệnh nhân sỏi túi mật không mổ.
    Việc điều trị sỏi túi mật có biến chứng chiếm một phần lớn chi phí y tế [30], [93]. Hầu hết sỏi túi mật không có triệu chứng [22], [66] và không xác định đượcắthời điểm xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, có một sự thống nhất là những bệnh nhân sỏi túi mật có triệu chứng thì cần được xem xét để phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đối với những trường hợp này, thời gian tiến hành phẫu thuật cần được cân nh c và phụ thuộc vào nguy cơ, chi phí và cácắtriệu chứng. Cácắtriệu chứng có thể không thay đổi, hoặc xấu đi hay xuất hiện thêm cácắtriệu chứng mới sau phẫu thuật cắt túi mật là một vấn đề lớn.
    Sau khi cắt bỏ túi mật, bệnh nhân có thể có thay đổi về chất lượng cuộc sống. Sự thay đổi này có thể rất khác nhau giữa trước và sau mổ. Do đó việc đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân trước và sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi là rất quan trọng. Tại Anh, Đức và Thụy Điển (năm 2007 – 2008), Halldestam và Sandblom [52], [60], [114], đã áp dụng 2 bảng câu hỏi SF-36, GIQLI để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi. Tại Canada (năm 1994), Eypasch và cộng sự [52] đã sử dụng bộ câu hỏi GIQLI để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ về đường tiêu hóa. Tại New Zealand (năm 2006), Chen và cộng sự [38] đã áp dụng hai bộ câu hỏi trên để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi.
    Nghiên cứu nhằm đánh giá những thay đổi tâm lý, sinh lý, bệnh lý trong cơ thể người bệnh khi không còn túi mật, xác định những thay đổi này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như thế nào, nhận định các biến chứng của phẫu thuật cắt túi mật nội soi, nhận định về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ cắt túi mật nội soi do sỏi. Dựa vào chỉ định mổ, theo dõi sau mổ để biết được những triệu chứng nào xuất hiện sau mổ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như những triệu chứng nào gây khó chịu cho người bệnh trước mổ và mất đi sau mổ. Từ đó xem lại chỉ định mổ có phù hợp không. Những triệu chứng nào xuất hiện sau mổ thường gặp nhất, nguyên nhân từ đâu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh như thế nào để đưa ra hướng dự phòng và điều trị. Chi phí y tế nhiều ít ra sao. Đó cũng là lý do chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này.

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Việc nghiên cứu và đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau cắt túi mật nội soi do sỏi tập trung vào các mục tiêu sau đây:
    1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước mổ và sau mổ bằng hai bộ câu hỏi SF-36 và GIQLI.
    2. So sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ theo từng nhóm có và không có triệu chứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...