Tiến Sĩ Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả thay thế xương bàn đạp bằng trụ gốm y sinh trong bệnh xốp x

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2009

    Mục lục
    Trang
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan i
    Đặt vấn đề . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 4
    1.1. Lịch sử bệnh xốp xơ tai và phẫu thuật thay thế xương bàn đạp . 4
    1.1.1. Lịch sử bệnh xốp xơ tai . 4
    1.1.2. Lịch sử phẫu thuật thay thế xương bàn đạp . 4
    1.2 Nhắc lại giải phẫu của mê nhĩ xương và xương bàn đạp 7
    1.2.1. Vài đặc điểm giải phẫu của mê nhĩ xương . 7
    1.2.2. Bào thai và giải phẫu xương bàn đạp . 8
    1.2.3. Khớp bàn đạp - tiền đình . 14
    1.3. Nhắc lại vai trò của xương bàn đạp trong sinh lý truyền âm 16
    1.4. Gốm y sinh (Bioceramic) . 18
    1.5. Bệnh xốp xơ tai 19
    1.5.1. Hình ảnh mô bệnh học 19
    1.5.2. Vị trí tổn thương . 20
    1.5.3. Phân loại các thể xốp xơ tai 23
    1.5.4. Các giả thuyết nguyên nhân . 23
    1.5.5. Dịch tễ học . 25
    1.5.6. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng . 25
    1.5.7. Tiến triển 30
    1.5.8. Các thể lâm sàng 31
    1.5.9. Chẩn đoán 31
    1.5.10. Điều trị 33

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 39
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn . 39
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 39
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
    2.2.1 Thiết kế nghiên cứu- Xác định cỡ mẫu . 41
    2.2.2. Phương tiện nghiên cứu . 42
    2.2.3. Địa điểm nghiên cứu . 47
    2.2.4. Các bước nghiên cứu . 47
    2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu . 54
    2.2.6. Đạo đức nghiên cứu . 55
    2.2.7. Những sai số và cách khắc phục . 55

    Chương 3. Kết quả nghiên cứu . . 56

    3.1 . Kết quả phần mô tả . 56
    3.1.1. Một số đặc điểm về giới, tuổi và tiền sử gia đình 56
    3.1.2. Triệu chứng cơ năng . 59
    3.1.3. Triệu chứng thực thể 65
    3.1.4. Kết quả đánh giá chức năng thính giác . 65
    3.1.5. Kết quả chụp CLVT xương thái dương . 69
    3.1.6. Đánh giá tổn thương đế đạp qua phẫu thuật . 73
    3.1.7. Đối chiếu tổn thương qua CLVT với thính lực đồ và phẫu thuật 74
    3.2. Kết quả phần can thiệp 76
    3.2.1. Số tai mổ trên mỗi bệnh nhân 76
    3.2.2. Bên tai mổ 77
    3.2.3. Kết quả đo thính lực trước và sau mổ 78
    3.2.4. Biến thiên nhĩ đồ trước và sau mổ 90
    3.2.5. Đánh giá triệu chứng ù tai sau mổ . 91
    3.2.6. Đánh giá triệu chứng chóng mặt sau mổ . 92
    3.2.7. Kết quả phục hồi giải phẫu 93
    3.2.8. Các biến chứng sau mổ . 93
    3.2.9. Đánh giá kết quả chung . 93

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 94
    4.1. Về giới . 94
    4.2. Về tuổi . 94
    4.3. Yếu tố di truyền 95
    4.4. Triệu chứng nghe kém . 96
    4.5. Triệu chứng ù tai . 98
    4.6. Triệu chứng chóng mặt . 99
    4.7. Triệu chứng thực thể . 100
    4.8. Kết quả đo thính lực . 101
    4.9. Kết quả đo nhĩ lượng . 102
    4.10. Mối liên quan giữa nhĩ đồ và thính lực đồ 104
    4.11. Kết quả đo phản xạ cơ bàn đạp . 104
    4.12. Kết quả chụp CLVT xương thái dương . 105
    4.13. Kết quả đánh giá tổn thương xương bàn đạp qua phẫu thuật . 111
    4.14. Đối chiếu tổn thương qua CLVT với thính lực đồ và phẫu thuật 112
    4.15. Chỉ định phẫu thuật thay thế xương bàn đạp . 114
    4.16. Đánh giá kết quả phục hồi sức nghe . 116
    4.17. Đánh giá biến thiên nhĩ lượng 122
    4.18. Đánh giá hiệu quả phẫu thuật với tiếng ù tai 123
    4.19. Đánh giá kết quả phục hồi giải phẫu . 125
    4.20. Các biến chứng sau mổ . 125
    4.21. Đánh giá các nguyên nhân thất bại . 129
    4.22. Chất liệu trụ dẫn 132
    4.23. Đánh giá kết quả chung . 133
    Kết luận . 135
    Đóng góp mới của luận án 137
    Kiến nghị . 137
    Những công trình nghiên cứu của tác giả đ∙ đăng in
    có liên quan đến luận án
    Tài liệu tham khảo


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Xốp xơ tai là bệnh loạn dưỡng xương (osteodystrophy) xảy ra ở vỏ xương mê nhĩ làm cứng khớp bàn đạp - tiền đình. Mặc dù được phát hiện từ hơn 200 năm nhưng cho đến nay bệnh còn chưa được hiểu biết đầy đủ rõ ràng từ nguyên nhân, chẩn đoán đến điều trị. Xốp xơ tai gặp nhiều ở người da trắng, ít gặp ở người da màu. Trên lâm sàng bệnh biểu hiện nghe kém (NK) tiến triển hai tai làm ảnh hưởng tới khả năng nghe - giao tiếp của bệnh nhân (BN). Chẩn đoán xốp xơ tai trước mổ rất khó khăn, chủ yếu dựa vào tiền sử gia đình, lâm sàng và đo sức nghe. Bởi vậy tỷ lệ chẩn đoán nhầm với các nguyên nhân NK khác khá cao. Trên thế giới, chụp cắtớp vi tính (CLVT) đã được ứng dụng rộng rãi và góp phần làm tăng tỷ lệ chẩn đoán đúng. Tại Việt Nam cho tới nay chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm tổn thương xốp xơ tai qua chẩn đoán hình ảnh. Do vậy việc nghiên cứu áp dụng CLVT với lát cắt mỏng, độ phân giải cao để tìm hiểu hình ảnh tổn thương từ đó đưa ra qui trình chẩn đoán là hết sức cần thiết. Điều trị xốp xơ tai chủ yếu là bằng phẫu thuật thay thế xương bàn đạp (XBĐ) bằng các trụ dẫn âm nhân tạo. Hiện nay trên thế giới các loại trụ dẫn được làm bằng các chất liệu như Teflon,Titanium, Platin, Vàng .và được thiết kế có hình vòng, móc để kẹp vào ngành xuống xương đe. Các trụ dẫn này có giá thành khá cao và cũng có những nhược điểm nhất định về tính tương hợp sinh học. Tại Việt Nam, hầu hết là sử dụng phương pháp phẫu thuật của Rosen và Schuknecht. Qua theo dõi thấy nhiều trường hợp sức nghe không tăng và có các tai biến như chóng mặt kéo dài, NK tiếp âm . do vậy hiện nay các phương pháp này không còn sử dụng nữa. Trụ dẫn xương đồng chủng bước đầu được thực hiện và đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên rất khó áp dụng do không có nguồn xương cung cấp cũng như đòi hỏi quá trình xử lý xương đặc biệt. Việc nghiên cứu ứng dụng gốm y sinh, một sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam làm trụ dẫn, là yêu cầu cấp thiết cho điều trị bệnh.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài này được tiến hành với 2 mục tiêu:
    1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh xốp xơ tai.
    2. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay thế xương bàn đạp bằng trụ gốm y sinh.
     
Đang tải...