Tiến Sĩ Nghiên cứu chẩn đoán - điều trị bướu diệp thể vú

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/7/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1 Lịch sử 4
    1.2 Định nghĩa 5
    1.3 Nguồn gốc bướu diệp thể 6
    1.4 Giải phẫu học tuyến vú 7
    1.5 Giải phẫu bệnh 11
    1.6 Phân loại mô học và diễn tiến lâm sàng 20
    1.7 Thụ thể nội tiết và hóa mô miễn dịch 22
    1.8 Đặc điểm lâm sàng 22
    1.9 Bệnh sử tự nhiên 24
    1.10Chẩn đoán hình ảnh 25
    1.11 Chẩn đoán tế bào học và mô học 27
    1.12 Điều trị 30
    1.13 Các yếu tố tiên lượng 35
    Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 36
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 36
    Chương 3 – KẾT QUẢ 43
    3.1 Đặc điểm lâm sàng 43
    3.2 Đặc điểm cận lâm sàng 48
    3.3 Đặc điểm chẩn đoán 55
    3.4 Đặc điểm điều trị 60
    3.5 Kết quả về mặt ung bướu học 67
    Chương 4 - BÀN LUẬN 76
    4.1 Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu 76
    4.2 Lâm sàng 80
    4.3 Cận lâm sàng 86
    4.4 Chẩn đoán 99
    4.5 Điều trị 103
    4.6 Tái phát 114
    4.7 Di căn 115
    4.8 Tình trạng sống còn 115
    KẾT LUẬN 116
    KIẾN NGHỊ 117
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bướu diệp thể (BDT) là một dạng bệnh lý khá đặc biệt và hiếm gặp của vú, đã được Johannes Muller mô tả lần đầu tiên vào năm 1838. Với những tính chất đại thể, vi thể và diễn tiến lâm sàng của bướu bướu, ông đặt tên loại bướu này là “cystosarcoma phyllodes. “ Phyllodes” theo tiếng Hy lạp cổ “phullon” có nghĩa là “lá”, do trên vi thể, mô đệm quanh ống dẫn sữa tăng sinh được viền bởi lớp biểu mô tuyến nên có hình dạng giống như những phiến lá. Sau đó bướu này được mang nhiều tên gọi khác nhau và hiện nay thuật ngữ được thế giới chấp nhận rộng rãi là “Phyllodes tumor”(bướu diệp thể, u phyllode). Bướu diệp thể có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường nhất ở trong khoảng 40-50 tuổi, chiếm tỷ lệ 2,2% đến 4% trong các loại bướu lành tuyến vú. Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Sào Trung ghi nhận tỉ lệ này là 4,6% [11],[12].
    Các bướu diệp thể được phân độ mô học như sau: bướu diệp thể lành (60-70%), bướu diệp thể ác (20%) và bướu diệp thể giáp biên (10%). Bướu thường diễn tiến chậm nhưng có thể tăng kích thước nhanh chóng trong vài tuần [3].
    Trên lâm sàng những bướu diệp thể kích thước nhỏ, khó phân biệt được với các bướu sợi tuyến. Khi bướu có kích thước lớn, việc chẩn đoán là bướu diệp thể thường được đặt ra nhưng lại khó phân biệt được lành, ác hoặc giáp biên [26],[62],[69],[70],[83].
    Về điều trị trước đây có khuynh hướng lấy bướu hoặc cắt rộng vài milimet cho bướu diệp thể lành và đoạn nhũ đơn giản cho bướu diệp thể ác và giáp biên ác ngay cả khi bướu có kích thước nhỏ. Gần đây nhiều công trình cho thấy đối với bướu diệp thể kích thước nhỏ, phẫu thuật cắt đủ rộng với diện cắt an toàn cũng có thể kiểm soát được tỷ lệ tái phát [39][43].
    Tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua đã áp dụng điều trị phẫu thuật cắt rộng, bảo tồn cho các trường hợp bướu diệp thể có kích thước nhỏ, đoạn nhũ có hoặc không kèm tái tạo vú cho các trường hợp bướu lớn và đối với bướu diệp thể ác thì có thể xạ trị bổ túc sau mổ Công trình này tổng kết lại kinh nghiệm chẩn đoán và kết quả điều trị các bướu diệp thể tại Bệnh viện Ung Bướu trong thời gian 2007-2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...