Luận Văn Nghiên cứu châm cứu điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nước ta nói riêng đã có những thành tựu thay đổi rõ rệt về chất lượng và số lượng, với chủ trương đa dạng hóa các loại hình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng cao.

    Năm 1995, nước ta có khoảng 21.000 con bò sữa, đến năm 2000 tăng lên 30.084 con. Theo số liệu thống kê năm 2003 nước ta có gần 67.000 con bò sữa (Cục khuyến nông, khuyến lâm Bộ NN và PTNT 06/2003) và đến nay có khoảng 100.000 con. Dự kiến của Bộ NN và PTNT đến năm 2010 nâng tổng số bò sữa lên 200.000 con, cung cấp khoảng 40% nhu cầu về sữa cho nhân dân.
    Châm cứu là một phương pháp phòng chữa bệnh có tác dụng điều khí và trấn đau của Y học cổ truyền Á Đông [4].
    Thực hiện kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền, giới Y học nước ta đã phát triển cả về lý luận lẫn ứng dụng châm cứu và đã thu được nhiều kết quả tốt. Tác dụng kỳ diệu của châm cứu đã thu hút việc nghiên cứu của các chuyên gia của nhiều nước trên thế giới. Những kết quả của họ cũng đã góp phần làm sáng tỏ phần nào bản chất và cơ chế của châm cứu [47].
    Theo Nguyễn Hùng Nguyệt, Đoàn Thị Kim Dung (2003) [34], sách châm cứu thú y viết:
    Châm và cứu là hai cách điều trị khác nhau, nhưng cùng một nguyên lý tác động lên huyệt và đi theo các đường Kinh Lạc để điều hòa chức năng của cơ thể gia súc.
    Châm là dùng kim châm vào huyệt để điều hòa kinh khí lập lại thế cân bằng Âm Dương mỗi khi bị bệnh.
    Cứu là dùng sức nóng của mồi lá ngải cứu đốt trên huyệt và cũng là để điều hòa kinh khí lập lại thế cân bằng Âm Dương mỗi khi bị bệnh.
    Hai cách chữa bệnh đó đã trở thành một nguyên lý chung, nên thuật ngữ gọi chung là phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu.
    Từ cơ sở lý luận của châm cứu đã phát triển thành nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau (Theo Nguyễn Hùng Nguyệt, sách châm cứu thú y (1990) ) [33].
    Châm kim vào huyệt kết hợp với xung điện gọi là điện châm điều trị.
    Tiêm các loại thuốc thông thường vào huyệt gọi là thủy châm. Đó là phương pháp điều trị kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.
    Dùng năm, bảy, chín đến mười chiếc kim tạo thành một chùm kim như một chiếc búa gõ để tác động lên huyệt, đường Kinh Lạc, dọc cột sống có tác dụng chữa bệnh tốt gọi là mai hoa châm trong điều trị. Châm cứu còn có tác dụng giảm đau, vô cảm hay nâng cao ngưỡng đau gọi là phương pháp châm tê. Như vậy châm cứu gây được tê trong phẫu thuật và chỉnh hình [101].
    Ngoài ra còn có phương pháp khác như: Xoa, day, chích, miết, bấm, Trong đó phương pháp xoa, bấm huyệt dọc cột sống có tác dụng giảm đau các chứng bệnh và điều hòa khí huyết trong cơ thể gia súc gọi là phương pháp án ma hay xoa bóp, bấm huyệt. Tác dụng chữa bệnh của châm cứu đã được khẳng định ở nhiều nước. Nó trở thành một phương pháp chữa bệnh được ưa chuộng vì an toàn, có hiệu quả, dễ thực hiện, tiết kiệm và không độc hại như điều trị bằng thuốc. Châm cứu là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là phát triển ngành chăn nuôi sạch. Những sản phẩm thịt trứng sữa của những gia súc đang điều trị bằng thuốc sẽ có sự tồn dư thuốc, sản lượng sẽ bị giảm, mà đáng lo ngại sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm. Châm cứu chữa bệnh cho gia súc sẽ giải quyết được vấn đề không làm giảm sản lượng thịt trứng sữa và không tồn dư thuốc trong sản phẩm. Mặt khác châm cứu điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc như: Nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, truyền nhiễm, trong đó một số bệnh sinh sản ở bò, hiện nay nan giải nhất là hiện tượng rối loạn sinh sản, chậm sinh, sát nhau, bại liệt, ngành Thú y đang tập trung giải quyết bằng mọi biện pháp. Ở nước ta việc ứng dụng châm cứu điều trị bệnh cho gia súc trong ngành Thú y còn chưa được chú ý. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu châm cứu điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc”.
    2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này nhằm:
    1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của châm cứu điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc.
    2. Nghiên cứu phương pháp châm cứu điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc
    3. Hiệu quả châm cứu điều trị một số bệnh ở gia súc, so với phương pháp thú y khác và góp phần làm phong phú phương pháp chữa bệnh cho gia súc.
    Để thực hiện ba mục tiêu trên đề tài cần giải quyết các nhiêm vụ sau:
    1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của châm cứu trong điều trị bệnh sát nhau, chậm sinh, bại liệt, co giật ở lợn và chó,bại liệt ở chó.
    2. Nghiên cứu phương pháp châm kim trong điều trị bệnh sát nhau chậm sinh, bại liệt, co giật ở lợn và chó, bại liệt ở chó.
    3. Nghiên cứu phương pháp cứu mồi ngải đốt trên huyệt trong điều trị hiện tượng chậm sinh ở bò.
    4. So sánh hiệu quả của châm cứu điều trị với các phương pháp khác trong Thú y.
    5. Để đưa ra một phác đồ, một đơn huyệt tối ưu nhất trong điều trị bệnh cho gia súc.
     
Đang tải...