Tiến Sĩ Nghiên cứu cấu trúc và xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính rừng tự nhiên lá rộng thường xanh một

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Sự cần thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 2
    4. Những đóng góp mới của luận án 3
    Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Các nghiên cứu trên thế giới . 4
    1.1.1. Về cấu trúc rừng tự nhiên . 4
    1.1.2. Phân nhóm loài cây rừng tự nhiên 9
    1.1.3. Mô hình sinh trưởng lâm phần rừng tự nhiên . 12
    1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 24
    1.2.1. Cấu trúc rừng tự nhiên 24
    1.2.2. Phân nhóm loài cây rừng tự nhiên 29
    1.2.3. Mô hình sinh trưởng lâm phần rừng tự nhiên . 31
    1.3. Thảo luận, xác định vấn đề nghiên cứu 36
    Chương 2. GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    2.1. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu 38
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 38
    2.1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 38
    2.2. Nội dung nghiên cứu . 38
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 39 2.3.1. Khái quát phương pháp tiếp cận . 39
    2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 42
    2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 49
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 61
    3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường
    xanh tại khu vực nghiên cứu 61
    3.1.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và tính đa dạng loài thực vật 61
    3.1.2. Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D) . 68
    3.1.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính (H
    1.3) 74
    3.2. Nghiên cứu phân nhóm loài theo một số đặc trưng sinh trưởng 80
    3.3. Nghiên cứu xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính, quá t rình
    chết và quá trình tái sinh bổ sung lâm phần rừng tự nhiên lá rộng
    thường xanh khu vực nghiên cứu . 94
    3.3.1. Xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính . 94
    3.3.2. Xây dựng mô hình quá trình chết . 107
    3.3.3. Xây dựng mô hình quá trình tái sinh bổ sung . 113
    3.4. Mô hình hóa động thái cấu trúc lâm phần rừng tự nhiên lá rộng
    thường xanh khu vực nghiên cứu . 115
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 122
    1. Kết luận 122
    2. Tồn tại 124
    3. Khuyến nghị . 125
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 126
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 127
    PHỤ LỤC 138
    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của luận án
    Rừng là một hệ sinh thái luôn luôn vận động thông qua các quá trình
    sinh trưởng, tái sinh và diễn thế rất phức tạp. Các hệ sinh thái rừng mưa
    nhiệt đới trên phạm vi toàn thế giới đang có xu hướng suy giảm nghiêm
    trọng và cần thiết phải được phục hồi vì mục đích môi trường và kinh tế để
    phát triển theo hướng bền vững.
    Ở Việt Nam, rừng đã và đang trải qua các biến động rất lớn. Độ che
    phủ của rừng vào năm 1943 là 43% [102] và giảm xuống còn 27% vào năm
    1986 (dẫn theo tài liệu [27]). Nhờ các nỗ lực to lớn của Chính phủ Việt
    Nam thông qua các chương trình “Phục hồi rừng của Chính phủ và tài trợ
    của Quốc tế”, diện tích có rừng đã tăng liên tục từ năm 1990 và đạt độ che
    phủ 41% vào đầu năm 2014 [6]. Mặc dù, diện tích đã tăng nhưng chất
    lượng rừng nói chung và chất lượng rừng tự nhiên nói riêng vẫn tiếp tục
    giảm sút cả về trữ lượng gỗ và đa dạng sinh học. Điều này kéo theo những
    hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường sinh
    thái. Do vậy, việc quản lý rừng bền vững hiện nay đã trở thành mối quan



    tâm chung của quốc gia và của toàn thế giới. Ở nước ta, việc quản lý rừng
    nói chung và rừng tự nhiên theo hướng bền vững đang đặt ra thách thức
    cho ngành lâm nghiệp.
    Hiện nay, trong tổng số 13.954.454 ha rừng của Việt Nam thì rừng tự
    nhiên chiếm 74,51% diện tích (10.398.160 ha) [5]. Để quản lý bền vững và
    kinh doanh có hiệu quả đối tượng này, một trong những tiêu chí cơ bản cần
    biết được là tăng trưởng của rừng, đặc biệt là tăng trưởng đường kính, của
    lâm phần hay mỗi loài cây hoặc nhóm loài cây chủ yếu để làm cơ sở đề
    xuất biện pháp kỹ thuật cũng như quản lý rừng hợp lý. Nhìn chung các
    nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam có lịch sử từ lâu và đã đạt được
    những kết quả đáng kể. Tuy vậy, cho đến nay những công trình nghiên cứu có liên quan đến xác định tăng trưởng rừng tự nhiên ở nước ta còn rất hạn
    chế (bởi vì kiến thức cơ bản về các đặc điểm cấu trúc và động thái của rừng
    tự nhiên vẫn còn rất hạn chế) và thường chỉ nghiên cứu xác định cho từng
    đối tượng cụ thể dựa vào phương pháp đẽo vát trên chủ yếu các ô tiêu
    chuẩn tạm thời, như những công trình của Vũ Tiến Hinh (1987) [20], Trần
    Văn Con (1991) [15], Bảo Huy (1993) [26] .
    Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
    “Nghiên cứu cấu trúc và xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính
    rừng tự nhiên lá rộng thường xanh một số khu rừng đặc dụng miền Bắc
    Việt Nam”. Nghiên cứu này là công trình đầu tiên được sử dụng nguồn số
    liệu thu thập từ các ô định vị ở rừng tự nhiên với số lượng đủ lớn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    Góp phần hoàn thiện phương pháp luận và xác định mô hình mô phỏng
    các quá trình động thái bao gồm quá trình tăng trưởng đường kính, quá trình
    chết và quá trình tái sinh bổ sung của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở
    một số khu rừng đặc dụng miền Bắc Việt Nam.
     
Đang tải...