Tiến Sĩ Nghiên cứu cấu trúc và khảo sát hoạt tính sinh học của fucoidan và alginate từ hai loài

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Polysaccharide là các polymer sinh học tìm thấy trong tự nhiên trên cả thực
    vật và Động vật, cả trên cạn và dưới nước, trong Đó rong biển Được xem là một
    nguồn cung cấp polysaccharide rất phong phú và Đa dạng. Trong phân tử của
    polysaccharide từ rong biển thường có chứa các nhóm chức như carboxyl, sulfate
    hoặc amino nên phân tử của chúng mang Điện và Được gọi là các ionic
    polysaccharide. Nhiều ionic polysaccharide từ rong biển như fucoidan, alginate hay
    carrageenan có hoạt tính sinh học quí báu như chống ung thư, chống HIV, chống
    Đông máu hay có các tính chất lý thú như khả năng tồn tại ở trạng thái gel trong môi
    trường nước. Chính vì vậy mà chúng Được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược
    phẩm, hóa mỹ phẩm và thực phẩm [24].
    Trên thế giới có khoảng 6.000 loài rong biển Đã Được xác Định và chia làm
    03 ngành rong chính dựa trên sắc tố của chúng là rong lục (Chlorophytes), rong nâu
    (Pheophytes) và rong Đỏ (Rhodophytes). Bên cạnh khả năng cung cấp các hợp chất
    có hoạt tính sinh học quý báu như các polymer sinh học (fucoidan, laminaran,
    alginate), rong biển còn cung cấp các chất chuyển hóa thứ cấp như alkaloid,
    phlorotannin, acetogenin và terpene [19].
    Hoạt tính sinh học của ionic polysaccharide phụ thuộc nhiều vào trọng lượng
    phân tử, sự phân bố trọng lượng phân tử, cấu trúc và thành phần hóa học, Đặc biệt
    phụ thuộc vào vị trí và hàm lượng của các nhóm chức trong phân tử của chúng [45].
    Các ionic polysaccharide có khả năng tạo thành các dạng cấu trúc khác nhau. Từ
    một monosaccharide có thể tạo nên nhiều loại polysaccharide bởi các kiểu liên kết
    glycoside khác nhau dẫn tới tính chất của các polysaccharide khác nhau và tạo
    nhiều hoạt tính sinh học, ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, cellulose và
    amylose là 2 loại polysaccharide Đều tạo thành từ D-glucose, nhưng kiểu liên kết
    của chúng khác nhau nên dẫn tới tính chất của chúng khác nhau, cellulose không tan
    trong nước, nhưng amylose lại tan tốt trong nước. Curdlan có cấu trúc không gian là
    chuỗi xoắn 3, không có hoạt tính sinh học, nhưng khi bị sulfate hóa thành curdlan
    sulfate lại có hoạt tính chống HIV và cấu trúc không gian của nó là dạng sợi [141].
    Như vậy, cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian Đều ảnh hưởng Đến tính chất và
    hoạt tính sinh học của polysaccharide [92].
    Hoạt tính sinh học của polysaccharide còn phụ thuộc vào nguồn gốc Địa lý
    của rong biển. Cùng một loại rong biển nhưng thu thập ở các vị trí Địa lý khác nhau sẽ
    cho các polysaccharide có các tính chất và hoạt tính sinh học khác nhau [113].
    So với các nước vùng Đông Nam Á, Việt Nam với tổng chiều dài bờ biển
    hơn 3.600km làm ranh giới phía tây của biển Đông có diện tích trên 3,5 triệu km
    , làmột trong những biển quan trọng của thế giới, có nguồn rong biển Đa dạng và phong
    phú, có khả năng cung cấp các ionic polysaccharide với nhiều hoạt tính sinh học
    Đáng quan tâm [24].
    Trong các năm gần Đây, các nghiên cứu khoa học công nghệ theo hướng Hoá
    sinh biển, nhằm quản lý, khai thác một cách hiệu quả tài nguyên biển ở nước ta
    Đang là vấn Đề Được nhà nước Đặc biệt quan tâm và khuyến khích. Việc nghiên cứu
    qui trình chiết tách, xác Định cấu trúc và hoạt tính của polysaccharide nói chung và
    các ionic polysaccharide nói riêng từ các loài rong thu thập ở biển Việt Nam có ý
    nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn, từ Đó Định hướng và nâng cao hiệu quả khai
    thác, nuôi trồng rong biển, chủ Động thu hoạch nguồn nguyên liệu, tạo ra sản phẩm
    có giá trị cao từ nguồn nguyên liệu rong phong phú ở ven biển nước ta.
    Ở Việt Nam, các nghiên cứu về polysaccharide từ rong biển Đã Được một số
    nhà khoa học tiến hành [17], [21], [23]. Các nghiên cứu này tập trung theo hướng



    khai thác rong, chiết tách các polysaccharide từ các rong thu Được, xác Định thành
    phần, cấu trúc hóa học và Đánh giá hoạt tính sinh học của chúng. Tuy vậy, các
    nghiên cứu về cấu trúc bao gồm cả cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của các
    ionic polysaccharide có hoạt tính sinh học chiết tách từ nguồn rong biển Việt Nam
    vẫn còn chưa nhiều. Nhằm góp phần Đi sâu vào việc nghiên cứu về thành phần hóa
    học, cấu trúc và hoạt tính sinh học của các ionic polysaccharide Để mở rộng khả
    năng ứng dụng của nguồn rong biển Việt Nam, chúng tôi chọn Đề tài luận án là
    Nghiên cứu cấu trúc và khảo sát hoạt tính sinh học của fucoidan và alginate từ hai loài rong nâu Sargassum henslowianum và Sargassum swartzii của Việt Nam
    1. Chiết tách, xác định cấu trúc bao gồm cả cấu trúc hóa học và cấu trúc
    không gian của fucoidan và alginate có nguồn gốc từ hai oài rong n u
    argassum hens owianum và argassum swartzii của i t am.
    2. Khảo sát hoạt tính sinh học của fucoidan phân lập được.
    Với mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm:
    - Thu thập hai loài rong nâu Sargassum henslowianum và Sargassum
    swartzii ở các vùng biển của Việt Nam.
    - Xây dựng quy trình chiết tách fucoidan và alginate từ các loài rong này.
    - Xác Định thành phần hóa học của các fucoidan và alginate.
    - Xác Định cấu trúc bao gồm cả cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của
    fucoidan và alginate.
    - Khảo sát hoạt tính sinh học của fucoidan phân lập Được từ hai loài rong này.
     
Đang tải...