Tiến Sĩ Nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính sinh học một số hợp chất phân lập từ cây cọ Hạ Long (Livistona halo

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
    NĂM 2013


    MỞ ĐẦU
    Công nghiệp phát triển, đời sống con người được nâng cao nhưng mặt
    trái của nó là thảm họa môi trường. Dẫn đến, con người gặp phải các chứng
    bệnh nan y như ung thư, HIV/AIDS, bệnh tim mạch hay là những dịch bệnh
    phức tạp, nguy hiểm mới xuất hiện gần đây: viêm đường hô hấp cấp SARS,
    cúm gia cầm H5N1, cúm lợn H1N1, v.v đồng thời một số loài động, thực vật
    bị đưa vào sách đỏ và tuyệt chủng. Thực tế đó đã thúc đẩy các nhà khoa học
    phải tìm ra các thuốc chữa bệnh mới có tác dụng chọn lọc, hiệu quả cao và
    giá thành rẻ hơn để điều trị các bệnh hiểm nghèo cũng như tìm cách bảo vệ,
    bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm.
    Một trong những con đường hữu hiệu để phát hiện ra các chất có hoạt
    tính tiềm năng, có thể phát triển thành thuốc chữa bệnh cho con người, gia
    súc và cây trồng là đi từ các hợp chất thiên nhiên. Trải qua hàng triệu năm
    tiến hóa các hợp chất thiên nhiên có khả năng tương thích với nhau dễ dàng,
    tương đối phù hợp với cơ thể sống, ít độc hơn và đặc biệt là thân thiện với
    môi trường.
    Từ thiên nhiên người ta đã phân lập được rất nhiều hợp chất có hoạt
    tính quý để làm thuốc chữa bệnh phục vụ cho đời sống xã hội. Các hợp chất
    thiên nhiên có hoạt tính được sử dụng trực tiếp để làm thuốc, ngoài ra chúng
    còn được dùng làm "Mô hình" cho các nghiên cứu tổng hợp và bán tổng hợp
    các loại thuốc mới.
    "Mô phỏng tự nhiên" là một trong những con đường đặc biệt hiệu quả
    và kinh tế để tìm ra các loại thuốc mới nhằm chữa bệnh cho người, gia súc và
    cây trồng . chính vì vậy để tạo ra các loại biệt dược, thực phẩm bổ dưỡng
    phục vụ đời sống con người thì "Nghiên cứu sàng lọc về mặt hóa học nguồn
    tài nguyên thiên nhiên" là một trong những hướng nghiên cứu hiện đang
    được các nhà khoa học ở trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.
    Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
    có nguồn thực vật rất đa dạng và phong phú với khoảng 12.000 loài, đây là
    nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Trong số đó đã có rất nhiều
    loại cây cỏ được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cho người, gia súc và cây
    trồng, tuy nhiên hiệu quả kinh tế vẫn còn hạn chế bởi việc khai thác và sử
    dụng hầu như là vẫn dựa vào kinh nghiệm dân gian. Trong những năm gần
    đây, ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên đã được trang bị nhiều phương
    tiện hiện đại, các phương pháp nghiên cứu tiên tiến đã được áp dụng nên
    nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt
    tính sinh học của một số chi, loài, họ thực vật của Việt Nam đã được công
    bố, góp phần làm sáng tỏ tính năng cũng như tăng cường hiệu quả trong khai
    thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
    Qua tra cứu họ Cau, trên thế giới có khoảng 236 chi, 3500 loài. Ở Việt
    Nam bao gồm 5 phân họ, 8 tông, 15 phân tông, 39 chi, 103 loài, 2 thứ. Theo
    thống kê của TS. Trần Thị Phương Anh [1] thì họ Cau ở Việt Nam có 39 chi,
    103 loài và 2 thứ, trong đó phát hiện thêm 26 loài trong họ Cau mới thấy ở
    Việt Nam, đồng thời bổ sung thêm một số loài mới cho khoa học, có nhiều
    loài là đặc hữu của Việt Nam, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và
    được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Trong họ Cau có rất nhiều cây đã gắn liền
    với đời sống của nhân dân ta từ lâu đời. Ví dụ: Cây cau, cây dừa, cây cọ, cây
    song, cây mây, Bao đời nay, người Việt Nam cũng như một số nơi trên thế
    giới như Trung Quốc, Australia, . đã sử dụng các loài trong họ cau để làm
    nhà, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, làm thuốc, làm thực phẩm .vv. Tuy
    nhiên cho đến nay hầu như có rất ít công trình nghiên cứu về cấu trúc hoá
    học và hoạt tính sinh học của các cây trong họ Cau của Việt Nam được công
    bố.

    Cây rau má là loài cây rất thường thấy ở các vùng có khí hậu nhiệt đới.
    Trong dân gian rau má được sử dụng để làm rau ăn, làm nước giải khát và
    đặc biệt nó đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc để trị một số các chứng
    bệnh thường gặp ở người và gia súc. Ở Việt Nam, cây rau má cũng rất quen
    thuộc với chúng ta.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
    cấu trúc và hoạt tính sinh học một số hợp chất phân lập từ cây cọ hạ
    long (Livistona halongensis T.H. Nguyen & Kiew) và cây Rau má
    [Centella asiatica (Linn.) Urban]

    Với mục tiêu như trên, luận án đặt ra nhiệm vụ là:
    - Thu thập mẫu thực vật và xử lý mẫu
    - Điều chế các cao chiết từ mẫu thực vật
    - Phân lập các hợp chất từ các cao chiết mẫu thực vật
    - Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được
    - Thử hoạt tính của một số dịch chiết và hợp chất phân lập được
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...