Luận Văn Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến (Burretiodendron Hsienmu) phân bố tại xã Phỏng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường, giữ vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, duy trì cân bằng simh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, các nguồn lâm đặc sản khác, phục vụ nhu cầu của con người. tuy nhiên rừng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng. theo số liệu của Maurand (1943), tổng diệ tích rừng của Việt Nam là 14.3 triệu ha, nếu đem so sánh với số liệu của Viện điều tra quy hoạch rừng năm 1992-1993 là 9.3 triệu ha thì sau 50 năm tài nguyên rừng của nước ta giảm 5 triệu ha (trung bình 100000 ha/năm). Rừng bị giảm sút nhanh chonngs cả về số lượng và chất lượng. Nhiều loài cây quý hiếm có giá trị đã bị biến mất, nhiều khu rừng lớn đã bị chia cắt thành nhiều mảng nhỏ hay bị khai thác quá mức làm mất cấu trúc rừng. Trước tình trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng như: Dự án trồng và khoanh nuôi 5 triệu ha rừng, Dự án 327, Dự án Việt Nam Hà Lan, 661 Song công tác trồng rừng của chúng ta mới chỉ chú ý đến số lượng mà chưa chú ý đến chất lượng, các loài cây được lựa chọn thường là các loài sinh trưởng nhanh như: Keo, Bạch đàn, Mỡ. v.v còn các loài cây bản địa lại rất ít hoặc nếu có thì vấn đề nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, kết cấu lâm phần tự nhiên, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài nơi phân bố vẫn chưa được quan tâm đúng mức làm cho năng suất và chất lượng rừng thấp.
    Nghiến (Burretiodendron hsienmu) là một cây thuộc họ Đay (Tiliaceae) phân bố và mọc trên các núi đá vôi thuộc các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La Đây là loài cây quý hiếm thuộc nhóm sẽ nguy cấp (V)[1]. Gỗ màu nâu đỏ, nặng rắn, không mối mọt, dễ gia công chế biến dunngf để xây dựng các công trình lớn. Tuy nhiên việc mở rộng, gây trồng loài cây này trên quy mô lớn còn hạn chế do thiếu thông tin như nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và các quy luật kết cấu lâm phần tự nhiên.
    Xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một xã miền núi phía Tây của Sơn La, Là nơi phân bố tự nhiên của loài Nghiến. Tuy nhiên chúng thường phân bố rải rác với số lượng không nhiều do việc khai thác trái phép của người dân địa phương phục vụ đời sống và của lâm tặc không kiểm soát được làm cho sản lượng, chất lượng cây đã bắt đầu có sự suy giảm. Do vậy việc phục hồi và phát triển Nghiến là rất cần thiết. Để giải quyết một phần những tồn tại trên, chúng tôi thực hiện chuyên đề: Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến (Burretiodendron Hsienmu) phân bố tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...