Luận Văn Nghiên cứu căn bệnh hà lan

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 25/10/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu :

    Đối với các nhà kinh tế học, đất nước Hà Lan không chỉ có hoa tulip và đội bóng đá màu da cam mà còn một thứ rất nổi tiếng nữa đó là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease). Chuyện kể rằng, trong quá trình thăm dò, các nhà địa chất đã phát hiện dưới những cánh đồng hoa lulip tuyệt đẹp có một nguồn khí đốt với trữ lượng rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã quyết định khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Nhờ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tự nhiên, Hà Lan có thêm một khoản trời cho (win fall) rất lớn. Chính phủ Hà Lan đã tăng chi tiêu ngân sách, đầu tư vào nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, sản xuất hàng hoá phi ngoại thương không có sức cạnh tranh thay vì tiếp tục đưa những bông hoa tulip xinh tươi chu du khắp thế giới. Rắc rối đã xảy ra khi nguồn khí đốt được khai thác hết,nguồn tiền không còn đủ để đáp ứng cho những nhu cầu chi tiêu của quốc gia, cầu trong nước giảm, thất nhiệp gia tăng và nhiều vấn đề rắc rối khác đã xảy ra. Chuyện của những năm 1960 thoảng qua như một cơn lốc, nhưng đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Hà Lan. Sau đó, bằng chính sách hợp lý, Hà Lan lại đạt được những thành tựu kinh tế kỳ diệu, những cánh đồng hoa tulip đã được khôi phục. Nhưng để đánh dấu sựthất bại của chính sách sử dụng các nguồn tài nguyên không hiệu quả, các nhà kinh tế đã đặt tên cho hiện tượng nêu trên là căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease)

    Chương I: KHÁI QUÁT VỀ
    “CĂN BỆNH HÀ LAN”


    1. Định nghĩa
    1.1. lịch sử ra đời thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan”
    Vào những năm 1960, sau khi phát hiện một mỏ khí gas lớn ở vùng biển phía bắc, Hà Lan đã tập trung khai thác và xuất khẩu một lượng khí đốt lớn. Điều này đã mang lại cho nước này nguồn ngoại tệ khổng lồ và nền kinh tế Hà Lan giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên cũng chính nguồn ngoại tệ ấy đã đẩy giá đồng nột tệ của Hà Lan lên cao làm giảm xuất khẩu và sức cạnh tranh của các ngành sản xuất khác trong nước. Để chỉ tình trạng kinh tế đó ở Hà Lan, năm 1977, tạp chí The Economist lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “căn bệnh hà Lan” .
    1.2. Định nghĩa thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan”
    “Căn bệnh Hà lan” chỉ nguy cơ (tình trạng) suy giảm mạnh của khu vực sản xuất (manufacturing factor) khi một quốc gia tập trung khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Mở rộng ra, thuật ngữ này cũng dùng để chỉ tình trạng giảm sút của nền kinh tế do có sự gia tăng dòng ngoại tệ nói chung như sự tăng nhanh giá tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu hay nguồn viện trợ từ nước ngoài, nguồn vốn FDI 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...