Nghiên cứu cải tiến thiết kế một số mẫu thiết bị dạy học các môn khoa học xã hội trong trường phổ th

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2013-06NV
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Hằng
    Các thành viên tham gia: ThS. Vương Thị Phương Hạnh
                                                  CN. Đặng Thị Phương
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 7 năm 2013/ tháng 3 năm 2014

    2. Tính cấp thiết

    Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH 10 (Quốc hội khoá X) về đổi mới giáo dục, từ sau năm 2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai một chương trình giáo dục mới. Theo đó, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) đã có những thay đổi cơ bản. Một trong những tinh thần quan trọng trong Nghị quyết 40 là “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học (TBDH).

    Đề án “Phát triển TBDH tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010 – 2015” của Bộ GD&ĐT và Đề án “Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển TBDH và TBDH tự làm cho TT nghiên cứu CSVC, TBDH, ĐCTE” thuộc Viện KHGD Việt Nam đã cho thấy sự quan tâm của các cấp và tầm quan trọng của TBDH nói chung, TBDH tự làm nói riêng trong dạy học ngày nay đối với mọi cấp học từ mầm non đến phổ thông, mọi môn học và mọi đối tượng từ nhà quản lí, người nghiên cứu đến giáo viên, học sinh.

    TBDH tự làm có khả năng bổ sung và hỗ trợ đáng kể cho nguồn TBDH chính quy được trang bị theo danh mục TBDH tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành. Nhiều giáo viên và học sinh đã biết sử dụng và tận dụng những nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở xung quanh để tạo nên những TBDH cần thiết và có ý nghĩa trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học.

    Việc rà soát chương trình, sách giáo khoa và danh mục TBDH tối thiểu do Bộ GD&ĐT ban hành cho thấy vẫn còn những tiết học, những phần nội dung chưa có hoặc chưa đủ TBDH, hay có những thiết bị cần cải tiến, sửa chữa để đáp ứng yêu cầu dạy học.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu thiết kế một số thiết bị dạy học các môn khoa học xã hội ở trường phổ thông.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
    - Nghiên cứu thực trạng
    - Thiết kế, cải tiến các loại hình TBDH các môn khoa học xã hội: TBDH môn Ngữ văn, TBDH môn Địa lý, TBDH môn Lịch sử
    - Thử nghiệm và lấy ý kiến góp ý 1 số chuyên gia và giáo viên cho các mẫu thiết bị dạy học tự làm.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu cải tiến, thiết kế mẫu TBDH các môn khoa học xã hội ở trường phổ thông.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 2 chương:`

    Chương 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài

    1.1. Khái niệm
    1.2. Nghiên cứu định hướng thiết kế TBDH
    1.3. Nguyên tắc thiết kế TBDH
    1.4. Quy trình thiết kế TBDH

    Chương 2. Thực trạng tự làm thiết bị dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường phổ thông

    2.1. Rà soát danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
    2.2. Lập Đoàn khảo sát

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã tổng quan một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Thiết bị dạy học; Thiết bị dạy học tự làm. Đề tài cũng nghiên cứu định hướng thiết kế thiết bị dạy học, nguyên tắc thiết kế thiết bị dạy học. Trên cơ sở đó đưa ra quy trình nghiên cứu thiết kế thiết bị dạy học.

    Trên cở sở nghiên cứu lí luận, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng tự làm thiết bị dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường phổ thông. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã thiết kế cải tiến mẫu thiết bị dạy học các môn khoa học xã hội theo môn học, hướng dẫn thiết kế và hướng dẫn sử dụng một số thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm các môn khoa học xã hội.

    Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho giáo viên và học sinh có thể tự thiết kế được thiết bị dạy học phù hợp với môn học, bài học của mình.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Trong những năm qua, cùng với đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, thiết bị dạy học (TBDH) đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Từ năm 2002 đến 2009, tất cả các trường phổ thông đã được trang bị đầy đủ các TBDH từ lớp 1 đến lớp 12 đảm bảo nhu cầu tối thiểu theo Danh mục TBDH đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tuy nhiên, việc mua sắm bổ sung, thay thế hàng năm các TBDH này hiện gặp một số khó khăn về nguồn cung cấp các thiết bị, các chi tiết lẻ, nguồn kinh phí mua sắm bổ sung và sửa chữa, phương pháp sửa chữa khắc phục các thiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng . Trong điều kiện đó thì giải pháp tự làm, tự sửa chữa, tự cải tiến TBDH đã góp phần khắc phục kịp thời những thiết bị còn thiếu, bổ sung các thiết bị chưa có điều kiện mua sắm, thay thế hoặc cải tiến các thiết bị hư hỏng, mất mát và phù hợp với tình hình, đặc điểm của các địa phương, cơ sở giáo dục.

    Đề tài nhiệm vụ đã hoàn thành mục tiêu đề ra:

    - Đề xuất nguyên tắc thiết kế TBDH
    - Đề xuất quy trình thiết kế TBDH
    - Nghiên cứu thực trạng thiết kế và sử dụng TBDH và TBDH tự làm ở một số địa phương
    - Đã nghiên cứu và thiết kế mới: 0 mẫu (Ngữ văn: 4, Lịch sử: 9; Địa: 1, Đĩa CD chung: 1)


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...