Nghiên cứu cải tiến thiết kế một số mẫu thiết bị dạy học các môn khoa học tự nhiên trong trường phổ

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2013–08NV
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Cao Thị Phương Chi
    Các thành viên tham gia: TS. Đặng Thị Thu Thủy
                                             ThS. Hà Văn Quỳnh
                                             ThS. Lê Trung Thành
                                             ThS. Phan Viết Ban
                                             ThS. Vương Quốc Anh
                                             ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Ngoan
                                             Nguyễn Sỹ Nam
                                             Bùi Thị Thao
    Thời gian bắt đầu/ kết thúc: tháng 3 năm 2013/ tháng 3 năm 2014.

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH 10 (Quốc hội khoá X) về đổi mới giáo dục, từ sau năm 2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai một chương trình giáo dục mới. Theo đó, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học (PPDH) đã có những thay đổi cơ bản. Một trong những tinh thần quan trọng trong Nghị quyết 40 là “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học (TBDH).

    TBDH là một trong những phương tiện dạy học, một nhân tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Đổi mới PPDH luôn gắn liền với việc tăng cường các phương tiện dạy học cả về số lượng và chất lượng. TBDH còn là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt, nhờ TBDH mà là một trong thành tố không thể thiếu để hỗ trợ GV thực hiện đổi mới PPDH để triệt để mục đính dạy học nhằm nâng cao hiệu quà quá trình dạy học với tất cả các môn học, đặc biệt là các môn KHTN.

    Thiết bị dạy học nói chung và thiết bị dạy học tự làm nói riêng tác động tích cực đến quán trình dạy học. Thiết bị dạy học tự làm được GV và HS tìm tòi thu thập, tự thiết kế do vậy mà còn kích thích sự tìm tòi, từ đó hiểu sâu hơn về kiến thức cho GV và HS.

    Trong chương trình hiện nay với bộ môn KHTN là một môn KH gắn với thực nghiệm, từ thực nghiệm học sinh trải nghiệm và tìm tòi hệ thống hình thành kiến thức của mình. Bởi thế ngoài các thiết bị đã được trang bị việc tự làm thiết bị dạy học của GV và HS cũng chính là một cách thức học tập.

    Nhà nước đã đầu tư ngân sách trang bị một số lượng lớn TBDH theo danh mục TBDH tối thiểu cho tất cả các môn học ở trường phổ thông. TBDH được nghiên cứu, sản xuất và cung ứng trong những năm qua đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu của việc tổ chức hoạt động dạy - học các môn KHTN ở trường phổ thông. Tuy nhiên qua nhiều năm sử dụng thực tế một phần TBDH đã bị hao mòn, một số TBDH chưa thực sự phù hợp. Mặt khác TBDH được trang bị là tối thiểu nên vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của giáo viên và học sinh. Trong các sản phẩm của nghiên cứu là mẫu thiết bị dạy học cho các môn khoa học tự nhiên trên thực tế sau một thời gian sử dụng đã bộc lộ nhiều bất cập như:

    Các mẫu chưa được hoàn chỉnh, một số mẫu có thể trở thành mẫu thiết bị dạy học tự làm bởi nó rất dễ kiếm ở địa phương như mẫu phân bón, mẫu vật chác chất dẻo, mẫu đo đại lượng lít trong tiểu học .

    Một số mẫu khi sử dụng vẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết như: bộ mẫu điện phân muối ăn, bộ mẫu điện phân dung dịch nước .

    Một số mẫu vật lí như thiết bị thí nghiệm Máy ATÚT - Vật Lý lớp 8 cũng có thể cải tiến cho phù hợp tiện dụng hơn trong giảng dạy

    Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển việc ứng dụng nó trong thiết kế các mẫu thiết bị dạy học hoặc ứng dụng nó tạo mẫu thiết bị dạy học cũng là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học. Trong một số môn khoa học tự nhiên như Vật lí, Toán học, Sinh học, những mẫu thiết kế tạo phần mềm mô phỏng cho các môn học là một trong những hướng thiết kế mẫu.

    Đó là những mảng sau một thời gian thực hiện dạy và học đã cho thấy cần phải nghiên cứu về cơ sở lí luận để cho ra các sản phẩm là các bộ mẫu phục vụ cho dạy và học.

    Trong thời gian qua nhiều GV và HS đã tự làm TBDH. Mặt khác trong điều kiện còn khó khăn hiện nay của ngân sách, ngoài các TBDH được cung cấp, còn rất cần những TBDH tự làm của cán bộ, giáo viên, học sinh từ các cơ sở giáo dục. TBDH tự làm góp phần khắc phục kịp thời những thiết bị còn thiếu, bổ sung các thiết bị chưa có điều kiện mua sắm, thay thế các thiết bị hư hỏng mất mát, lại phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị. TBDH tự làm tiết kiệm được ngân sách nhà nước, góp phần khắc phục tình trạng dạy chay, thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học mà toàn ngành đang triển khai thực hiện.

    Ngoài các yếu tố trên thực tế hiện nay phong trào tự làm thiết bị dạy học được nhân rộng xong chất lượng cũng chưa được tốt, vẫn còn nhiều thiếu sót như: các thiết bị còn nhỏ lẻ, chưa mang tính hệ thống. Các TBDH TL mới do các cá nhân thiết kế, chưa đạt được mức độ sản phẩm của tập thể chính vì vậy nó vẫn còn nhiều khiếm khuyết, mới tập chung ở mức độ đơn giản, thô sơ và chưa được tận dụng nguồn nguyên liệu của địa phương, gắn với điều kiện của địa phương .

    Với tất cả các lý do trên việc 'Nghiên cứu cải tiến thiết kế một số mẫu TBDH các môn KHTN trong trường phổ thông' phải được nghiên cứu một cách có hệ thống là thực sự cần thiết nhằm bổ sung hoàn thiện hệ thống TBDH đáp ứng việc tổ chức dạy - học các môn KHTN góp phần thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu cải tiến, thiết kế mẫu thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm các môn khoa học tự nhiên.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Cơ sở lí luận

    - Nghiên cứu một số hướng cải tiến, thiết kế thiết bị dạy học các môn khoa học tự nhiên
    - Nghiên cứu quy trình nghiên cứu thiết kế thiết bị dạy học.

    Cơ sở thực tiễn

    - Nghiên cứu rà soát danh mục và mẫu TBDH một số môn ở cấp tiểu học, THCS, THPT
    - Tìm hiểu thực trạng TBDH, TBDH
    - Tìm hiểu thực trạng TBDH, TBDH tự làm ở một số trường phổ thông trong khuân khổ các tỉnh đã đăng kí khảo sát.
    - Cải tiến, thiết kế một số mẫu TBDH, TBDH tự làm các môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp thông tin.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực tế khảo sát và tổng hợp thông tin từ các báo cáo, tư liệu về thực trạng tự làm TBDH.
    - Phương pháp thử nghiệm: thử nghiệm mẫu ở một số trường phổ thông.
    - Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến đóng góp cho các hướng nghiên cứu và mấu thiết bị dạy học tự làm.

    6. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 phần:

    Phần 1. Mở dầu

    Phần 2. Kết quả nghiên cứu


    2.1 Một số vấn đề lý luận liên quan
    2.2. Tìm hiểu thực trạng TBDH các môn khoa học tự nhiên ở trường phổ thông
    2.3. Nghiên cứu cải tiến, thiết kế thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm các môn khoa học tự nhiên

    Phần 3. Kết luận, khuyến nghị

    7. Những đóng góp chính của đề tài

    Về cơ sở lý luận:

    - Định hướng thiết kế TBDH các môn khoa học tự nhiên
    - Nguyên tắc thiết kế TBDH
    - Quy trình nghiên cứu thiết kế TBDH.

    Về thực tiễn:

    - Mẫu TBDH, hướng dẫn thiết kế, hướng dẫn sử dụng một số TBDH và TBDH tự làm các môn khoa học tự nhiên.

    8. Kết luận và kiến nghị

    Kết luận

    - Đề tài đã làm rõ được cơ sở lý luận của việc nghiên cứu thiết kế mẫu TBDH và TBDH TL các môn KHTN. Làm rõ một số khái niệm của TBDH, TBDH TL, vai trò và tầm quan trọng của TBDH TL.
    - Đề tài đưa ra quy trình thiết kế mẫu TBDH gồm 5 bước: 1/ Lựa chọn nội dung tự làm TBDH; 2/ Thiết kế TBDH; 3/ Chế tạo TBDH; 4/ Thử nghiệm TBDH; 5/ Hoàn thiện TBDH.
    - Đề tài đã tổng kết được tình hình tự làm TBDH ở TH, THCS, THPT, đa số các thiết kế đơn giản, bằng các nguyên liệu tự làm rẻ tiền, dễ kiếm.

    Khuyến nghị

    Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cần có lộ trình viết tài liệu hướng dẫn GV tự làm TBDH; Xây dựng nguồn mẫu TBDH TL cho GV cũng như HS; Bổ sung xây dựng chương trình nhân viên TBDH; Đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo hướng coi trọng thực hành trong đó có việc tự làm TBDH.

    Với GV: Cần tích cực tham gia tập huấn, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng GV, đa dạng hóa các tài liệu tập huấn, cung cấp thêm băng hình ghi nội dung giảng dạy; Yêu cầu GV tự làm TBDH, đặc biệt khuyến khích GV ứng dụng CNTT vào thiết kế TBDH.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...