Nghiên cứu cải tiến thiết kế một số mẫu đồ dùng đồ chơi

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2013-07NV
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Đông Phương
    Các thành viên tham gia: ThS. Trần Yến Mai
                                                  ThS. Vương Quốc Anh
                                                  ThS. Lê Trung Thành
                                                  CN. Nguyễn Sỹ Nam
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 7 năm 2013/ tháng 3 năm 2014

    2. Tính cấp thiết

    Chơi là hoạt động chủ đạo, là “cuộc sống” của trẻ thơ. Vui chơi đồng thời cũng là phương tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm lý, sinh lý và hình thành nhân cách trẻ. Sự sáng tạo thông qua chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

    Chương trình giáo dục mầm non (GDMN) yêu cầu các cô giáo tăng cường cho trẻ được hoạt động, đẩy mạnh hình thức giáo dục cá nhân, phối hợp hài hòa, giáo dục thông qua nhóm góc tạo cho trẻ có nhiều khả năng lựa chọn các giải pháp độc lập phù hợp với từng trẻ. Tăng cường khả năng chia sẻ, hợp tác với mọi người xung quanh. Song hành với hình thức đổi mới đó phương tiện cần thiết mà trẻ có thể hoạt động tốt được trong các góc hoạt động chính là đồ chơi. Cùng với đồ chơi có sẵn là những đồ chơi tự làm của cô và trẻ chiếm một phần không nhỏ và đem lại tác dụng lớn lao cho trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, được trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, nhằm phát huy tối đa năng lực và hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Tự làm và sử dụng đồ chơi tự làm trong các góc hoạt động, ngoài việc giúp giáo viên và trẻ tiến hành hoạt động trong nhóm góc có hiệu quả, tăng cường nội dung hoạt động của trẻ, mà còn mang ý nghĩa cả về kinh tế và ý nghĩa giáo dục tốt đối với giáo viên, học sinh và các nhà nghiên cứu và quản lý.

    Đề án 'Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm cho Trung tâm Nghiên cứu Cơ sở vật chất, Thiết bị dạy học, Đồ chơi trẻ em' thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ của trung tâm được xác định trong Đề án là 'Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-2015'. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cán bộ của trung tâm và đây cũng chính là sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo về tầm quan trọng của Thiết bị dạy học và thiết bị dạy học tự làm đối với các cấp học từ mầm non đến phổ thông với Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Tăng cường năng lực nghiên cứu cải tiến, thiết kế mẫu đồ dùng, đồ chơi cho cán bộ nghiên cứu.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi: Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài (Đồ dùng, đồ chơi, đồ chơi tự làm thiết kế đồ chơi); Một số vấn đề chung về đồ chơi.
    - Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi.
    - Thiết kế một số đồ dùng, đồ chơi và tài liệu hướng dẫn giáo viên quy trình thiết kế và sử dụng mẫu đồ dùng, đồ chơi.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung nghiên cứu cải tiến, thiết kế một số mẫu đồ dùng, đồ chơi.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài


    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Một số vấn đề lý luận

    1.1. Các khái niệm cơ bản
    1.2. Một số vấn đề liên quan đến đồ dùng đồ chơi của trẻ mầm non

    Chương 2. Thực trạng đồ dùng đồ chơi trong các trường mầm non

    2.1. Một số nhận xét đánh giá rà soát danh mục ĐDĐC thiết bị tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non
    2.2. Khảo sát thực trạng ĐDĐC và ĐDĐC tự làm trong trường mầm non

    Chương 3. Nghiên cứu thiết kế một số đồ dùng, đồ chơi


    3.1. Nguyên tắc thiết kế đồ dùng, đồ chơi
    3.2. Quy trình thiết kế đồ dùng đồ chơi tự làm
    3.3. Định hướng nghiên cứu cải tiến thiết kế đồ dùng đồ chơi
    3.4. Tài liệu hướng dẫn quy trình thiết kế và sử dụng mẫu đồ dùng, đồ chơi

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài đã làm sáng tỏ một số thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đã đưa ra được quy trình thiết kế, cải tiến đồ dùng đồ chơi và đã có 09 sản phẩm đồ dùng đồ chơi được thiết kế hoàn thiện theo quy trình và có hướng dẫn cụ thể về cách thiết kế, cách sử dụng vận dụng vào các hoạt động của trẻ ở trường mầm non.

    Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra quy trình thiết kế mẫu ĐDĐC gồm 5 bước và cũng khuyến nghị với từng loại ĐDĐC mà người thiết kế có thể lựa chọn và áp dụng các bước đi cho phù hợp để thiết kế ĐDĐC của mình.

    Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy việc tự làm ĐDĐC của các giáo viên và trẻ như là một nhu cầu không thể thiếu để phục vụ và làm phong phú các hoạt động của các cháu trong trường mầm non. Chính vì vậy mà có rất nhiều các sản phẩm có ý tưởng tốt được tuyển chọn và nhân rộng giúp các cô giáo khắp các vùng miền có thể học tập và làm theo một cách sáng tạo. Hoạt động tự làm đồ dùng đồ chơi không những chỉ phát huy năng lực của các cô giáo mà còn là một hoạt động hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ mẫu giáo nhất là trẻ ở lứa tuổi mầu giáo lớn 5-6 tuổi. Đây cũng là một hình thức hoạt động có hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, bởi vì thông qua hình thức tổ chức giáo dục này giúp trẻ có cơ hội được học tập, tiếp thu, thực hành, được rèn luyện, được trải nghiệm, được tiếp xúc với các tình huống khác nhau được tiếp cận với cái mới, được củng cố rèn luyện những kỹ năng đã biết và cần thiết đối với trẻ. Thông qua đó trẻ thực hiện nhiệm vụ nhận thức một cách nhẹ nhàng, tự nguyện phù hợp với khả năng của trẻ.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài nhóm nghiên cứu chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:

    Đối với Bộ giáo dục và các nhà nghiên cứu: Tạo điều kiện phối hợp các lực lượng nghiên cứu biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn, tham khảo, thiết kế các bộ quy trình hướng dẫn tự làm đồ chơi, các mẫu đồ chơi. Các ĐDĐC mẫu đã được thiết kế, khảo sát tuyển chọn từ các tỉnh cần lựa chọn bổ sung thêm kinh phí để sản xuất các mẫu học liệu mở. Các ĐDĐC phức tạp đưa vào trường mầm non cho trẻ hoạt động giúp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non. Đây là những nguồn tư liệu quý mang tính định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và trẻ trong việc tổ chức hoạt động tự làm ĐDĐC. Giúp thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non tại các trường mầm non trên cả nước.

    Đối với cán bộ quản lý giáo dục
    : Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường lớp, nhóm trẻ để tạo điều kiện tối thiểu cho việc thực hiện các nội dung giáo dục trong trường mầm non. Đặc biệt quan tâm tới các dụng cụ, nguyên vật liệu và các tài liệu hướng dẫn và quy trình hướng dẫn giáo viên và trẻ tự làm ĐDĐC. Tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên để nâng cao nhận thức và trình độ, khả năng của giáo viên trong việc làm ĐDĐC và hướng dẫn trẻ tự làm ĐDĐC. Có nhiều hình thức khen thưởng động viên các cô giáo tích cực tận dụng, khai thác, sử dụng sáng tạo các nguyên vật liệu dễ kiếm sẵn có ở địa phương đưa vào tổ chức tự làm ĐDĐC trong các trường mầm non.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...