Đồ Án nghiên cứu cải tiến nâng cao hiệu quả xử lý của thiết bị lọc sinh học ngập nước ứng dụng trong xử lý

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Mở đầu
    Trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc nghiên cứu ra các phương pháp để
    xử lý nước có các thành phần ô nhiễm đang rất được quan tâm. Kết quả của việc
    nghiên cứu đó là đã phát hiện ra rất nhiều phương pháp sinh học, hóa học và hóa
    lý. Một trong những phương pháp sinh học đang rất được quan tâm là phương
    pháp lọc sinh học (biofiltration). Đây là một công nghệ điều khiển sự ô nhiễm
    mới. Nó bao gồm sự loại bỏ và oxi hóa những hợp chất khí bị nhiễm bẩn nhờ vi
    sinh vật. Trước đây, lọc sinh học được thiết lập rất tốt trong công nghệ điều
    khiển ô nhiễm ở Đức và Hà Lan và nó cũng thu hút được sự quan tâm ở Bắc Mỹ
    nhưng ngày nay thì phương pháp này đã được áp dụng một cách rộng rãi ở các
    nước trên thế giới và ở Việt Nam. Lọc sinh học có thể xử lý những phân tử khí
    hữu cơ, những hợp chất hữu cơ bay hơi (Volatile Organic Compoundư VOC's)
    hoặc các hợp chất cacbon, hay những chất khí độc vô cơ, amoni, H2S. Như
    chúng ta đã biết hiện nay, nước thải giàu dinh dưỡng là một trong những nguồn
    chủ yếu gây ô nhiễm môi trường và làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Nguồn
    nước thải giàu dinh dưỡng rất đa dạng và phức tạp: nước thải từ các chuồng trại,
    chăn nuôi, lò mổ, nhà máy chế biến thực phẩm, thuộc da, nước thải nông nghiệp,
    nước thải sinh hoạt, Nhìn chung trong thành phần của những loại nước thải
    này thường chứa N, P với hàm lượng cao. Nguồn nước thải này không qua xử lý
    được xả trực tiếp vào các thủy vực gây ra các hiện tượng: phú dưỡng, làm giảm
    oxy hòa tan trong nước, phá hủy hệ động, thực vật thủy sinh của các thủy vực
    tiếp nhận, gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường, sức khỏe của
    con người và thậm chí có thể làm chết các loài động vật sống dưới nước. Bình
    thường thực vật trong các thủy vực phát triển cân bằng với lượng động vật trong
    chuỗi thức ăn và bị giới hạn bởi hàm lượng các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu
    đưa vào nguồn tiếp nhận quá nhiều chất dinh dưỡng N, P sẽ dẫn đến sự phát triển
    bùng nổ các loài thực vật thủy sinh như rong, tảo và các loại thực vật trôi nổi
    khác. Khi các sinh vật này chết đi sẽ gây ra các hiện tượng như “dòng sông chết”
    do đó khó có thể kiểm soát được và dẫn đến làm suy giảm chất lượng nguồn
    nước và gây nên ô nhiễm cho môi trường.
    Lựa chọn phương pháp lọc sinh học để xử lý loại nước thải này là rất phù
    hợp tuy nhiên tại Việt Nam, các công nghệ xử lý nước thải còn chưa được quan
    tâm, do nhiều lý do như công nghệ phức tạp, chi phí cao, Xuất phát từ lý do
    trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài “nghiên cứu cải tiến nâng cao hiệu quả xử lý
    của thiết bị lọc sinh học ngập nước ứng dụng trong xử lý nước thải”.
    Mục tiêu của đề tài: Cải tiến thiết bị lọc sinh học nhằm đơn giản hóa qui
    trình và nâng cao hiệu quả xử lý.
    Bố cục của luận văn được chia thành các phần như sau:
    Mở đầu
    Chương I: Tổng quan tài liệu
    Chương II: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
    Chương III: Kết quả và thảo luận
    Chương IV: Kết luận và Kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...