Tiến Sĩ Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyê

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu của đề tài .2
    3. Yêu cầu của đề tài .2
    4. Giới hạn của đề tài 3
    5. Những đóng góp mới của đề tài .3

    PHẦN THỨ HAI: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Cơ sở khoa học của hệ thống cây trồng .4
    2.1.1. Một số khái niệm 4
    2.1.1.1. Hệ thống cây trồng .4
    2.1.1.2. Hệ thống cây trồng tiến bộ 5
    2.1.1.3. Hệ thống cây trồng hợp lý 5
    2.1.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng .6
    2.1.2.1. Nhiệt độ 6
    2.1.2.2. Lượng mưa 7
    2.1.2.3. Đất đai 8
    2.1.2.4. Cây trồng 9
    2.1.2.5. Hệ sinh thái .10
    2.1.2.6. Hiệu quả kinh tế .11
    2.1.2.7. Thị trường .12
    2.1.2.8. Nông hộ .13
    2.1.2.9. Chính sách 16
    2.1.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu hệ thống cây trồng .17
    2.1.3.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống .17
    2.1.3.2. Phát triển nông nghiệp trên quan điểm hệ thống .20
    2.2. Tình hình nghiên cứu hệ thống cây trồng .22
    2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 22
    2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 28

    PHẦN THỨ BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    33
    3.1. Phạm vi, đối tượng và địa bàn nghiên cứu .33
    3.1.1. Phạm vi nghiên cứu 33
    3.1.2. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu .33
    3.2. Nội dung nghiên cứu .34
    3.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở
    huyện Đồng Hỷ tới hệ thống cây trồng nông nghiệp 34
    3.2.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp ở huyện Đồng Hỷ .34
    3.2.3. Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng nông nghiệp trên một loại
    đất chính của huyện Đồng Hỷ .34
    3.2.3.1. Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng thích hợp trên đất ruộng
    của huyện Đồng Hỷ 34
    3.2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp canh tác cải tiến thích hợp đối với
    cây chè trong thời kỳ kinh doanh trên đất gò đồi ở huyện Đồng Hỷ .34
    3.3. Phương pháp nghiên cứu .35
    3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp .35
    3.3.2. Phương pháp điều tra trực tiếp 35
    3.3.3. Phương pháp tiến hành thử nghiệm lựa chọn giống cây trồng trên
    đất ruộng ở huyện Đồng Hỷ 36
    3.3.3.1. Thử nghiệm lựa chọn giống cây trồng trên đất 2 vụ: .36
    3.3.3.2. Thử nghiệm giống cây trồng cho đất 1 vụ 39
    3.3.3.3. Thí nghiệm về liều lượng bón phân và một số biện pháp giữ ẩm
    đối với cây chè trên đất gò đồi ở huyện Đồng Hỷ 41
    3.3.4. Phương pháp tiến hành xây dựng mô hình đồng ruộng .44
    3.3.4.1 Mô hình trên đất ruộng chủ động nước 44
    3.3.4.2. Mô hình trên đất 1 vụ 44
    3.3.4.3. Mô hình sản xuất chè bền vững trên đất gò đồi 44
    3.3.5. Phân tích thành phần dinh dưỡng đất 44
    3.3.6. Phân tích kết quả .45
    3.3.6.1. Thí nghiệm đồng ruộng 45
    3.3.6.2. Năng suất điều tra và thu được từ các mô hình trên đất ruộng
    được xử lý, phân tích thống kê theo công thức: .45
    3.3.6.3. Năng suất mô hình được so sánh theo trương trình SAS .45
    3.3.6.4. Hiệu quả kinh tế đươc tính toán theo phương pháp lấy thu trừ chi
    phí trong sản xuất = lãi thuần .45

    PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . .46
    4.1. Kết quả đánh giá một số yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh
    hưởng tới hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 46
    4.1.1. Đặc điểm địa hình đất đai 46
    4.1.2. Đặc điểm về thời tiết khí hậu 48
    4.1.3. Đặc điểm kinh tế – xã hội .51
    4.2. Kết quả đánh giá một số đặc điểm của hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ 54
    4.2.1. Đánh giá đặc điểm hệ thống cây trồng trên đất ruộng 54
    4.2.1.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hằng năm 54
    4.2.1.2. Cơ cấu giống gieo trồng cây hằng năm 56
    4.2.1.3. Kỹ thuật trồng trọt cây hằng năm .57
    4.2.1.4. Hiệu quả kinh tế của các hệ thống luân canh trên đất ruộng. 59
    4.2.1.5. Ảnh hưởng của hệ thống sử dụng đất đến đất đai .60
    4.2.1.6. Đánh giá đặc điểm hệ thống cây trồng trên đất ruộng của vùng
    nghiên cứu có sự tham gia của nông hộ .62
    4.2.2. Đánh giá đặc điểm hệ thống cây trồng nông nghiệp trên đất gò đồi
    của huyện Đồng Hỷ 65
    4.2.3. Phân tích các nguyên nhân hạn chế .67
    4.3. Kết quả nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng .72
    4.3.1. Nghiên cứu thử nghiệm lựa chọn giống cây trồng trên đất ruộng 72
    4.3.1.1. Kết quả lựa chọn giống lúa trên đất chủ động nước 72
    4.3.1.2. Kết quả lựa chọn giống ngô ở vụ 3 trên đất ruộng chủ động nước .78
    4.3.1.3. Kết quả lựa chọn giống lạc trên đất 1 vụ lúa 83
    4.3.1.4. Kết quả lựa chọn giống đậu tương trên đất 1 vụ 86
    4.3.1.5. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp giữ ẩm cho chè ở vụ đông
    xuân trên đất gò đồi ở huyện Đồng Hỷ 91
    4.3.3. Xây dựng mô hình cải tiến 94
    4.3.3.1. Xây dựng mô hình trên đất 3 vụ .94
    4.3.3.2. Thay đổi giống và tăng vụ trên đất độc canh 2 vụ lúa 96
    4.3.3.3. Tăng vụ trên đất cấy một vụ lúa 97
    4.3.4. Những đánh giá, phân tích và đề xuất về chuyển dịch cơ cấu cây trồng 101
    PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 104
    5.1. Kết luận 104

    PHẦN THỨ NHẤT
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Hệ thống cây trồng là sự sắp xếp, bố trí giống và các loại cây trồng trong không gian và thời gian
    nhất định, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Hiện nay trong
    nền kinh tế thị trường, sản phẩm từ cây trồng không chỉ nhằm đáp ứng về vấn đề lương thực, thực
    phẩm tại chỗ cho người nông dân, mà còn trở thành loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường trong
    và ngoài nước, góp phần to lớn trong công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của đất nước. Do
    vậy để tăng năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng, thì công tác nghiên cứu cải
    tiến hệ thống cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay.
    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Trung du Bắc Bộ, có tổng diện tích tự nhiên là
    354.110 ha, đất đồi núi chiếm gần 80% và mật độ dân số tương đối đông (1.046.163 người), lao động
    nông nghiệp chiếm trên 80%, như vậy xét về mặt dân số, đất đai thì kinh tế nông lâm nghiệp đóng vai
    trò chủ yếu. Nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh, trong những năm vừa qua Thái Nguyên đã triển khai
    nhiều công trình nghiên cứu khoa học về nông nghiệp, lâm nghiệp. Bao gồm các hoạt động cơ bản là:
    Thực hiện nghiên cứu khoa học để lựa chọn cây, con có thế mạnh, có khả năng phát triển phù hợp với
    điều kiện của tỉnh nói chung và từng vùng sinh thái trên địa bàn nói riêng, cũng như khả năng tiêu
    thụ sản phẩm của thị trường trong và ngoài nước đối với các mặt hàng nông sản; Nghiên cứu và chuyển
    giao để áp dụng những kỹ thuật tiến bộ mới về giống, công nghệ sản xuất trong chuyển dịch cơ cấu
    cây trồng vật nuôi cho phù hợp với từng vùng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong đầu tư;
    Có những cơ chế và chính sách thích hợp để khuyến khích và thúc đẩy công tác nghiên cứu và ứng dụng
    công nghệ mới trong sản xuất nông lâm nghiệp vào sản xuất thực tế. Huyện Đồng Hỷ là một trong những
    địa phương nằm trong vùng phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là
    46.177 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 26%; Đất lâm nghiệp chiếm khoảng 45%; Đất nuôi trông thủy sản khoảng 0,37%; Đất chuyên dùng chiếm 5%; Đất ở chiếm 2%; Đất chưa sử dụng chiếm 22%. Nhóm đất sản xuất nông nghiệp có cơ cấu diện tích
    gồm: Đất trồng cây hàng năm chiếm 53%; Đất trồng cây lâu năm chiếm 39%; Đất nông nghiệp khác chiếm
    8%. Cơ cấu cây trồng hàng năm bao gồm: Nhóm cây lương thực có hạt; Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày;
    Nhóm rau, đậu các loại. Cơ cấu cây trồng lâu năm bao gồm: Chè, vải, nhãn. xoài, mít Song, thực
    tế hiện nay một trong những khó khăn của huyện Đồng Hỷ là cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất đai,
    đất đai có độ dốc quá lớn, đất bạc màu, tập quán canh tác thường làm theo thói quen lề lối cũ, sự
    tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi
    trường sinh thái nông nghiệp còn nhiều hạn chế, hệ thống cây trồng còn mang tính chất của sản xuất
    tự cung, tự cấp đã và đang là trở ngại đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Với diện tích
    đất đai, cơ cấu cây trồng, cũng như điều kiện về tự nhiên, kinh tế và xã hội của Đồng Hỷ như vậy,
    để từng bước chuyển dịch hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển nền sản xuất
    nông nghiệp bền vững, thì công tác nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng ở huyện Đồng Hỷ là hết
    sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
    cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
    Nguyên
    »

    2. Mục tiêu của đề tài
    - Đánh giá được hiện trạng hệ thống cây trồng của huyện Đồng Hỷ;
    - Xác định được các tiến bộ kỹ thuật và cơ cấu cây trồng phù hợp, đạt hiệu quả
    cao trên một số loại hình sử dụng đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

    3. Yêu cầu của đề tài
    - Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp trên đất ruộng và đất gò đồi ở huyện Đồng Hỷ.
    - Nghiên cứu thử nghiệm các loại giống cây trồng trong các vụ xuân, vụ mùa và vụ đông đối với đất
    ruộng; nghiên cứu thí nghiệm một số biện pháp canh tác
    thích hợp đối với cây chè ở thời kỳ kinh doanh trên đất gò đồi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...