Thạc Sĩ Nghiên cứu, cải thiện hiệu quả quá trình chuyển hoá phân hủy các hợp chất nitơ trong các hệ thống xử

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu, cải thiện hiệu quả quá trình chuyển hoá phân hủy các hợp chất nitơ trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị
    MỞ ĐẦU
    Ô nhiễm môi trường đã và đang là một vấn đề quan trọng, hệ quả của một quá
    trình phát triển nóng của các nước đang phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa và
    hiện đại hóa. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, quá
    trình đô thị hóa và tập trung dân cư nhanh chóng là những nguyên nhân gây nên hiện
    trạng quá tải môi trường .
    Ở Việt Nam, phần lớn nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư đô thị, ven đô và
    nông thôn đều chưa được xử lý đúng quy cách. Nước thải từ các khu vệ sinh mới chỉ
    được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, chất lượng chưa đạt yêu cầu xả ra môi trường, là
    nguyên nhân gây ô nhiễm, lây lan bệnh tật. Đó là chưa kể dòng nước thải sinh hoạt từ
    nhà bếp, tắm, giặt, . thường không được xử lý qua bể tự hoại, góp phần làm ô nhiễm
    môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
    Các chỉ tiêu BOD5, COD, nitơ, Phốt pho và vi sinh vật là các chỉ tiêu ô nhiễm
    chính đặc trưng thường thấy trong nước thải sinh hoạt. Trong nước thải sinh hoạt, hàm
    lượng nitơ rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị
    phú dưỡng – một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng nitơ cao, trong
    đó các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa, làm cho nguồn nước
    trở nên ô nhiễm. Muốn xử lý loại bỏ nitơ trong nước thải thì tốt nhất là sử dụng biện
    pháp sinh học dựa vào quy luật tự nhiên để giảm thiểu ô nhiễm. Đây thực chất là quá
    trình thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật vốn có trong tự nhiên. Cụ thể là sử dụng
    các vi khuẩn Nitrat hóa và phản Nitrat hóa để loại bỏ nitơ trong nước thải.
    Dựa vào đặc tính của vi sinh vật trong nước thải có thể chuyển hoá amoni thành
    NO2
    - , NO2
    - thành NO3
    -, sau đó sẽ chuyển NO3
    - thành NO, N2O, N2 hoàn toàn không có
    hại với môi trường. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, cải thiện hiệu
    quả quá trình chuyển hoá phân hủy các hợp chất nitơ trong các hệ thống xử lý
    nước thải sinh hoạt đô thị
    ” với các mục tiêu sau:
    · Phân lập chủng vi sinh vật có khả năng phân giải hợp chất chứa nitơ trong
    nước thải.
    · Tuyển chọn chủng vi sinh vật có hoạt tính phân giải cao.
    · Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và khả năng
    phân giải hợp chất chứa nitơ của chủng được tuyển chọn.
    · Tạo chế phẩm sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt
    · Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...