Luận Văn Nghiên cứu cải tạo hệ thống Xử lý nước thải Nhà máy cao su Xuân lập-công ty cao su Đồng Nai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
    I.1 Cơ sở hình thành đề tài
    Công nghiệp cao su đã du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 dưới bàn tay thuộc địa của thực dân Pháp. Trong suốt thời gian đô hộ, người Pháp đã không ngừng bóc lột và tận dụng nguồn lợi này để làm giàu cho chủ nghĩa thực dân. Nhưng khi chúng rút khỏi Việt Nam thì sự thịnh vượng của công nghiệp cao su đem lại vẫn chỉ là kỳ vọng. Với sự nỗ lực của công nhân cao su và sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, nền kinh tế cây cao su đã dần tìm được chỗ đứng và không ngừng phát triển. Ngày nay công nghiệp cao su được coi là công nghiệp vàng trắng.
    Tuy việc phát triển kinh tế cây cao su có từ rất sớm nhưng việc quan tâm tới vấn đề môi trường do sản xuất và sơ chế mủ cao su mới chỉ bắt đầu trong khoảng vài năm trở lại đây. Trước đây, nước thải sinh ra do hoạt động sơ chế cao su đều thải trực tiếp ra môi trường, điều này làm thất thoát một lượng lớn mủ cao su (5%) và làm ảnh hưởng lớn đến môi trường.
    Trước tình hình ô nhiễm môi trường do việc sản xuất cao su gây ra, công ty cao su Đồng Nai đã tiến hành xây dựng nhiều hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy và trong đó có nhà máy chế biến cao su Xuân Lập. Nhà máy xử lý nước thải Xuân Lập được xây dựng và đi vào hoạt động từ đầu năm 2005. Ban đầu hệ thống hoạt động tương đối tốt. Nhưng trong thời gian gần đây, hệ thống vận hành không ổn định, lưu lượng đầu vào tăng dẫn tới tình trạng tràn ở một số công trình đơn vị. Hơn nữa, một số thông số đầu ra không ổn định và vượt tiêu chuẩn xả thải. Kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống xử lý nước thải chưa từng được tu bổ, cải tạo để khắc phục khiếm khuyết Để khắc phục tình hình hiện nay, em tiến hành nghiên cứu hoạt động của hệ thống để tìm ra hướng cải tạo tốt nhất. Và đây là cơ sở hình thành đề tài tốt nghiệp: “ Nghiên cứu cải tạo hệ thống XLNT Nhà máy cao su Xuân lập-công ty cao su Đồng Nai”.
    I.2 Mục tiêu đề tài
    Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải và tình trạng ô nhiễm nước thải hiện nay của Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập. Từ đó đề xuất thiết kế, cải tạo hệ thống hiện có hoàn thiện hơn, nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, hạn chế ảnh hưởng của nước thải đầu ra đến môi trường và con người, giúp cho nhà máy hoạt động và phát triển ổn định cũng như thực hiện tốt các quay định về bảo vệ môi trường của Việt Nam nói chung, của TCVN 7586:2006 dành riêng cho nước thải chế biến cao su thiên nhiên nói riêng.
    I.3 Nội dung đề tài
    Đề tài được thực hiện với những nội dung như sau:
    · Thu thập tài liệu về công ty cao su Đồng Nai
    · Thu thập tài liệu liên quan đến ngành cao su cũng như các công nghệ xử lý nước thải cao su thiên nhiên.
    · Thu thập và tham khảo các tài liệu liên quan đến các quá trình xử lý nước thải.
    · Tiếp cận tìm hiểu tính chất, thành phần, lưu lượng và nguồn thải của nước thải tại nhà máy.
    · Tìm hiểu quá trình hoạt động của hệ thống xử lý cũ.
    · Đề ra phương án cải tạo mới
    · Tính toán thiết kế và ước tính giá thành cho toàn bộ hệ thống xử lý nước thải mới.
    · Xử lý các văn bản, số liệu và bản vẽ trên các phần mềm ứng dụng của máy tính.
    I.4. Các phương pháp thực hiện
    Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp sau:
    · Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu
    · Phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin
    · Phương pháp điều tra, khảo sát và phân tích nước thải
    · Phương pháp đánh giá
    I.5. Giới hạn đề tài
    Đề tài tốt nghiệp được giới hạn bởi:
    · Thời gian thực hiện từ ngày 1/10/2007 đến ngày 25 / 12 /2007
    · Diện tích và công nghệ hệ thống xử lý nước thải đã có sẵn
    · Kinh phí của công ty
    I.6. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện tại lưu lượng nước thải đầu vào của hệ thống xử lý đã tăng so với thiết kế trước đây là 200m3/ngày đêm. Điều này đã dẫn tới tình trạng chảy tràn ở bể gạn mủ 1 và bể cân bằng. Tại bể cân bằng có một lớp váng bọt dày cao su nổi trên bề mặt do thời gian lưu nước tại bể gạn không đủ lớn để gạn mủ.
    Tuy hệ thống nằm cách xa khu dân cư khoảng hơn 1km nhưng mùi hôi vẫn ảnh hưởng lớn đến người dân. Hiện vấn đề này đang là mối quan tâm lớn của các cấp lãnh đạo công ty và các nhà nghiên cứu. Mùi hôi của hệ thống phát sinh từ nguồn thải do trong nước thải có một lượng lớn khí NH3 còn sót lại từ công đoạn chống đông của mủ cao su; mùi hôi tại bể gạn mủ, bể trộn, bể cân bằng do H2S sinh ra từ sự phân huỷ chất hữu cơ của vi sinh vật.
    Trong thời gian gần đây, qua việc theo dõi, thống kê và phân tích các mẫu nước thải tại cùng một công trình đơn vị của hệ thống cho kết quả không ổn định và có sự chênh lệch lớn. Thông số đầu ra của hệ thống xử lý cũng không ổn định, các chỉ tiêu như pH, tổng nitơ vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn xả thải của ngành. Vậy nhu cầu cấp bách đặt ra là làm sao để xử lý triệt để chất ô nhiễm đạt yêu cầu xả thải và ít ảnh hưởng đến con người và môi trường, cũng như làm cho hệ thống hoạt động ổn định?
    Trước tình hình đó em tiến hành nghiên cứu và xin đề xuất cải tạo hệ thống xử lý nước thải của nhà máy với hy vọng sẽ khắc phục được những khiếm khuyết còn tồn tại của hệ thống.
    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S Lâm Vĩnh Sơn

    SVTH: Lê Thị Hiền

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
    I.1. Cơ sở hình thành đề tài 1
    I.2. Mục tiêu của đề tài 2
    I.3 Nội dung đề tài 2
    I.4 Các phương pháp thực hiện 2
    I.5 Giới hạn đề tài 3
    I.6 Tính cấp thiết của đề tài 3

    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU XUÂN LẬP- CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI
    II.1 Tổng quan về Công ty cao su Đồng Nai 4
    II.1.1 Giới thiệu 4
    II.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 5
    II.1.3 Chức năng ,nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và tình hình sản xuất 6
    II.1.4 Cơ cấu tổ chức 8
    II.2 Tổng quan về Nhà máy chế biến cao su Xuân Lập 10
    II.2.1 Giới thiệu 10
    II.2. 2 Quy trình công nghệ sản xuất 11
    II.2 .2 .1 Quy trình sản xuất mủ Latex từ mủ nước 11
    II.2.2.2 Quy trình sản xuất mủ cốm từ mủ tạp 13
    II.2.3 Các vấn đề vệ sinh môi trường 14
    II.2.4. An toàn lao động v phịng chống chy nổ 19

    CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN CAO SU
    III.1 Sản phẩm cao su, nguồn gốc và đặc tính nước thải cao su 20
    III.1.1 Sản phẩm cao su 20
    III.1.2 Nguồn gốc nước thải cao su 22
    III.1.3 Đặc tính nước thải cao su 23
    III.1.3.1 Thành phần 23
    III.1.3.2 Đặc tính ô nhiễm 24
    III.2 Các phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến cao su 26
    III.2.1 Các phương pháp xử lý hóa lý 26
    III.2.1.1 Các phương pháp xử lý vật lý 26
    III.2.1.2 Các phương pháp xử lý hóa học 29
    III.2.2 Các phương pháp xử lý sinh học 34
    III.2.2.1 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên 35
    III.2.2.2 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 36
    III.3 Một số công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su 41
    III.3.1 Trên thế giới 41
    III.3.2 Tại Việt Nam 43

    CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
    IV.1 Phân tích tình trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải hiện tại 45
    IV.1.1 Tình trạng hoạt động 45
    IV.1.2 Nhận xét về hoạt động và hiệu quả xử lý của hệ thống 47
    IV.1.2.1 Về hoạt động 47
    IV.1.2.2 Hiệu quả xử lý 48
    IV.2 Lựa chọn công nghệ 51
    IV.2.1 Lựa chọn dây chuyền công nghệ 51
    IV.2.2 Tính toán và đề xuất cải tạo 55
    IV.3 Dự toán giá thành 72
    IV.3.1 Dự toán giá thành hệ thống xử lý mới 72
    IV.3.2 Dự toán giá thành cho phần cải tạo 74
    IV.3.3 Dự toán chi phí vận hành 75

    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    V.1 Kết luận 76
    V.2 Kiến nghị 77
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...