Tiến Sĩ Nghiên cứu cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 27/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 8
    1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 8
    1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 8
    1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước 14
    1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 17
    1.2.1. Cách ứng phó 17
    1.2.2. Khái niệm chung về nghiện rượu 23
    1.2.3. Khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu 29
    1.3. CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 35
    1.3.1. Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu 35
    1.3.2. Biểu hiện cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống 35
    1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống 38
    1.3.4. Một số can thiệp tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó của người bệnh nghiện rượu trước những khó khăn trong cuộc sống 44

    CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
    2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 53
    2.1.1. Nghiên cứu lý luận 53
    2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn 53
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận, văn bản 56
    2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 57
    2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 75

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 77
    3.1. THỰC TRẠNG CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 77
    3.1.1. Thực trạng khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu 77
    3.1.2. Thực trạng ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống 91
    3.1.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống 106
    3.2. CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 120
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 144
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146

    1. KẾT LUẬN 146
    2. KIẾN NGHỊ 147
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 160
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Sử dụng rượu là một phong tục có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Bản thân rượu nếu được sử dụng đúng mực thì hoàn toàn không có hại, thậm chí còn có lợi cho sức khỏe. Trong những năm gần đây, theo các nhà nghiên cứu, tình trạng lạm dụng rượu đã trở thành một trong những vấn nạn mang tính toàn cầu và có xu hướng ngày một phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới khoảng 1/3 dân số thế giới có sử dụng rượu [1], trong đó có khoảng 140 triệu người nghiện rượu. Ở Úc có trên 5% người lớn nghiện rượu; [14], [96]; Pháp 4%; Ấn Độ 3%; Mỹ có 13% số người lớn lạm dụng rượu hay lệ thuộc rượu ở một thời kỳ trong đời [19].
    Ở Việt Nam nghiện rượu được thừa nhận là một vấn đề xã hội đáng quan tâm. Theo con số thống kê của chuyên ngành tâm thần, Việt Nam hiện có 4% dân số nghiện rượu, trong đó tỷ lệ người nghiện rượu ở vùng đô thị gần 5%, vùng núi gần 3% và các vùng nông thôn gần 1%. Kết quả nghiên cứu "Đánh giá tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam" của Viện Chiến lược và chính sách y tế - Bộ Y tế công bố mới đây cho thấy: Bình quân một người đàn ông Việt Nam uống 15,8 lít bia, 3,9 lít rượu một năm. So với quy định về lạm dụng rượu, bia của Tổ chức Y tế Thế giới thì người Việt Nam đang lạm dụng rượu 18%, bia là 5%. Cũng do việc lạm dụng bia rượu tràn lan như vậy, nên số người phải vào điều trị tại các bệnh viện tâm thần đang ngày càng tăng. Tác hại của rượu không chỉ khu trú ở chỗ tàn phá cơ thể và tinh thần người uống, nó còn gây biết bao hậu quả khác cho xã hội: tội ác, tai nạn giao thông, thiệt hại về tiền của và sức lao động, tổn thất về đạo đức và cả nòi giống mai sau . nghiện rượu còn là nguyên nhân làm hủy hoại sức khỏe của người bệnh, giảm khả năng lao động, làm gia tăng rối loạn trật tự xã hội, mất an toàn giao thông, tăng nguy cơ phạm tội, tiêu tốn tiền của cho việc điều trị các bệnh lý liên quan đến lạm dụng rượu [87]. Báo chí đã đăng tải không ít thông tin về những vụ giết người dã man, những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, những vụ hiếp dâm mất hết tính người mà thủ phạm là kẻ uống rượu và say rượu. Công luận xã hội ngày càng quan tâm và đòi hỏi có các biện pháp tích cực hơn để giải quyết tệ nạn này. Chính vì vậy, việc ngăn chặn và giải quyết các vấn đề liên quan tới tệ nạn này là nhiệm vụ cấp thiết của toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tâm lý học.
    Để ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống là một vấn đề phức tạp của mỗi cá nhân. Ở người bệnh nghiện rượu, họ liên tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong cuộc sống: khó khăn về sức khỏe, kinh tế, quan hệ gia đình - xã hội, công việc. Theo R.S. Lazarus, S. Folmal, M. Perrez và F.K. Halligan, ứng phó tâm lý là tổng hoà các nỗ lực nhận thức và hành vi mà cá nhân đã bỏ ra nhằm làm giảm thiểu sự ảnh hưởng của sang chấn. Đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống thường ngày, những yếu tố gây căng thẳng, hay những mất mát, bệnh tật, mỗi cá nhân tiếp nhận, trải nghiệm, nhận thức, đánh giá và phản ứng theo cách riêng của mình phụ thuộc vào khả năng, trình độ nhận thức, các kỹ năng, đặc điểm nhân cách . của cá nhân đó cũng như tình huống phải đối mặt. Việc sử dụng các chiến lược ứng phó tích cực, hiệu quả sẽ đảm bảo cho con người dễ dàng thích nghi với những thách thức của cuộc sống. Ngược lại, nếu cá nhân có xu hướng thường xuyên sử dụng các chiến lược ứng phó thụ động, kém hiệu quả thì sẽ gây trở ngại cho quá trình thích nghi của cá nhân. Những nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề này đề cập đến nhiều nội dung phong phú. Ở Việt Nam, mặc dù có một số nghiên cứu ở góc độ y học và tâm thần học nhưng nghiên cứu về người bệnh nghiện rượu ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống từ góc độ tâm lý học còn là một mảng trống. Vì vậy, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống” có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng trị liệu tâm lý cho người bệnh nghiện rượu, góp phần bổ sung kiến thức trong hệ thống lý luận về cách ứng phó tâm lý.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Nghiên cứu cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu nhằm đưa ra những khuyến cáo, định hướng cho việc can thiệp, trợ giúp đối với người bệnh nghiện rượu trước những khó khăn trong cuộc sống.

    3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Người bệnh nghiện rượu có xu hướng sử dụng các cách ứng phó tập trung vào cảm xúc, thụ động. Họ ít sử dụng các cách ứng phó chủ động, tích cực khi giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
    Các yếu tố ảnh hưởng và một số đặc điểm nhân cách của người bệnh nghiện rượu có liên quan chặt chẽ đến cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu.

    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    4.1. Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa một số vấn đề về ứng phó tâm lý, những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu quả các cách ứng phó tâm lý của cá nhân.
    4.2. Làm rõ thực trạng khó khăn, thực trạng cách ứng phó và biểu hiện cách ứng phó tâm lý của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống.
    4.3. Nghiên cứu mối liên quan giữa những yếu tố ảnh hưởng và cách ứng phó tâm lý của người bệnh nghiện rượu.
    4.4. Đề xuất các giải pháp định hướng cho can thiệp trị liệu, chăm sóc và trợ giúp người bệnh nghiện rượu trước những khó khăn trong cuộc sống.
     
Đang tải...