Tiến Sĩ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp may tỉnh Tiền

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1
    1.1 Lý do nghiên cứu 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu . 3
    1.3 Phương pháp nghiên cứu . 3
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
    1.5 Điểm mới và đóng góp của luận án . 5
    1.6 Khung nghiên cứu của luận án .
    1.7 Kết cấu của luận án . 8
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT
    TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP . 9
    2.1 Khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực 9
    2.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực . 9
    2.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực doanh nghiệp . 11
    2.2 Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực 13
    2.3 Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực . 14
    2.4 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực 18
    2.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp . 18
    2.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp . 19
    2.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn nhân
    lực doanh nghiệp 22
    2.5.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài . 22
    2.5.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực . 22 2.5.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực . 29
    2.5.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước 33
    2.6 Đặc thù nguồn nhân lực doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Tiền Giang . 34
    Tóm tắt chương 2: 41

    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
    NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN
    GIANG . 42
    3.1 Nghiên cứu định tính và kết quả 43
    3.2 Nghiên cứu định lượng và kết quả . 43
    3.2.1 Mẫu nghiên cứu và đối tượng khảo sát 44
    3.2.2 Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu . 46
    3.2.3 Đo lường các yếu tố nghiên cứu . 46
    3.2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển
    nguồn nhân lực doanh nghiệp may . 47
    3.2.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong ảnh hưởng đến phát triển
    nguồn nhân lực doanh nghiệp may . 48
    3.2.3.3 Phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may . 49
    3.2.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
    phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp may . 50
    3.2.4.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo các yếu tố ảnh hưởng
    thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp . 51
    3.2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các yếu tố ảnh hưởng thuộc
    môi trường bên trong doanh nghiệp . 53
    3.2.4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo phát triển nguồn nhân
    lực doanh nghiệp may 56
    3.2.5 Phân tích Cronbach’s Alpha các thang đo . 57
    3.2.6 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 59
    3.2.6.1 Hình thành các giải thuyết nghiên cứu 59
    3.2.6.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị 65
    3.2.7 Phân tích hồi quy bội 66
    3.2.7.1 Phân tích trung bình và độ lệch chuẩn 66
    3.2.7.2 Phân tích tương quan 66
    3.2.7.3 Phân tích hồi quy bội. 66
    3.2.7.4 Kiểm định sự phù hợp mô hình hồi quy bội . 68
    3.2.7.5 Kiểm định sự khác biệt mô hình phát triển nguồn nhân lực theo
    giới tính, độ tuổi, chuyên môn, chức vụ và thâm niên 72
    3.2.7.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
    nguồn nhân lực doanh nghiệp may. 74
    Tóm tắt chương 3: 78
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
    PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY
    TỈNH TIỀN GIANG . 79
    4.1 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực thuộc
    môi trường bên ngoài doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang 80
    4.1.1 Thực trạng về môi trường kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang 80
    4.1.1.1 Tình hình kinh tế xã hội Tiền Giang . 80
    4.1.1.2 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp may 81
    4.1.1.3 Thực trạng lực lượng lao động tỉnh Tiền Giang . 83
    4.1.1.4 Về tâm lý, hành vi và tính kỷ luật cá nhân người lao động 85
    4.1.2 Thực trạng về chất lượng lao động cá nhân Tiền Giang 86
    4.1.2.1 Thực trạng về thể lực của người lao động 86
    4.1.2.2 Thực trạng về trình độ chuyên môn của người lao động 87
    4.1.2.3 Đạo đức và tác phong làm việc của người lao động . 88
    4.1.3 Thực trạng về giáo dục đào tạo và pháp luật lao động Tiền Giang . 89
    4.1.3.1 Hệ thống giáo dục đào tạo nhân lực . 89
    4.1.3.2 Chính sách tài chính đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nhân lực 92
    4.1.3.3 Khả năng cung ứng lao động của các cơ sở đào tạo . 92
    4.1.3.4 Chính sách pháp luật về lao động 95
    4.1.3.5 Thị trường lao động Tiền Giang . 95
    4.1.4. Thực trạng về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động . 97
    4.1.4.1 Thực trạng về nhà ở công nhân 97
    4.1.4.2 Chính sách hỗ trợ học phí đào tạo nghề tại chỗ tại doanh nghiệp 99
    4.1.4.3 Đầu tư chất lượng đào tạo nghề tại các trường, cơ sở đào tạo . 100
    4.1.4.4 Công tác tuyên truyền giáo dục, đào tạo và pháp luật về lao động . 101
    4.2 Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực thuộc
    môi trường bên trong doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang . 102
    4.2.1 Về tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp may Tiền Giang 102
    4.2.1.1 Tuyển dụng lao động phổ thông . 102
    4.2.1.2 Tuyển dụng lao động nghề . 104
    4.2.1.3 Tuyển dụng lao động trung cấp 104
    4.2.1.4 Tuyển dụng lao động cao đẳng, đại học trở lên 104
    4.2.2 Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển lao động doanh nghiệp may . 108
    4.2.2.1 Về công tác đào tạo cán bộ quản lý . 108
    4.2.2.2 Về công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật . 110
    4.2.2.3 Về công tác đào tạo lao động phổ thông 110
    4.2.2.4 Về công tác đề bạt và thăng tiến . 111
    4.2.3 Thực trạng về công tác phân tích và đánh giá kết quả công việc doanh
    nghiệp may . 113
    4.2.3.1 Về công tác phân tích công việc 113
    4.2.3.2 Về công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc . 114
    4.2.4 Thực trạng về môi trường làm việc và quan hệ lao động doanh nghiệp may
    Tiền Giang 116
    4.2.4.1 Về điều kiện làm việc và thời gian làm việc 116
    4.2.4.2 Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị 117
    4.2.4.3 Hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở 118
    4.2.4.4 Quan hệ lao động 119
    4.2.4.5 Đình công trong doanh nghiệp . 120
    4.2.5 Thực trạng về lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp may Tiền Giang . 122
    4.2.5.1 Thực trạng lương thưởng doanh nghiệp . 122
    4.2.5.2 Chế độ đãi ngộ nhân viên lao động . 124
    4.2.5.3 Chế độ phúc lợi doanh nghiệp 125
    4.3 Đánh giá chung . 126
    4.3.1 Những kết quả đạt được 126
    4.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân hạn chế 127
    Tóm tắt chương 4: 132
    CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DOANH
    NGHIỆP MAY TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 133
    5.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may tỉnh Tiền
    Giang đến năm 2020 133
    5.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may tỉnh Tiền
    Giang đến năm 2020 133
    5.3 Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực các doanh nghiệp may tỉnh
    Tiền Giang đến năm 2020 . 134
    5.3.1 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài
    doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang . 134
    5.3.1.1 Giải pháp về cải thiện môi trường kinh tế và văn hóa xã hội 134
    5.3.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng lao động cá nhân người lao động 136
    5.3.1.3 Giải pháp đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo và pháp luật
    về lao động . 140
    5.3.1.4 Giải pháp tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước về lao động . 144
    5.3.2 Nhóm các giải pháp nguồn nhân lực thuộc môi trường bên trong
    doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang . 148
    5.3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và bố trí sử dụng lao động 148
    5.3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân viên 151
    5.3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích và đánh giá công việc . 155



    5.3.2.4 Giải pháp về cải thiện môi trường làm việc và quan hệ lao động . 159
    5.3.2.5 Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương thưởng và phúc lợi . 163
    5.4 Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Tiền Giang . 168
    Tóm tắt chương 5 . 169
    KẾT LUẬN . 170
    1. Kết luận 170
    2. Hạn chế của đề tài và hướng đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo . 171
    1.1 Lý do nghiên cứu
    Nguồn nhân lực là nguồn lực con người luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự
    thành công của mọi tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ. Là nguồn lực quan trọng nhất,
    quyết định năng suất, chất lượng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống
    nguồn lực của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu và hội nhập
    kinh tế quốc tế, tất cả các nước đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để
    nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực
    cạnh tranh quốc gia. Đối với các doanh nghiệp may, nguồn nhân lực luôn là yếu tố có
    tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bởi các doanh nghiệp
    may có số lượng lao động được sử dụng trong các doanh nghiệp may rất lớn.
    Ngành may là ngành công nghiệp có đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã
    hội của Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động từ cả khu vực nông
    thôn và thành thị. Ngành công nghiệp may tác động sâu sắc đến quá trình chuyển dịch
    cơ cấu lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn tạo động lực cho việc chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế. Với đặc trưng là ngành công nghiệp gia công trong quá trình chuyển tiếp
    từ giai đoạn thâm dụng lao động sang thâm dụng công nghệ và vốn, từng bước tiếp cận
    trình độ sản xuất trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, ở bất kỳ giai đoạn nào của trình
    độ sản xuất, nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định năng
    suất, chất lượng hiệu quả, năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế thế giới của từng
    doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Kết quả sau hơn 20 năm liên tục tăng trưởng
    với tốc độ bình quân trên 15%/năm, năm 2014 ngành dệt may vẫn tiếp tục giữ vững vị
    trí quán quân trong bảng xếp hạng các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch
    xuất khẩu đạt 24,46 tỷ USD
    1
    tăng 15,9% so với năm 2013, chiếm 16,24% tổng kim
    ngạch xuất khẩu của Việt Nam và sử dụng gần 2,5 triệu lao động. Sắp tới đây, khi
    Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP), cũng như Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - EU (FTA) được ký kết trong thời gian
    tới, nhiều cơ hội lớn được mở ra, tạo đà cho ngành dệt may vươn lên tầm cao mới.
    Nhưng ngành dệt may chỉ có thể nắm bắt được cơ hội, một khi tích cực chuẩn bị mọi
    điều kiện cần thiết, trong đó nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết.
    Hiện nguồn nhân lực của ngành dệt may nói chung, dệt may của các địa phương
    nói riêng vừa thiếu lại vừa yếu, với Tiền Giang cũng không phải là ngoại lệ. So với cả
    nước ngành may Tiền Giang còn khá non trẻ, với 72 doanh nghiệp đang hoạt động tạo
    việc làm cho hơn 52 nghìn lao động từ cả khu vực nông thôn và thành thị. Hiện Tiền
    Giang còn nhiều dư địa để phát triển ngành may nhưng muốn phát triển hiệu quả thì
    cần phải có nguồn nhân lực mạnh về chất, đủ về lượng.
    Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Tiền Giang đến năm 2020 thì nhu
    cầu lao động mới có chuyên môn trong các doanh nghiệp may mặc là 35.000 lao
    động. Vì thế bài toán về chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn để đáp
    ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp may trong tương lai là không hề đơn giản trong
    quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên vấn đề nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
    may Tiền Giang có những đặc thù riêng như thế nào, đồng thời gặp những khó khăn
    gì và làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp may trong quá
    trình hội nhập kinh tế vẫn là câu hỏi chưa có lời giải thích thỏa đáng. Chính vì vậy việc
    nghiên cứu về vấn đề này ở các doanh nghiệp may Tiền Giang là cần thiết khách quan.
    Từ thực trạng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp may tỉnh
    Tiền Giang trong thời gian tới, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
    đến phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang” để
    nghiên cứu.
     
Đang tải...