Luận Văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người ti

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng


    TÓM TẮT ĐỀ TÀI


    Đề tài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết đinh mua máy máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng” thực hiện nhằm xác định quá trình ra quyết đinh mua và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mua máy ảnh.
    Đề tài sử dụng mô hình lý thuyết “ Quá trình ra quyết định mua hàng” của Philip Kotler.
    Phương pháp thực hiện của đề tài là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ) sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi với người tiêu dùng và các nhân viên bán hàng nhằm xác định các yếu tố tác động đến quá trình mua máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng với mẫu khảo sát là 11 người. Nghiên cứu định lượng (nghiên cứu chính thức) sử dụng phương pháp phỏng vấn người tiêu dùng bằng bảng câu hỏi với kích thước mẫu là 180. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
     Quá trình ý thức vấn đề: người tiêu dùng mua máy ảnh kỹ thuật số là do chưa có máy ảnh (36.6%) , máy ảnh đang có không đáp ứng được nhu cầu (12%) hay bị hư hỏng (18.3%) , hoặc do nguyên nhân xem quảng cáo bị thu hút (22.3%)
     Quá trình tìm kiếm thông tin: người tiêu dùng tìm quan tâm nhiều nhất đến các thông tin về giá bán (84%) , chất lượng máy (82.9%) và uy tín nhãn hiệu (4.7%) . Nguồn thông tin người tiêu dùng sử dụng là báo điện tử (mạng Internet) với 56.6% và báo chí với 54.9%
     Quá trình lựa chọn sản phẩm: người tiêu dùng thường quan tâm đến sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số với các chức năng độ phân giải, quay phim, chức năng chống rung và thiết kế của máy ảnh (78.29%) . Trong các chức năng đó thì độ phân giải là tiêu chí lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng với 44.6%.
     Quá trình ra quyết đinh: khi ra quyết định mua máy ảnh thì các yếu tố thuộc về bản chất bên trong sản phẩm thường được người tiêu dùng cho là tác động lớn nhất bao gồm chất lượng máy, giá bán, uy tín nhãn hiệu và các dịch vụ kèm theo (93.14%).
    Bên cạnh những yếu tố làm người tiêu dùng quyết định đến việc mua nhãn hiệu sản phẩm thì việc thực hiện tốt các dịch vụ kèm theo khi người tiêu dùng mua máy ảnh có sự tác động rất lớn đối với việc người tiêu dùng chọn nơi mua cho mình (đạt 3.62 điểm trong thang đo Likert với mức độ “rất không đồng ý” tương ứng với 1 điểm và “rất đồng ý tương ứng” với 5 điểm)

    MỤC LỤC

    NHIỆM VỤ LUẬN VĂN
    LỜI CẢM ƠN i
    TÓM TẮT ii
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH HÌNH VẼ vii
    DANH SÁCH BẢNG BIỂU viii

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1 Lý do hình thành đề tài 1
    1.2 Mục tiêu đề tài 1
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4 Ý nghĩa đề tài 2
    1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
    2.1 Các kích tác tiếp thị 3
    2.1.1 Sản phẩm 3
    2.1.2 Giá 3
    2.1.3 Kênh phân phối 4
    2.1.4 Chiêu thị 4
    2.2 Những đặc tính người mua 4
    2.2.1 Văn hóa 5
    2.2.1.1 Nền văn hóa 5
    2.2.1.2 Tiểu văn hóa 5
    2.2.1.3 Tầng lớp xã hội 5
    2.2.2 Xã hội 6
    2.2.2.1 Nhóm tham khảo 6
    2.2.2.2 Gia đình 6
    2.2.2.3 Vai trò, địa vị 6
    2.2.3 Những yếu tố mang tính chất cá nhân 6
    2.2.3.1 Tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống 6
    2.2.3.2 Nghề nghiệp 7
    2.2.3.3 Hoàn cảnh kinh tế 7
    2.2.3.4 Cá tính, quan niệm 7
    2.2.4 Các yếu tố mang tính chất tâm lý 7
    2.2.4.1 Động cơ 7
    2.2.4.2 Nhận thức 8
    2.2.4.3 Hiểu biết 8
    2.2.4.4 Niềm tin và thái độ 8
    2.3 Quá trình ra quyết định mua 9
    2.3.1 Nhận thức vấn đề 10
    2.3.2 Tìm kiếm thông tin 10
    2.3.3 Đánh giá các phương án 10
    2.3.4 Quyết định mua 11
    2.4 Mô hình nghiên cứu 11

    CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ 13
    3.1 Định nghĩa máy ảnh số 13
    3.2 Lịch sử phát triển máy ảnh số 13
    3.2.1 Những nghiên cứu đầu tiên 13
    3.2.2 Máy ảnh số thật sự 13
    3.3 Phân loại 14
    3.3.1. Máy quay phim 14
    3.3.2. Máy chụp ảnh số xem ngay 14
    3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh cơ và máy ảnh số 15
    3.5 Các tính năng máy ảnh số 17
    3.5.1 Độ phân giải ảnh 17
    3.5.2 Các phương pháp thu ảnh 17
    3.5.3 Lưới lọc màu, nội suy, chống răng cưa 18
    3.5.4 Kết nối 19
    3.5.5 Tích hợp 19
    3.5.6 Lưu ảnh 19
    3.5.7 Thẻ nhớ 20
    3.5.8 Pin 20
    3.6 Thị phần máy ảnh số 20
    3.7 Giới thiệu các dòng sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số
    người tiêu dùng 21

    CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 22
    4.1 Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin 22
    4.1.1 Thông tin cần thu thập 22
    4.1.2 Thông tin quan trọng 22
    4.1.3 Nguồn cung cấp thông tin 22
    4.2 Phương pháp nghiên cứu 23
    4.3 Quy trình nghiên cứu 23
    4.3.1 Nghiên cứu sơ bộ 23
    4.3.2 Nghiên cứu chính thức 24
    4.3.3 Quy trình nghiên cứu 24
    4.4 Thang đo 25
    4.5 Thiết kế mẫu 27
    4.5.1 Tổng thể 27
    4.5.2 Phương pháp lấy mẫu 27
    4.5.3 Kích thước mẫu 28
    4.6 Kế hoạch phân tích 28

    CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
    5.1 Tổng quan về mẫu thu được 32
    5.2 Cáv yếu tố tác động đến quá trình quyết
    định mua máy ảnh kỹ thuật số 33
    5.2.1 Tác nhân kích thích nhu cầu mua máy ảnh 33
    5.2.1.1 Lý do mua máy ảnh 33
    5.2.1.2 Nhãn hiệu người tiêu dùng biết 34
    5.2.1.3 Nguồn thông tin đến với người tiêu dùng 35
    5.2.2 Quá trình tìm kiếm thông tin 35
    5.2.2.1 Thông tin tìm kiếm 36
    5.2.2.2 Nguồn thông tin 37
    5.2.3 Quá trình đánh giá và lựa chọn phương án 38
    5.2.3.1 Cơ sở đánh giá uy tín nhãn hiệu 37
    5.2.3.2 Mức độ quan tâm của người tiêu dùng với các đặc
    tính của máy ảnh 41
    5.2.3.3 Tiêu chí chọn độ phân giải 48
    5.2.3.4 Mức giá mong muốn 52
    5.2.4 Quá trình ra quyết định 55
    5.2.4.1 Nhóm người tham khảo 55
    5.2.4.2 Mức độ quan tâm của người tiêu dùng dành cho các
    yếu tố quan trọng khi quyết định mua 57
    5.2.4.3 Hình thức khuyến mãi 63
    5.2.4.4 Mức độ ảnh hưởng của dịch vụ khuyến mãi
    đến nơi mua sản phẩm 64
    5.2.4.5 Nơi mua 64
    5.3 Các yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến quá trình
    ra quyết định mua máy ảnh kỹ thuật số của người tiêu dùng 65
    5.3.1 Đặc tính quan trọng nhất 66
    5.3.2 Các yếu tố quan trọng nhất khi quyết định mua máy ảnh kỹ thuật số 67

    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

    6.1 Kết luận 69
    6.2 Kiến nghị 70
    6.3 Những hạn chế 70
    6.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 71

    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    DANH SÁCH HÌNH VẼ

    Tên hình

    Hình 2.1 : Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua. 5
    Hình 2.2 : Quy trình ra quyết định mua hàng 9
    Hình 2.3: Những yếu tố kìm hãm sự biến ý định mua hàng
    thành quyết định mua hàng 11
    Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu 12
    Hình 3.1: Lưới lọc màu, nội suy, chống dăng cưa 18
    Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu 25
    Hình 5.1: Nhãn hiệu người tiêu dùng biết 34
    Hình 5.2: Nguồn thông tin đến với người tiêu dùng. 35
    Hình 5.3: Thông tin tìm kiếm 36
    Hình 5.4: Nguồn thông tin người tiêu dùng tìm kiếm. 37
    Hình 5.5: Cơ sở đánh giá uy tín nhãn hiệu 38
    Hình 5.6: Đánh giá uy tín nhãn hiệu * Tuổi tác 39
    Hình 5.7: Đánh giá uy tín nhã hiệu* Trình độ học vấn 40
    Hình 5.8: Mức độ quan tâm các đặc tính 42
    Hình 5.9: Tiêu chí lựa chọn độ phân giải 49
    Hình 5.10: Thu nhập* Lựa chọn độ phân giải 49
    Hình 5.11: Trình độ chuyên môn* Lựa chọn độ phân giải 50
    Hình 5.12: Tuổi tác* Lựa chọn độ phân giải. 51
    Hình 5.13: Mức giá mong muốn 53
    Hình 5.14: Thu nhập* Mức giá mong muốn 54
    Hình 5.15: Tuổi tác* Mức giá mong muốn 55
    Hình 5.16: Nhóm người tham khảo 56
    Hình 5.17 Mức độ quan tâm các yếu tố khi quyết định 57
    Hình 5.18: Nơi mua 65
    Hình 5.19: Lựa chọn đặc tính quan trọng nhất. 66


    DANH SÁCH BẢNG BIỂU

    Tên bảng

    Bảng 3.1: Sự khác biệt giữa máy ảnh cơ và máy ảnh số 15
    Bảng 4.1: Các loại thang đo trong bảng câu hỏi 26
    Bảng 4.2: Kế hoạch phân tích. 28
    Bảng 4.3: Kế hoạch phân tích ANOVA 30
    Bảng 5.1: Cơ cấu giới tính 32
    Bảng 5.2: Cơ cấu tuổi tác 32
    Bảng 5.3: Cơ cấu trình độ học vấn 32
    Bảng 5.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn 32
    Bảng 5.5: Cơ cấu thu nhập 33
    Bảng 5.6: Lý do mua máy ảnh 33
    Bảng 5.7: Nhãn hiệu người tiêu dùng biết 34
    Bảng 5.8: Nguồn thông tin đến với người tiêu dùng 35
    Bảng 5.9: Thông tin tìm kiếm 36
    Bảng 5.10: Nguồn thông tin người tiêu dùng tìm kiếm 36
    Bảng 5.11: Cơ sở đánh giá uy tín nhãn hiệu 38
    Bảng 5.12: Đánh giá uy tín nhãn hiệu * Tuổi tác 39
    Bảng 5.13 : Đánh giá uy tín nhãn hiệu* Trình độ học vấn 40
    Bảng 5.14: Mức độ quan tâm các đặc tính 42
    Bảng 5.15: Các nhóm đặc tính của máy ảnh 43
    Bảng 5.16: Độ tin cậy của thang đo “ đặc tính quan trọng cơ bản”. 44
    Bảng 5.17: Độ tin cậy của thang đo các đặc tính hỗ trợ kỹ thuật. 44
    Bảng 5.18: Độ tin cậy của thang đo các đặc tính hỗ trợ bên ngoài 44
    Bảng 5.19:Tuổi tác* nhóm “ đặc tính cơ bản quan trọng” 45
    Bảng 5.20: Phân tích sâu về sự khác biệt giữa các nhóm tuổi 45
    Bảng 5.21 : Thu nhập* Nhóm” đặc tính cơ bản quan trọng” 46

    Bảng 5.22: Hệ số ý nghĩa của mối tương quan giữa các biến mới
    và thu nhập 46
    Bảng 5.23: Phân tích sâu sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập . 46
    Bảng 5.24: Trình độ học vấn* Nhóm “ đặc tính cơ bản quan trọng” 47
    Bảng 5.25: Trình độ học vấn* Nhóm “ đặc tính hỗ trợ kỹ thuật” 47
    Bảng 5.26: Phân tích sâu sự khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn 47
    Bảng 5.27 Tiêu chí lựa chọn độ phân giải 48
    Bảng 5.28: Thu nhâp* Lựa chọn độ phân giải 49
    Bảng 5.29: Trình độ chuyên môn* Lựa chọn độ phân giải 50
    Bảng 5.30: Tuổi tác* Lựa chọn độ phân giải. 51
    Bảng 5.31: Mức giá mong muốn. 53
    Bảng 5.32: Thu nhập* Mức giá mong muốn. 53
    Bảng 5.33: Tuổi tác* Mức giá mong muốn 54
    Bảng 5.34: Nhóm người tham khảo. 55
    Bảng 5.35: Mức độ quan tâm các yếu tố khi quyết định 57
    Bảng 5.36: Nhóm nhân tố 58
    Bảng 5.37: Các nhóm yếu tố quan trọng khi quyết định mua. 58
    Bảng 5.38: Độ tin cây của thang đo của các yếu tố bên trong. 59
    Bảng 5.39: Độ tin cây của thang đo của các yếu tố bên ngoài. 59
    Bảng 5.40: Trình độ học vấn* “yếu tố bên trong” 60
    Bảng 5.41" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hân tích sâu sự khác biệt giữa các nhóm học vấn với
    “yếu tố bên trong”. 60
    Bảng 5.42: Trình độ chuyên môn* “yếu tố bên trong” 61
    Bảng 4.43: Trình độ chuyên môn với “ yếu tố bên ngoài” 61
    Bảng 5.44: Phân tích sâu các nhóm trình độ chuyên môn
    với “yếu tố bên trong”. 61
    Bảng 5.45: Thu nhập* “Yếu tố bên trong” 62
    Bảng 5.46: Phân tích sâu sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập*
    “yếu tố bên trong” 62
    Bảng 5.47: Đánh giá hình thức khuyến mãi. 63
    Bảng 5.48: Độ tin cậy thang đo hình thức khuyến mãi 63
    Bảng 5.49: Nơi mua 64
    Bảng 5.50: Lựa chọn đặc tính quan trọng nhất. 65
    Bảng 5.51: Nhóm đặc tính quan trọng. 66
    Bảng 5.52: Nhóm yếu tố quan trọng khi quyết định mua 67

    [B]CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU
    1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI[/B]
    Với việc GDP đạt mức độ tăng trưởng vào năm 2006 là 8,17 % và thu nhập bình quân tính trên đầu người ngày càng cao, 750 USD thì việc người dân Việt Nam ngày càng quan tâm đến sự tiện nghi trong cuộc sống là một điều tất yếu.
    Vào tháng 7 vừa qua đã diễn ra một cuộc chạy đua gay gắt giữa các nhà phân phối mặt hàng điện- điện máy, các nhà phân phối đã thay nhau tung ra các chiêu thức khuyến mãi, giảm giá , tặng quà, bốc thăm trúng thưởng Điều nay đã làm cho thị trường này đạt trạng thái “nóng” nhất trong những tháng đầu năm 2007.
    Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường của GFK và AC Nielsen, nhu cầu tiêu dùng trong ngành công nghiệp bán lẻ điện máy Việt Nam có thể đạt khoảng 3 tỷ USD, hiện có nhiều hãng điện tử đã đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư sản xuất và phát triển thị trường .
    Và cũng theo nhận định của giới kinh doanh, thị trường hàng điện máy Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới, đi cùng với sự phát triển này là sự cạnh tranh gay gắt ở tất cả các cấp độ : nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ.
    Tất cả những điều trên đã phác họa cho chúng ta thấy được bức tranh sôi động về thị trường tiềm năng này, và một trong những sản phẩm gây ra tiêu điểm của sự nóng sốt ấy là sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số ( thị trường máy ảnh kỹ thuật số trong năm 2006 tại Việt Nam đã tăng lên đến 20% so với năm 2005 và tăng gấp đôi năm 2003 . Ở thập niên trước, việc sở hữu một máy ảnh đối với những người bình dân và những người không chuyên nghiệp là một điều hết sức khó khăn, khó khăn không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn ở trong lĩnh vực chuyên môn, những chiếc “máy ảnh cơ” đòi hỏi người dùng phải biết những kỹ thuật điều chỉnh, những thông số phức tạp để có thể cho ra đời một tấm ảnh đẹp. Nhưng với sự tiến bộ về mặt khoa hoc kỹ thuật thì hiện nay để có một tấm ảnh đẹp không còn việc khó khăn đối với người tiêu dùng, máy ảnh kỹ thuật số ra đời với những chức năng vượt trội ( độ phân giải, nhỏ gọn, giá rẻ.) đã làm “sân chơi” của thị trường máy ảnh ngày càng mở rộng ra đối với mọi tầng lớp .

    [B]1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:[/B]
    Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quyết định mua máy ảnh kĩ thuật số tại thành phố Hồ Chí Minh:
     Tìm hiểu thái độ của người tiêu dùng đối với các thuộc tính của máy ảnh kĩ thuật số.
     Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua máy ảnh kĩ thuật số của người tiêu dùng.

    [B]1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:[/B]
     Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng (nghiệp dư) đối với sản phẩm máy ảnh kĩ thuật số .
     Trong quá trình ra quyết định mua của người tiêu bao gồm: nhận thức vấn đề, tìm kiếm thông tin, đánh giá và lựa chọn các phương án, ra quyết định, hành vi sau mua.Tác giả sẽ không nghiên cứu đến quá trình hành vi sau mua của người tiêu dùng.
     Phạm vi nghiên cứu: khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh
     Đối tượng nghiên cứu: tất cả người tiêu dùng có khả năng kiếm được thu nhập nên độ tuổi từ 18 trở lên và hiện sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh là độ tuổi nghiên cứu của người phỏng vấn trong đề tài này.
    [B]
    1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:[/B]
    Kết quả của đề tài này sẽ giúp các nhà sản xuất và các nhà phân phối hiểu biết hơn về các thành phần tạo nên thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm máy ảnh kĩ thuật số .
    Ngoài ra nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo đối với các sản phẩm khác.
    Riêng đối với bản thân tác giả, đề tài luận văn này đem đến cho bản thân kinh nghiệm về cách nghiên cứu makerting reasearch, bổ sung kiến thức còn thiếu trong quá trình học tập.
    [B]
    1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU[/B]
    Đề tài này sẽ sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính:
    Bước 1: nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) bằng phương pháp thảo luận tay đôi với tổng số người phỏng vấn 10 người.
    Bước 2: nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) bằng hình thức phỏng vấn bảng câu hỏi, sau đó tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu sau khi thu thập đủ số bảng câu hỏi hợp lệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...