Thạc Sĩ Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Một trong những điểm nổi bật của đời sống Hán Nôm thế kỉ XIX là sự
    xuất hiện một loạt sách vừa như là những tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm
    vừa như là những bộ sách học chữ Hán, cập nhật, phổ biến và mở rộng tri thức
    qua chữ Hán, chữ Nôm như:     Nhật dụng thường đàm;        
     Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca;       Nam phương danh vật
    bị khảo;     Ðại Nam quốc ngữ; . Chúng được biên soạn trước hết nhằm
    học chữ Hán, tiếp thu và cập nhật tri thức qua chữ Hán, chữ Nôm nhưng cách
    thức tổ chức bên trong của chúng đã làm cho chúng trở thành các bộ tự điển, từ
    điển song ngữ Hán Nôm. Các bộ tự điển và từ điển đó mang trong mình nhiều
    giá trị, phản ánh một trong những lĩnh vực nổi trội của truyền thống ngữ văn
    học chữ Hán nói chung, ngữ văn học truyền thống Việt Nam nói riêng có nhiều
    thành tựu. Đó là lĩnh vực biên soạn tự điển và từ điển. Chúng cần được xem
    xét trên phương diện tự điển, từ điển học cũng như trên phương diện giáo dục
    chữ Hán, giáo dục Hán văn. Qua các bộ sách này, chúng ta có thể biết được rõ
    hơn những yêu cầu và đòi hỏi nhằm đổi mới giáo dục Hán văn như: nhật dụng
    hóa tri thức Hán học, mở mang cái học cách trí, cái học đa thức, cái học phi
    khoa cử. Đồng thời qua chúng ta còn thấy vai trò của nhân tố tiếng mẹ đẻ ghi
    bằng chữ Nôm trong giáo dục chữ Hán và cập nhật tri thức qua chữ Hán. Giáo
    dục Hán văn vì thế đã thúc đẩy sự nhìn nhận về vai trò của tiếng mẹ đẻ. Sự có
    mặt của nhân tố chữ Nôm trong các sách học chữ Hán này đã nói lên vai trò và
    khả năng của quốc ngữ Nôm cho sự mở mang và cập nhật tri thức ngay khi vẫn
    dùng chữ Hán.
    Nghiên cứu chúng sẽ giúp ta giải thích và đánh giá một loạt vấn đề của
    ngữ văn Việt Nam cũng như xã hội và văn hóa Việt Nam truyền thống trong
    môi trường song ngữ Việt Hán. 2
    Nghiên cứu chúng sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về cách thức biên soạn tự
    điển chữ Hán của ngữ văn Việt Nam truyền thống bởi vì ở đây chứa đựng một
    loạt vấn đề của ngữ văn Hán Nôm nói chung, của truyền thống tự điển và từ điển
    học Việt Nam nói chung như: cách chọn các đơn vị cơ sở để lập mục từ, bảng từ;
    cách thức xây dựng bảng từ, cấu trúc mục từ; mức độ phổ biến, cập nhật và bổ
    sung các tri thức văn hóa vào một thế kỉ cuối thời trung đại qua chữ Hán.
    Nghiên cứu các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX sẽ giúp ta hiểu
    thêm về khả năng của tiếng Việt khi thực hiện nhiệm vụ làm vốn đối ứng cho
    việc phổ biến những tri thức văn hóa có tính trí tính cao từ chữ Hán.
    Nghiên cứu các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm nói chung và nhất
    là các bộ ra đời vào thế kỉ XIX sẽ góp phần cho sự nhận thức về những đóng
    góp của ngữ văn Hán Nôm cho truyền thống ngữ văn Việt Nam nói riêng,
    truyền thống ngữ văn Đông Á nói chung, nơi mà các vấn đề về văn tự, tự điển,
    học chữ, phổ biến chữ, thích danh, thích nghĩa luôn được đặc biệt chú ý.
    Vì những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu các tự điển, từ điển
    Hán Nôm thế kỉ XIX làm đề tài cho luận án tiến sĩ ngữ văn, chuyên ngành Hán
    Nôm của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nhận thức chung về bối cảnh xã hội - ngôn ngữ Việt Nam thế
    kỉ XIX, luận án nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
    - Lập danh mục các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm được biên soạn vào thế
    kỉ XIX, xác lập tính chất “  tự học”, “  tự thư”, “  từ thư”, “  loại
    thư” của chúng trong mối quan hệ với truyền thống biên soạn sách học chữ
    Hán cũng như tự điển và từ điển chữ Hán nói chung.
    - Nghiên cứu cơ cấu bảng từ cũng như cơ cấu mục từ nói chung để từ đó
    đi vào nghiên cứu phần chữ Hán hay “phần được giải thích” của mục từ của
    các bộ tự điển, từ điển này trong mối quan hệ với các phạm trù văn hoá mà các 3
    mục chữ Hán này chuyển tải; nghiên cứu chữ Hán từ góc độ văn tự học để thấy
    được nhận thức của nhà Nho thế kỉ XIX về việc dạy và học chữ Hán.
    - Nghiên cứu “phần giải thích” của mục từ (giải thích nghĩa bằng chữ
    Nôm, giải thích nghĩa bằng chữ Hán), trong mối quan hệ đối ứng với bộ phận
    được giải thích (chữ Hán); nghiên cứu các bộ phận nối giữa “phần được giải
    thích” và “phần giải thích”.
    - Nghiên cứu các mục đích biên soạn cũng như các định hướng tri thức
    văn hóa qua sự cập nhật tri thức qua Hán học mà các bộ “tiểu loại thư” này đã
    thực hiện.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là bốn bộ tự điển, từ điển Hán Nôm
    được biên soạn, ấn bản, trùng san trong thế kỉ XIX, đó là các bộ: Nhật dụng
    thường đàm; Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca; Nam phương danh vật
    bị khảo và Ðại Nam quốc ngữ.
    Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu bốn bộ tự điển, từ điển Hán
    Nôm thế kỉ XIX từ góc nhìn của từ điển học, từ thư học cũng như từ góc nhìn
    sách dạy chữ Hán, sách học chữ Hán.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án vận dụng các thao tác mô tả của văn bản học Hán Nôm và ngữ
    văn Hán Nôm trong việc giới thiệu và mô tả các bộ tự điển, từ điển song ngữ
    Hán Nôm thế kỉ XIX, phiên âm, dịch nghĩa chúng ra quốc ngữ hiện đại.
    Luận án sử dụng các thao tác mô tả của từ điển học, nhất là của từ thư
    học và tự điển học chữ Hán để mô tả cơ cấu bảng từ và cơ cấu mục từ của các
    tự điển, từ điển Hán Nôm.
    Luận án vận dụng các thao tác của xã hội - ngôn ngữ học trong việc mô
    tả hoàn cảnh xã hội - ngôn ngữ Việt Nam thế kỉ XIX nhằm giải thích các cơ sở
    xã hội - ngôn ngữ mà các bộ sách này ra đời. 4
    Luận án vận dụng các thao tác của ngôn ngữ và văn hóa học trong việc
    phân tích, giải thích và sơ bộ đánh giá giá trị văn hóa của các bộ sách này trong
    bối cảnh song ngữ Việt Hán của thời điểm ra đời chúng.
    5. Đóng góp mới của luận án
    Luận án giới thiệu danh mục các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm
    thế kỉ XIX.
    Luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về cấu trúc (cấu trúc bảng từ,
    bảng chữ Hán trong từng bộ sách; cấu trúc mục từ trong từng mục từ và trong
    từng bộ sách) từ góc nhìn của từ điển học nói chung, của tự điển học và từ điển
    học chữ Hán và tự điển, từ điển Hán Nôm nói riêng.
    Luận án góp phần làm sáng tỏ mục đích, tính chất của các bộ tự điển, từ
    điển Hán Nôm trong khuôn hình loại thư song ngữ Hán Nôm từ góc nhìn sách
    dạy chữ Hán, sách học chữ Hán.
    Luận án góp phần giải thích một vài cơ sở ngôn ngữ - xã hội cho sự ra đời
    của các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm và phân tích các mục đích biên soạn
    của chúng.
    Luận án góp phần giải thích những cố gắng và thành tựu của ngữ văn
    truyền thống trong việc cập nhật, bổ sung các tri thức văn hóa mà thời đại yêu
    cầu qua chữ Hán, chữ Nôm.
    Luận án góp phần hình thành một nhận thức đúng đắn về truyền thống tự
    điển học và từ điển học Việt Nam, trân trọng di sản văn hiến dân tộc trên cơ sở
    thấu hiểu những minh chứng cụ thể về phương diện tự điển và từ điển học.
    6. Cấu trúc của luận án
    Trên cơ sở nhận thức về đối tượng, mục tiêu, phạm vi và phương pháp
    nghiên cứu được trình bày ở phần MỞ ĐẦU, NỘI DUNG của đề tài được triển
    khai theo hệ thống vấn đề như sau: 5
    Chương 1 với tiêu đề: “TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
    LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ XÁC LẬP NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU
    CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN” nhằm đề cập đến các nghiên cứu đã có về bốn
    bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm Việt Nam thế kỉ XIX, từ đó làm sáng tỏ
    cách thức và hướng đi mà luận án sẽ thực hiện, nhằm đề cập đến các bộ tự
    điển, từ điển song ngữ Hán Nôm từ góc nhìn của từ điển học nói chung, từ điển
    học và từ thư học chữ Hán nói riêng.
    Chương 2 với tiêu đề: “DANH MỤC VÀ BẢNG TỪ CỦA CÁC TỰ
    ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX” nhằm bao quát danh mục cũng
    như các vấn đề về mặt văn bản học của các tự điển và từ điển song ngữ Hán
    Nôm thế kỉ XIX làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảng từ (tức cấu trúc vĩ mô)
    của chúng.
    Chương 3 với tiêu đề: “CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA MỤC TỪ TRONG
    CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX” nhằm nghiên cứu cấu
    trúc tổng quát của mục từ cũng như cấu trúc chi tiết của mục từ trong tự điển,
    từ điển.
    Chương 4 với tiêu đề: “ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN VÀ SỰ CẬP
    NHẬT TRI THỨC CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ
    XIX” nhằm nghiên cứu định hướng biên soạn nhằm mở mang và cập nhật tri
    thức theo chủ đề của các bộ sách học chữ Hán có tính chất song ngữ này; vai
    trò và khả năng mở mang tri thức Hán học của chúng trong bối cảnh xã hội -
    ngôn ngữ cũng như trong môi trường song ngữ Việt Hán thế kỉ XIX.
    Phần KẾT LUẬN sẽ đánh giá, tổng kết những kết quả trong thực tế giải
    quyết vấn đề trong các chương mục của NỘI DUNG luận án.
    Ngoài ra, luận án còn hai phần phụ là: TÀI LIỆU THAM KHẢO và PHỤ
    LỤC với các bộ phận cấu thành: 6
    1. Phụ lục 1: Ảnh chụp trang bìa các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm
    thế kỉ XIX.
    2. Phụ lục 2: Bản phiên dịch Nhật dụng thường đàm và các bài tựa
    của các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX.
    - Phụ lục 2.1: Bản phiên dịch Nhật dụng thường đàm.
    - Phụ lục 2.2: Phần phiên dịch Nam phương danh vật bị khảo (tựa)
    - Phụ lục 2.3: Phần phiên dịch Đại Nam quốc ngữ (tựa)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...