Thạc Sĩ Nghiên cứu các tổn thương phổi ở bệnh nhân Viêm da cơ điều trị tại khoa cơ xương khớp - Bệnh viện Bạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2010
    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Một số đặc điểm về bệnh viêm da cơ 3
    1.1.1. Sơ lược lịch sử 3
    1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh 4
    1.1.3. Các triệu chứng lâm sàng 6
    1.1.4. Các biểu hiện phổi về lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh viêm da cơ 10
    1.1.5. Các biểu hiện cận lâm sàng của bệnh 15
    1.1.6. Các thể của bệnh . 16
    1.1.7. Chẩn đoán bệnh 17
    1.1.8. Điều trị 19
    1.1.9. Theo dõi 23
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
    2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
    2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 23
    2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 24
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 25
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu 25
    2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 25
    2.2.4. Thiết kế nghiên cứu 25
    2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu 25
    2.2.6. Các bước tiến hành 25
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu 29
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
    3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 30
    3.1.1. Đặc điểm về tuổi 30
    3.1.2. Đặc điểm về giới 31
    3.1.3. Đặc điểm về nơi sống 32
    3.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp 33
    3.1.5. Đặc điểm các triệu chứng toàn thân thường gặp 33
    3.1.6. Đặc điểm lâm sàng về cơ 34
    3.1.7. Đặc điểm các biểu hiện về da 35
    3.1.9. Đặc điểm trên điện cơ 36
    3.1.10. Đặc điểm sinh thiết cơ 37
    3.1.11. Đặc điểm của enzym phân huỷ cơ trong máu. 38
    3.1.12. Đặc điểm của các yếu tố viêm trong máu. 39
    3.1.13. Đặc điểm của một số yếu tố khác trong máu. 41
    3.2. Đặc điểm các biểu hiện của phổi 44
    3.2.1. Đặc điểm biểu hiện phổi trên lâm sàng 44
    3.2.2. Đặc điểm biểu hiện phổi kẽ trên cận lâm sàng 45
    3.3. Liên quan của tổn thương phổi kẽ với một số yếu tố 50
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56
    4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. 56
    4.1.1. Đặc điểm về nhóm tuổi 56
    4.1.2. Đặc điểm về giới 58
    4.1.3. Đặc điểm về địa dư 58
    4.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp 59
    4.1.5. Đặc điểm các triệu chứng toàn thân 59
    4.1.6. Đặc điểm các triệu chứng cơ 60
    4.1.7. Đặc điểm các biểu hiện trên da bệnh nhân 61
    4.1.8. Đặc điểm các biểu hiện khác trên bệnh nhân 62
    4.1.9. Đặc điểm thay đổi về tế bào máu ngoại vi 63
    4.1.10. Đặc điểm enzym cơ trong máu 64
    4.1.11. Đặc điểm các yếu tố viêm trong máu 66
    4.1.12. Đặc điểm của một số yếu tố miễn dịch trong máu 68
    4.1.13. Đặc điểm các thay đổi về điện cơ và sinh thiêt cơ của bệnh nhân. 68
    4.2. Đặc điểm tổn thương phổi trong nhóm nghiên cứu 70
    4.2.1. Đặc điểm triệu chứng đường hô hấp 70
    4.2.2. Các thay đổi về chức năng hô hấp 72
    4.2.3. Tổn thương trên X quang tim phổi quy ước 73
    4.2.4. Tổn thương phổi trên phim CT Scanner 74
    4.3. Mối liên quan giữa tổn thương phổi kẽ trên CT Scanner lồng ngực với một số yếu tố 77
    KẾT LUẬN 82
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Viêm da cơ là một bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn với tính chất viêm mạn tính lan toả hoặc rải rác ở tổ chức liên kết, biểu hiện bởi tổn thương nhiều cơ quan đặc biệt là các tổn thương da và cơ, kể cả cơ tim [24],[53].
    Tỷ lệ mắc bệnh dao động tùy theo nghiên cứu, nghiên cứu của Pennsylvania từ năm 1963 đến 1983 tại Mỹ đã cho biết tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0,55 bệnh nhân trên 100.000 dân, ở Thụy sỹ tỷ lệ này vào khoảng 0,76 bệnh nhân trên 100.000 dân, và ở Hà lan tỷ lệ này vào khoảng 0,49 bệnh nhân trên 100.000 dân, chiếm khoảng 1/8 so với bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, hay gặp nhất ở phụ nữ tuổi 40 - 50. Nữ mắc nhiều hơn nam: với tỉ lệ khoảng 2/1 [1],[57]. Ở Việt nam chưa có 1 nghiên cứu nào thống kê tỷ lệ bệnh nhân bị mắc bệnh trong cộng đồng.
    Trong số các tổn thương nội tạng, phổi thường hay bị nhất. Tổn thương phổi trên bệnh nhân Viêm da cơ là viêm phổi kẽ, Ýt gặp các tổn thương phổi không đặc hiệu khác. Đây là một trong những triệu chứng và cũng là biến chứng của bệnh với mức độ trầm trọng và kéo dài, gây ảnh hưởng nhiều đến tiên lượng bệnh và chất lượng sống của bệnh nhân [26], [37]. Biểu hiện phổi trên lâm sàng thường nghèo nàn và không đặc hiệu. Với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cắt lớp vi tính phổi, tỷ lệ phát hiện tổn thương phổi ngày càng tăng, giúp chẩn đoán sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.
    Hiện nay, ở Việt Nam, dường như chưa có nghiên cứu nào về bệnh Viêm da cơ, đặc biệt là nghiên cứu về các tổn thương phổi ở các đối tượng này. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các tổn thương phổi ở bệnh nhân Viêm da cơ điều trị tại khoa cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau:
    1. Mô tả đặc điểm các tổn thương phổi về lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân Viêm da cơ điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai.
    2. Khảo sát mối liên quan giữa các tổn thương phổi trên phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực với các triệu chứng khác của bệnh.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...