Luận Văn Nghiên cứu các tội phạm trực tiếp xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ pháp lý hình sự

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/5/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
     Tính cấp thiết của đề tài
    Trẻ em là mầm non, là thế hệ mai sau của đất nước. Đất nước sẽ phồn vinh, phát triển hay sẽ đi xuống là do chính thế hệ trẻ mai sau. Vì vậy việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em là mối quan tâm, nhiệm vụ quan trọng của nhà nước và toàn xã hội. Bảo vệ trẻ em không chỉ là mối quan tâm của mỗi quốc gia mà nó còn là mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thấm nhuần lời dạy trên, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt tới thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng. Sự quan tâm này được thể hiện một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực của đời sống như: văn hoá, kinh tế, pháp luật. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em (20/02/1990) [35.55]. Bên cạnh đó Việt Nam còn ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thể chế hoá công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em như Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và Luật phổ cập, giáo dục tiểu học; Luật hôn nhân gia đình; Bộ luật hình sự Từ khi phát triển nền kinh tế thị trường, đất nước ta đã đạt được nhiều mặt tích cực như kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Bên cạnh mặt tích cực đó ta cũng không thể phủ nhận những mặt trái của nền kinh tế thị trường như nạn thất nghiệp; cuộc sống dư giả của một bộ phận dân cư cũng dẫn đến lối sống tha hoá, tìm kiếm những thú vui không lành mạnh, sự phát triển của công nghệ thông tin, lối sống chạy theo đồng tiền quên mất gia đình dẫn đến sự gia tăng của các loại tội phạm trong đó có các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phạm tội cũng ngày càng nghiêm trọng. Trong những năm gần đây số lượng tội phạm này tăng đáng kể, thậm chí nhiều vụ xâm phạm tình dục trẻ em rất nguy hiểm, gây bất bình lớn, thể hiện sự suy thoái đạo đức đến mức báo động cho toàn xã hội như cha hiếp dâm con, cụ già hiếp dâm đứa bé chỉ mới 2, 3 tuổi, giao cấu trẻ em rồi giết chết trẻ em đó vì sợ bị tố giác Đây là tội phạm nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự, sức khoẻ của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Là nạn nhân của tội phạm này trẻ em phải chịu những nỗi đau dai dẳng cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó là những hành vi đồi bại, trái đạo đức đồng thời gây tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội, khiến mọi người câm phẫn. Vì vậy tác giả nghĩ rằng việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn của các tội XPTDTE là cần thiết, qua đó đề ra định hướng hoàn thiện pháp luật hình sự để bảo vệ tốt nhất trẻ em trước tội phạm này.
     Tình hình nghiên cứu
    Xâm phạm tình dục trẻ em là một vấn nạn xã hội, là một chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Vì vậy hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về chủ đề này như: Vũ Ngọc Bình “Phòng chống buôn bán và mại dâm trẻ em” với nội dung bàn về nguyên nhân, thực trạng của tệ nạn buôn bán, mại dâm trẻ em và biện pháp phòng chống tệ nạn nó; Phạm Hồng Hải “ Các quy định của pháp luật về hoạt động phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”. Ông viết về lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật đối với các tội XPTDTE và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc bảo vệ trẻ em trước tệ nạn này; Dương Tuyết Miên “Các tội phạm về tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam” với nội dung bàn về lịch sử hình thành và phát triển các quy định về các tội XPTDTE và cũng đề ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều luật, một số vấn đề mà nhà làm luật cần xem xét giải quyết; Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường - Lần 9 năm 2005 của Đoàn Thị Thu Nga và Trần Thị Mỹ Dung “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em” bàn về những vấn đề lý luận và thực tiễn, định hướng hoàn thiện pháp luật về các tội XPTDTE Nhìn chung những bài viết đó dù khác nhau về nội dung nhưng cùng hướng đến một mục đích là bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn XPTD. Tuy nhiên mỗi công trình đều chỉ nghiên cứu một khía cạnh nào đó, chưa nghiên cứu toàn diện tất cả các vấn đề liên quan đến các tội xâm phạm tình dục trẻ em (vấn đề lý luận cơ bản, thực tiễn xét xử, những bất cập và định hướng cụ thể). Tác giả sẽ đi từ các vấn đề lý luận cơ bản và sẽ đi sâu vào những bất cập trong thực tế, đưa ra một số kiến nghị mới để hoàn thiện pháp luật hình sự theo quan điểm của tác giả.
     Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của Luận văn có một số giới hạn sau:
    Thứ nhất, Luận văn chỉ nghiên cứu các tội phạm trực tiếp xâm phạm tình dục trẻ em, gồm: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116), Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256). Một số tội phạm khác, như tội môi giới mại dâm, tội chứa mại dâm cũng có đóng góp vào việc xâm phạm tình dục trẻ em. Tuy nhiên, hành vi khách quan của những tội phạm này không trực tiếp gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của trẻ em nên phạm vi nghiên cứu của luận văn không bao gồm các tội phạm này.
    Thứ hai, Luận văn nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ pháp lý hình sự nhằm hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp luật hình sự nước ta. Việc khảo sát các bản án cụ thể và thực tiễn xét xử các tội phạm này chỉ để thực hiện mục đích đã nêu mà không nhằm phân tích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hay kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự
     Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mac-Lenin về nhà nuớc và pháp luật, dựa trên đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp
     Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
    Tội phạm xâm phạm tình dục là một tệ nạn nguy hiểm nghiêm trọng mà tác giả đặc biệt quan tâm và mong muốn đóng góp một phần vào công tác bảo vệ trẻ em tốt nhất trước tội phạm này. Trong luận văn này tác giả tìm hiểu những dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tình dục trẻ em, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về các tội phạm này để từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục để bảo vệ trẻ em một cách hiệu quả hơn trước tội phạm nguy hiểm này.
     Bố cục của luận văn
    Lời nói đầu
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em
    Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội XPTD và định hướng hoàn thiện.
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...