Thạc Sĩ Nghiên cứu các tính chất lý hoá học cơ bản của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng tại xã Ngọc M

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Kết thúc khoá học 2006 – 2010, được sự cho phép và nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Lâm học tôi thực hiện đề tài:
    “Nghiên cứu các tính chất lý hoá học cơ bản của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng tại xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình”
    Sau thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, đến nay khoá luận đã hoàn thành. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Vi Văn Viện đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lâm học đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâm trong suốt khóa học này.
    Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo, cán bộ xã Ngọc Mỹ và đông đảo bà con nhân dân xóm Biệng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập ngoại nghiệp.
    Mặc dù đã cố gắng, nhưng do năng lực và kinh nghiệm của bản thân có hạn, khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ các thầy cô giáo và các bạn.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, Ngày 9 tháng 5 năm 2010
    Sinh viên

    Nguyễn Thị Hoa






    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tài nguyên đất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và sinh vật trên trái đất. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, quỹ đất ngày càng khan hiếm hạn hẹp thì “Tấc đất là tấc vàng”. Từ ngàn đời xưa cho đến nay đất đai luôn gắn bó mật thiết với con người, trong mọi ngành nghề, lĩnh vực của cuộc sống.
    Ngành lâm nghiệp không thể phát triển tốt nếu như không có đất. Bởi đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tiên quyết. Trong hoạt động sản xuất, đất và cây trồng có mối liên hệ không thể tách rời “Đất nào cây ấy”, tính chất đất khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng và ngược lại quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng cũng làm thay đổi tính chất của đất. Nghiên cứu tính chất lý hoá học của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng là vô cùng quan trọng, cần thiết đối với các nhà nông - lâm nghiệp, giúp cho công tác lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai đồng thời cũng đưa ra được một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu và cũng là mục tiêu chiến lược của mỗi quốc gia.
    Tân Lạc – Hoà Bình là một huyện miền núi phía Bắc Việt Nam, người dân sinh sống trong vùng chủ yếu là thuần nông. Đây là khu vực có tiềm năng đất đai lớn, khả năng đóng góp cho ngành lâm nghiệp không nhỏ song vẫn chưa được quan tâm thực sự đúng mức, sức sản xuất và tiềm năng đất đai chưa được phát huy tối đa. Vì vậy, đánh giá thích hợp của các loài cây trồng với đất đai trên địa bàn khu vực này là rất cần thiết.
    Với lý do nêu trên, tôi thực hiện khóa luận:
    “Nghiên cứu các tính chất lý hoá học cơ bản của đất và đánh giá thích hợp của cây trồng tại xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình”



    Phần 1
    LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Đất là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quý giá, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống. Nghiên cứu về đất và đánh giá mối quan hệ giữa đất với thực vật là rất cần thiết. Đã có nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này, điển hình là một số công trình nghiên cứu sau:
    1.1. Trên thế giới
    Từ những năm đầu của thế kỷ XIX, các nhà khoa học thổ nhưỡng đã có phương pháp cơ bản về nghiên cứu đất. Các nhà khoa học Nga: v.v.Docutraev (1846 – 1903), V.P.Viliam (1863 – 1939), Kossovic (1862 – 1915), K.K.Gedroiz (1872 – 1932), . đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về đất nói chung và phân loại đất nói riêng.
    V.V.Docutraev (1879) cho rằng: Đất là vật thể tự nhiên luôn biến đổi, là sản phẩm chung được hình thành dưới tác động tổng hợp của 5 nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, Khí hậu, Địa hình, Sinh vật (Thực vật, động vật) và thời gian. Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thực vật trong quá trình hình thành đất “nhân tố chủ đạo trong quá trình hình thành đất ở nhiệt đới là nhân tố thảm thực vật rừng” bởi vì nó là yếu tố sáng tạo ra chất hữu cơ và khi chết nó tạo thành mùn [4].
    Trong lĩnh vực đất rừng, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu tính chất của đất ở các khu vực khác nhau và đã rút ra kết luận: Nhìn chung độ phì của đất dưới rừng trồng đã được cải thiện đáng kể và sự cải thiện tăng dần theo tuổi (Shash, 1878; Iha.M.N, Pande.P và Rathore, 1984; Basu.P.K và Aparajita Madi, 1987; Chakraborty.R.N và Chakraborty – D, 1989; Ohta, 1993). Các loài cây khác nhau ảnh hưởng rất khác nhau đến độ phì của đất, cân bằng nước, sự phân hủy thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng (Bernhard Reversat.F, 1993; Trung tâm Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), 1998; Chandran.P, Dutta.D.R, Gupta.S.K và Banerjee.S.K, 1998) [4].
    Basu.P.K và Aparajita Man (1987) nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng Bạch đàn lai trồng vào các năm 1971, 1975, 1981 đến tính chất đất. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho rằng nhìn chung độ phì đất dưới tán rừng Bạch đàn lai đã được cải thiện và tăng theo tuổi cây. Chất hữu cơ và dung lượng cation trao đổi tăng đáng kể trong khi đạm tổng số tăng rất ít và độ chua của đất cũng giảm [6].
    Chakraborty.R.N và Chakraborty.D (1989) đã nghiên cứu về sự thay đổi tính chất đất dưới tán rừng Keo lá tràm ở các tuổi 2, 3, 4. Tác giả cho thấy rừng trồng Keo lá tràm cải thiện đáng kể một số tính chất độ phì đất như độ chua của đất biến đổi từ 5,9 – 7,6, khả năng giữ nước của đất tăng từ 22,9 – 32,7%, chất hữu cơ tăng từ 0,81 – 2,70%, đạm tăng từ 0,364 – 0,504% và đặc biệt màu sắc đất biến đổi một cách rõ rệt từ màu nâu vàng sang màu nâu [10].
    Trong cuốn cẩm nang hướng dẫn của FAO (1984) “Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp” cho rằng: “Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai trong quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho 1 đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn bộ khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm đơn vị đất đai. Cũng theo FAO, hệ thống đánh giá đất đai có thể áp dụng cho một số kiểu sử dụng đất nhất định trong đó có cây trồng lâm nghiệp như Keo, Bạch đàn . Như vậy có thể thấy đánh giá mức độ thích hợp của đất đai chính là một trong cơ sở để xác định mức độ thích hợp loài cây trồng [6].
    Năm 1993, Ohta đã nghiên cứu về sự thay đổi tính chất đất do việc trồng rừng Keo lá tràm ở vùng Pantabagan, Philippines. Tác giả đã xem xét sự biến đổi tính chất đất dưới rừng keo lá tràm 5 tuổi và rừng trông Thông ba lá 8 tuổi trồng trên đất thoái hóa nghèo kiệt. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy trồng rừng đã làm thay đổi dung trọng, độ xốp của đất ở tầng o - 5cm theo hướng tích cực. Tuy nhiên lượng ca[SUP]2+[/SUP] ở tầng mặt dưới hai loại rừng này lại thấp hơn so với đối chứng [6].
    Năm 1998, Alfredson.H, Condron.L.M và Davis.M.P đã nghiên cứu về sự biến động độ chua của đất và chất hữu cơ khi chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ đất có trảng cỏ che phủ sang rừng lá kim. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng sau 15 năm trồng rừng lá kim, chất hữu cơ, đạm tổng số , cation trao đổi giảm và độ chua trao đổi tăng ở tầng 20 - 30cm. Tác giả cũng cho rằng nhôm di động và độ chua trao đổi là những yếu tố dễ bị thay đổi do việc trồng rừng [6].
    1.2. Ở Việt Nam
    Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất Lâm nghiệp song thành tựu đầu tiên phải kể đến sự đóng góp quan trọng của Nguyễn Ngọc Bình (1970, 1979, 1986). Tác giả đã tổng kết những đặc điểm cơ bản nhất của đất.
    Trần Khải, 1997 cho rằng: Chất hữu cơ và độ ẩm là hai yếu tố quan trọng hàng đầu giữ vai trò điều tiết độ phì nhiêu thực tế của đất [4].
    Năm 1970, Nguyễn Ngọc Bình đã nghiên cứu sự thay đổi các tính chất và độ phì của đất qua các quá trình diễn thế thoái hóa và phục hồi rừng của thảm thực vật ở miền Bắc Việt nam. Tác giả cho rằng độ phì của đất biến động rất lớn đối với mỗi loại thảm thực vật. Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì độ phì của đất [4].
    Trong khóa luận tốt nghiệp trường đại học lâm nghiệp năm 2000, Phùng Thế Hoàn, Nghiên cứu tính chất vật lý, hóa học của đất từ 0 -20cm vùng núi đá làm cơ sở cho việc chọn lựa cây trồng phù hợp tại khu bảo tồn Thiên nhiên Hang kia – Pàcò – Mai Châu – Hòa Bình.
    Trong ấn phẩm “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp Việt nam” của Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (2001), sử dụng 8 yếu tố để đánh giá mức độ thích hợp cây trồng và đưa ra được tính chất phân chia độ thích hợp cây trồng cho loài Bạch đàn trắng, Keo tai tượng, Tếch, Thông ba lá, Thông nhựa và đề xuất vùng thích hợp đối với các loài cây đó.
    Năm 2005, trong “Hệ thống đánh giá đất Lâm nghiệp” của Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương, các tác giả đã thử nghiệm tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất đai làm cơ sở đánh giá mức độ thích hợp cây trồng, trong đó có 7 tiêu chí về điều kiện tự nhiên. Từ các kết quả thử nghiệm và qua nhiều cuộc hội thảo bộ tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất đai và mức độ thích hợp cây trồng được đề xuất 6 tiêu chí. Các tiêu chí đó là : Thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, độ dốc, thảm tươi thực vật, độ cao tuyệt đối và lượng mưa bình quân năm.
    Trong “Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng” năm 2005, hướng dẫn cụ thể về phương pháp đánh giá mức độ thích hợp cây trồng theo phương pháp yếu tố hạn chế với 6 tiêu chí được xác định ở trên và đưa ra tiêu chuẩn thích hợp chuẩn cho 30 loài cây trồng chủ yếu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...