Thạc Sĩ Nghiên cứu các thể lâm sàng, biến chứng và chỉ số CHA2DS2-VASc trong đánh giá nguy cơ tắc mạch rung

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 8/3/14
    Chỉnh sửa cuối: 8/3/14
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC

    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Định nghĩa 3
    1.2. Sơ lược hình ảnh điện sinh lý của rung nhĩ 3
    1.3. Sinh lý bệnh 4
    1.4. Nguyên nhân và những yếu tố thuận lợi rung nhĩ 8
    1.5. Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của rung nhĩ 9
    1.6. Các thể lâm sàng của rung nhĩ 12
    1.7. Điều trị thuốc kháng đông 18
    1.8. Các nghiên cứu trên thế giới và ở việt nam 21

    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu 34
    2.4. Đạo đức nghiên cứu 34

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
    3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 35
    3.2. Các thể lâm sàng và biến chứng của rung nhĩ 40
    3.3. Chỉ số CHA2DS2-VASC ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ có dùng và không dùng thuốc chống đông, có và không có biến chứng tắc mạch 47

    Chương 4. BÀN LUẬN 51
    4.1. Đặc điểm chung 51
    4.2. Các thể lâm sàng và biến chứng của rung nhĩ 55
    4.3. Chỉ số CHA2DS2-VASC ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ có dùng và không dùng thuốc chống đông, có và không có biến chứng tắc mạch 60
    KẾT LUẬN 63
    KIẾN NGHỊ 65
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHIẾU ĐIỀU TRA
    LỜI CAM ĐOAN


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp nhất trong cộng đồng, gây ra những biến chứng nặng nề làm bệnh nhân có thể tử vong hoặc tàn phế suốt đời, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch [6].
    Theo một nghiên cứu cắt ngang ở vùng bắc California trên 1,89 triệu người khỏe mạnh thì có tần suất rung nhĩ là 0,1%. Tần suất này thay đổi 0,1% ở người lớn tuổi trên 50 tuổi, 9% ở người trên 80 tuổi. Tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ (1.1% so với 0.8%) cả ở mọi lứa tuổi [14].
    Theo Framingham khi nghiên cứu về bệnh lí tim mạch ghi nhận tỷ lệ rung nhĩ trong 22 năm theo dõi là 2,1% ở nam giới và 1,7% ở nữ giới. Tần suất rung nhĩ tăng theo tuổi, khi tăng cứ mỗi 10 năm tuổi tỷ lệ bệnh tăng gấp đôi và 70% rung nhĩ ở tuổi từ 65- 85 tuổi. Thậm chí ở nhóm người có nguy cơ bệnh mạch vành ít nhất, tỷ lệ rung nhĩ cũng chiếm đến 1,3% ở người trên 60 tuổi [12], [25].
    Ở Việt Nam, một nghiên cứu tỷ lệ rối loạn nhịp ở người trên 15 tuổi tại thành phố Huế nhận thấy tỷ lệ rối loạn nhịp tim chiếm 12,8% trong đó rung nhĩ chiếm 0,44% [8]. Tại một xã ở đồng bằng Bắc Bộ ở người trên 60 tuổi nhận thấy tỷ lệ rung nhĩ chiếm đến 1,1% [8].
    Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch 2011, đột quỵ ở bệnh rung nhĩ chiếm 4,5% mỗi năm. Nguy cơ đột quỵ thay đổi từ dưới 1% đến trên 20% mỗi năm, liên quan đến các yếu tố nguy cơ như suy tim sung huyết, tăng huyết áp, độ tuổi, bệnh đái tháo đường. Từ đó đã khuyến cáo tất cả các bệnh nhân bị rung nhĩ, cho dù kịch phát, dai dẳng hay vĩnh viễn, nên được phân tầng nguy cơ đột quỵ, nguy cơ chảy máu và nên điều trị chống huyết khối [18].
    Tuy nhiên, chỉ định kháng đông uống vẫn còn chưa đạt tối đa. Tỉ lệ bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ cao đột quỵ thay đổi từ 60-80%. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng kháng đông uống chỉ đạt từ 40-60%. Nguyên nhân tình trạng nói trên bao gồm:nguy cơ xuất huyết thực sự mối lo ngại về biến chứng chảy máu của thầy thuốc, sự khác biệt về điều trị giữa chuyên khoa tim mạch và các chuyên khoa khác, tình hình chưa thống nhất giữa các hệ thống phân tầng nguy cơ cũng như hướng dẫn điều trị, các chống chỉ định của thuốc kháng đông, khả năng theo dõi INR, vấn đề tuân thủ điều trị, kiến thức và thái độ cũng như trình độ học vấn của bệnh nhân.
    Với mong muốn thực hiện nghiên cứu nhằm phân tầng nguy cơ đột quỵ và tắc mạch xác định rõ hơn tình hình sử dụng thuốc kháng đông trên bệnh nhân rung nhĩ. (kháng đông), nhằm giúp cho các thầy thuốc lâm sàng có thêm một số dữ kiện về bệnh cảnh lâm sàng và cận lâm sàng để điều trị và phòng ngừa biến chứng trên, (ls và cận lâm sàng),chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các thể lâm sàng, biến chứng và chỉ số CHA2DS2-VASc trong đánh giá nguy cơ tắc mạch rung nhĩ” với hai mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu các thể lâm sàng và biến chứng của bệnh nhân rung nhĩ vào điều trị tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trung ương và Bệnh viện trường Đại học Y- Dược Huế.
    2. So sánh chỉ số CHA2DS2-VASc ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ có dùng và không dùng thuốc chống đông, có và không có biến chứng tắc mạch
     
Đang tải...