Tiến Sĩ Nghiên cứu các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc của các truyến đường gi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc của các truyến đường giao thông Tây Quảng Bình và đề xuất các giải pháp phòng chống
    Định dạng file word


    MụC LụC

    Nội dung Trang
    Lời cam đoan và cám ơn a
    Mục lục b
    Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt c
    Danh mục các bảng biểu, hình vẽ, ảnh và phụ lục d
    Mở đầu 1
    Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và phòng chống các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc 6
    1.1. Tình hình nghiên cứu, phòng chống tác hại của các quá trình dịch
    chuyển trọng lực đất đá từ sườn dốc, mái dốc trên thế giới 6
    1.2. Thực trạng nghiên cứu, phòng chống tác hại các quá trình dịch
    chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc ở trong nước và
    khu vực nghiên cứu 9
    Chương 2: Đặc điểm địa hệ tự nhiên - kỹ thuật và tác động của nó đến các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc vùng đồi núi Tây Quảng Bình 14
    2.1. Nhận thức về địa hệ tự nhiên - kỹ thuật lãnh thổ 14
    2.2. Vị trí địa lý và mạng lưới giao thông 14
    2.3. Đặc điểm chế độ khí hậu và thủy văn 15
    2.4. Cấu trúc địa chất, tính chất cơ lý đất đá và điều kiện địa chất thủy
    văn 20
    2.5. Địa hình, địa mạo và thảm thực vật 35
    2.6. Các quá trình địa chất tự nhiên đồng hành với quá trình dịch chuyển
    trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc 39
    2.7. Một số hoạt động kinh tế - xây dựng ảnh hưởng đến quá trình dịch
    chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc 41
    Chương 3: Nghiên cứu các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc đường giao thông vùng đồi núi Tây Quảng Bình 43
    3.1. Diễn biến các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc,
    mái dốc đường giao thông vùng đồi núi Tây Quảng Bình 43
    3.2. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển các quá trình dịch
    chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc và mái dốc. 46
    3.3. Đánh giá định lượng độ ổn định các sườn dốc, mái dốc 53
    3.4. Động lực và quy luật dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc,
    mái dốc vùng nghiên cứu. 55
    Chương 4: Phân loại và dự báo các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc 61
    4.1. Phân loại các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc,
    mái dốc. 61
    4.2. Phương pháp dự báo, cảnh báo quá trình trượt lở đất đá trên sườn
    dốc, mái dốc đường giao thông vùng nghiên cứu 73
    4.3. Phương pháp đánh giá nhanh độ ổn định sườn dốc, mái dốc 89
    Chương 5: Đề xuất giải pháp phòng chống các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc đường giao thông vùng đồi núi 92
    5.1. Đánh giá khái quát hiệu quả các công trình phòng chống dịch
    chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc đã thi công trong
    vùng nghiên cứu 92
    5.2. Một số vấn đề chung về đề xuất, sử dụng các giải pháp phòng chống
    các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc. 93
    5.3. Các giải pháp phi công trình 94
    5.4. Các giải pháp công trình 95
    Kết luận 123
    Danh mục các công trình khoa học liên quan đến luận án đã công bố 125
    Tài liệu tham khảo 127
    Phụ lục 134


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Trên địa phận vùng đồi núi phía Tây tỉnh Quảng Bình có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua, như đường HCM, đường xuyên á, đường quốc lộ QL 12A, các đường tỉnh lộ TL 10, TL 11, TL 20. Các tuyến đường này là hệ thống giao thông huyết mạch quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong tất cả các lĩnh vực: chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế và văn hoá - xã hội của đất nước, khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng.
    Trong thời gian qua, trên các tuyến giao thông này (chủ yếu là ở vùng đồi núi), đặc biệt vào mùa mưa lũ, thường xuyên xảy ra các QTDCTLĐĐ trên SD, MD làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hoá, phá huỷ nhiều đoạn đường và công trình giao thông quan trọng gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản. Chỉ xét riêng đường QL 12A, theo báo cáo của Sở giao thông vận tải Quảng Bình, thiệt hại do trượt lở đất đá trên SD, MD hàng năm lên đến gần 20 tỷ đồng [49], [50].
    Tuy vậy cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung, trên các tuyến đường thuộc vùng đồi núi phía Tây nói riêng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về các QTDCTLĐĐ trên SD, MD mà chủ yếu chỉ tập trung vào việc xử lý một số công trình cụ thể khi có hiện tượng DCTLĐĐ trên SD, MD xảy ra. Một số công trình nghiên cứu chưa toàn diện và hệ thống nên chưa tìm được các nguyên nhân cơ bản và chủ đạo, do đó các biện pháp phòng chống chỉ là những giải pháp tình thế, bị động nhằm khắc phục hậu quả trước mắt, không có dự báo và phòng ngừa trước nên chưa mang lại hiệu quả cao.
    Vì vậy việc "Nghiên cứu các quá trình DCTLĐĐ trên SD, MD của các tuyến đường giao thông Tây Quảng Bình và đề xuất các giải pháp phòng chống" là vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm làm sáng tỏ bản chất, quy luật phát sinh, phát triển các QTDCTLĐĐ trên SD, MD, từ đó đề xuất các giải pháp phòng chống thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa tác hại và hậu quả của tai biến địa chất này, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của khu vực nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án
    Xác định hiện trạng, nguyên nhân, điều kiện, động lực và quy luật phát sinh, phát triển các QTDCTLĐĐ trên SD, MD, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp phân loại các QTDCTLĐĐ; phương pháp đánh giá, phân vùng và dự báo quá trình sụt, trượt và dòng bùn đất đá; phương pháp xác định góc MD và thiết kế MD bậc thang hợp lý, ổn định trượt trong đất đá không đồng nhất; các giải pháp phòng chống, giảm thiểu tác động của các QTDCTLĐĐ trên SD, MD khu vực nghiên cứu.
    3. Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án
    - Nghiên cứu ảnh hưởng điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với các QTDCTLĐĐ trên SD, MD đường giao thông vùng nghiên cứu.
    - Làm sáng tỏ các kiểu cấu trúc địa chất, các tính chất cơ lý đất đá và ảnh hưởng của chúng đến độ ổn định trượt đất đá cấu tạo nên các SD, MD đường giao thông vùng nghiên cứu.
    - Nghiên cứu lịch sử các QTDCTLĐĐ trên SD, MD đã xảy ra, các giải pháp công nghệ phòng chống đã áp dụng trong vùng.
    - Phân tích các nguyên nhân, điều kiện, động lực và xác định hệ thống quy luật quy luật phát sinh, phát triển, phân bố các QTDCTLĐĐ trên SD, MD vùng nghiên cứu.
    - Phân loại các QTDCTLĐĐ trên SD, MD.
    - Đánh giá độ ổn định trượt SD, MD theo một số mặt cắt đặc trưng, đại diện cho các hệ tầng tương ứng.
    - Đánh giá, dự báo, phân vùng sụt, trượt và dòng bùn đất đá trên SD, MD đường giao thông vùng đồi núi Tây Quảng Bình.
    - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phòng chống, giảm thiểu tác động của các QTDCTLĐĐ trên SD, MD, trong đó có đề xuất phương pháp xác định góc MD ổn định trượt và thiết kế MD bậc thang hợp lý và ổn định trong đất đá không đồng nhất.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là các SD, MD, môi trường địa chất các tuyến đường giao thông thuộc vùng đồi núi Tây Quảng Bình.
    Phạm vi nghiên cứu là các tuyến đường giao thông thuộc vùng đồi núi Tây Quảng Bình, bao gồm: Đươờng quốc lộ 12A dài 142 km, bắt đầu từ Thọ Đơn - Thị trấn Ba Đồn huyện Quảng Trạch đến cửa khẩu quốc tế Cha Lo; đường HCM dài 383,482 km, trong đó: đoạn từ Hà Tĩnh đến ngã ba Khe Gát dài 95,282 km, tuyến phía Đông dài 121 km và tuyến phía Tây 167,2 km từ ngã ba Khe Gát đến Quảng Trị; đường xuyên á dài 19 km nối đường HCM với đường 12A; đươờng TL 20 dài 65 km, bắt đầu từ Xuân Sơn đến biên giới Việt Lào; đơường TL 10 bắt đầu từ nhánh Đông đường HCM tại khu vực Nhà máy xi măng áng Sơn đến biên giới Việt Lào, dài là 47 km; đươờng TL 11 bắt đầu từ nhánh Đông đường HCM tại Công ty Cao su Việt Trung gặp nhánh Tây đường HCM, dài 31 km. Với chiều sâu nghiên cứu từ bề mặt địa hình tự nhiên đến tầng đá gốc trên tuyến đường nghiên cứu (khoảng gần 50m) và theo Băng rộng dọc tuyến đường có chiều rộng tính từ tim đường về phía đỉnh sườn đốc (khoảng 200m).
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết các mục tiêu và nội dung nghiên cứu nêu trên, đề tài luận án sử
    dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
    - Phương pháp thu thập, kế thừa, phân tích, tổng hợp có chọn lọc thông tin và kết quả nghiên cứu: Luận án mang tính kế thừa, phân tích, tổng hợp có chọn lọc các kết quả nghiên cứu và phương pháp luận chung về hiện tượng và QTTLĐĐ, các đặc điểm về địa hệ tự nhiên - kỹ thuật, đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
    - Phương pháp địa chất truyền thống: Thu thập tài liệu, khảo sát thực địa, thăm dò bằng khoan đào và quan trắc lâu dài để nghiên cứu cấu trúc địa chất, lịch sử và hiện trạng trượt lở.
    - Phương pháp tương tự địa chất: Phương pháp này cho phép nghiên cứu và kết luận về điều kiện phát sinh - phát triển của một quá trình địa chất nào đó được rút ra trên cơ sở so sánh với các kết quả nghiên cứu quá trình địa chất đã có trong những điều kiện tương tự.
    - Phương pháp chuyên gia: Việc nghiên cứu QTDCTLĐ Đ là vấn đề hết sức phức tạp. Nó vừa có tính tổng hợp vừa mang tính chuyên sâu do đó rất cần sự tham vấn, đóng góp của nhiều nhà khoa học, chuyên gia thông qua các hội nghị khoa học, hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh đó, việc thu thập và tranh thủ tham vấn cộng đồng khu vực nghiên cứu cũng là điều hết sức cần thiết và bổ ích cho đề tài.
    - Phương pháp thí nghiệm: Phương pháp thí nghiệm bao gồm thí nghiệm trong phòng và ngoài trời các tính chất cơ lý đất đá cấu tạo tầng phủ SD, MD.
    - Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp phân tích hệ thống để đánh giá, dự báo cũng như phân tích tương tác của các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến các QTDCTLĐĐ trên SD. Đây là phương pháp giúp giải quyết rất hiệu quả các vấn đề phức tạp, có nhiều mối quan hệ (phương diện) để xem xét, so sánh và lựa chọn khi thông tin không đầy đủ.
    - Phương pháp xác suất thống kê toán học và ứng dụng công nghệ thông tin: Phương pháp này được áp dụng để tính toán, xử lý kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý của đất đá và tính toán hệ số ổn định SD, MD, xác lập phân vùng giới hạn trượt và góc MD ổn định trượt.
    - Phương pháp ma trận định lượng và phương pháp quy trình phân tích hệ thống cấp bậc AHP: Dựa vào thang bậc phân cấp về mức độ tác động của các yếu tố địa hệ tự nhiên - kỹ thuật đã xây dựng để đánh giá tổng hợp cường độ sụt, trượt và dòng bùn đất đá khu vực nghiên cứu.
    - Phương pháp đánh giá định lượng ổn định trượt SD, MD vùng nghiên cứu bằng lý thuyết ổn định SD theo phương pháp lăng thể đại diện với cơ chế trượt phẳng theo mặt trượt phẳng nằm nghiêng phổ biến trên các SD, MD đường giao thông miền núi.
    Ngoài các phương pháp chủ yếu nêu trên, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu của những ngành khoa học khác có liên quan.
    6. Những luận điểm bảo vệ
    Luận điểm 1: QTDCTLĐĐ trên lãnh thổ đồi núi Tây Quảng Bình xảy ra phổ biến nhưng với quy mô không lớn. Sự phát sinh và phát triển quá trình này được quyết định bởi tính phức tạp của địa hệ tự nhiên-kỹ thuật của khu vực nghiên cứu và đặc biệt là các hoạt động kinh tế - xây dựng của con người đã là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các quá trình bất lợi này. Hầu hết các điểm DCTLĐĐ quan sát được đều phát sinh ở MD và SD kế cận (98,61%).
    Luận điểm 2: Hiện tượng DCTLĐĐ trên lãnh thổ đồi núi Tây Quảng Bình xảy ra đa dạng với nhiều loại và hình thái khác nhau, nhưng chủ yếu là sụt đất đá chiếm (77,78%), trên các đất đá thuộc hệ tầng Mục Bài, Đông Thọ, Bãi Dinh và hầu như chỉ xảy ra vào mùa mưa lũ. Cường độ sụt, trượt và dòng bùn đất đá biến đổi từ rất yếu đến yếu vào mùa khô và từ rất yếu đến mạnh vào mùa mưa lũ. Các quy luật phát sinh và phát triển này của QTDCTLĐĐ phải được xem như là cơ sở cho công tác dự báo, đánh giá và đề xuất các giải pháp phòng chống quá trình bất lợi này.
    7. Những điểm mới khoa học
    - Xác lập quy luật phát sinh, phát triển và phân bố DCTLĐĐ trên SD, MD của các tuyến đường giao thông Tây Quảng Bình;
    - Đề xuất phân loại các QTDCTLĐĐ trên SD, MD đường giao thông Tây Quảng Bình.
    - Đánh giá, dự báo, phân vùng sụt, trượt và dòng bùn trên SD, MD đường giao thông vùng đồi núi Tây Quảng Bình theo phương pháp ma trận định lượng cường độ tác động tương hỗ các yếu tố ảnh hưởng.
    - Xây dựng phương pháp và quy trình đánh giá nhanh độ ổn định SD, MD cấu tạo từ đất loại sét theo biểu đồ trạng thái khối trượt.
    - Đề xuất phương pháp, xây dựng chương trình phần mềm xác định góc MD và bề rộng thềm bậc thang hợp lý, ổn định đối với MD đường giao thông và công trình xây dựng vùng miền núi được cấu tạo từ đất đá không đồng nhất.
    8. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
    - Làm sáng tỏ hơn và bổ sung cơ sở lý thuyết về bản chất, cơ chế hình thành, nguyên nhân, điều kiện, động lực, quy luật phát sinh, phát triển và phân loại các QTDCTLĐĐ trên SD, MD, đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu, dự báo QTDCTLĐĐ ở lãnh thổ đồi núi chia cắt mạnh vùng nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh của các hoạt động kinh tế - xây dựng.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là nguồn tài liệu đa dạng, phong phú được hệ thống hoá đáng tin cậy, và do đó, có thể tham khảo, sử dụng trong thiết kế, thi công các giải pháp phòng chống, giảm thiểu tác hại do các QTDCTLĐĐ gây ra đối với các tuyến đường giao thông cũng như trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng đồi núi Tây Quảng Bình.
    9. Cơ sở tài liệu của luận án
    - Một số tài liệu nước ngoài và trong nước;
    - Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ 1: 50.000, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội 1996;
    - Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình “Dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 12A đoạn Khe Ve - ChaLo” của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 533 năm 2006;
    - Hồ sơ khảo sát địa chất giai đoạn thiết kế kỹ thuật - thi công bền vững hóa đường Hồ Chí Minh đoạn Khe Gát - Khe Sanh (Km 0T - Km 242T ) của Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh - Bộ Giao thông Vận tải năm 2006;
    - Báo cáo kết quả thử nghiệm mẫu đất đường QL 12A và đường Hồ Chí Minh của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Bình - LAS-XD 118, VILAS 138 năm 2009;
    - Báo cáo tổng quan địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Bình, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội 2001;
    - Báo cáo kết quả đề tài Điều tra nghiên cứu tổng hợp Địa chất và Khoáng sản phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội 2004;
    - Kết quả khảo sát thực địa tại hiện trường qua các năm từ 2006 đến 2009.
    - 15 công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khác nhau.
    10. Cấu trúc luận án
    Nội dung luận án được cấu trúc như sau:
    Mở đầu
    Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và phòng chống các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc
    Chương 2: Đặc điểm địa hệ tự nhiên - kỹ thuật và tác động của nó đến các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc vùng đồi núi Tây Quảng Bình.
    Chương 3: Nghiên cứu các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc đường giao thông vùng đồi núi Tây Quảng Bình.
    Chương 4: Phân loại và dự báo các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc.
    Chương 5: Đề xuất giải pháp phòng chống các quá trình dịch chuyển trọng lực đất đá trên sườn dốc, mái dốc đường giao thông vùng đồi núi.
    Kết luận
    Danh mục các công trình khoa học liên quan đến luận án đã công bố
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt:
    1. Hoàng Khắc Bá (2008), “Vài nhận xét về trượt lở mỏ đá”, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học toàn quốc về tai biến địa chất và giải pháp phòng chống, NXBXD, Hà Nội.
    2. Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh - Bộ Giao thông Vận tải (2006), Hồ sơ khảo sát địa chất giai đoạn thiết kế kỹ thuật - thi công bền vững hóa đường Hồ Chí Minh đoạn Khe Gát - Khe Sanh (Km 0 T - Km 242 T).
    3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), TCVN 4054 : 2005, Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.
    4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Quyết định số: 2503/QĐ-BNN-KL ngày 27/8/2007 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2006.
    5. Bộ Giao thông Vận tải (1987), 22 TCN 171- 87, Qui trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt lở.
    6. Nguyễn Ngọc Bích, (2001) Đất xây dựng - Địa chất công trình và kỹ thuật cải tạo đất trong xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội.
    7. Huỳnh Thanh Bình, Huỳnh Đăng Vinh (2008), “Sụt lở và trượt đất trên các tuyến đường bộ - kiến nghị các giải pháp giảm thiểu”, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học toàn quốc về tai biến địa chất và giải pháp phòng chống, NXBXD, Hà Nội.
    8. Huỳnh Thanh Bình (2009), "Nghiên cứu, phân loại các dạng sụt, trượt mái taluy đường Hồ Chí Minh đoạn Đắc Rông - Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý hiệu quả", Tuyển tập công trình hội nghị KHCN&MT năm 2009", Viện KH&CN GTVT, Hà Nội 30/10/2009.
    9. Nguyễn Văn Bình, nnk (2008), “Đặc điểm vỏ phong hóa khu vực Đèo Gió và mối liên hệ trượt lở đất”, Báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 18 Trường ĐH MĐC, Hà Nội.
    10. Lê Thị Thanh Bình (2006), “Nghiên cứu đánh giá ổn định của nền đường trên sườn dốc, áp dụng để thiết kế, xử lý taluy dương đường HCM phân đoạn Km 496 + 839,34 đến Km 496 + 987,69”, Tuyển tập báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học-khoa xây dựng cầu đường năm 2006.
    11. Lê Thạc Cán và nnk (1997), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, Huế.
    12. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Bình - LAS-XD 118, VILAS 138 (2009), Báo cáo kết quả thử nghiệm mẫu đất đường 12A và đường Hồ Chí Minh.
    13. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông 533 (2006), Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình “Dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 12A đoạn Khe Ve - ChaLo”.
    14. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (1996), Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ 1: 50.000, Hà Nội.
    15. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2001), Báo cáo tổng quan địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Bình, Hà Nội.
    16. Cục Môi trường, (1995), Đánh giá tác động môi trường (Phỏng theo bản tiếng Anh của ALAN GIFPIN), Hà Nội.
    17. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình (2007), Niên giám thống kê Quảng Bình năm 2006, Quảng Bình.
    18. Nguyễn Tứ Dần và Nguyễn Quang Mỹ (1996), “Xác định hệ số lớp phủ thực vật C trong nghiên cứu định lượng xói mòn thông qua xử lý ảnh số (thí dụ vùng Thanh Hòa - Vĩnh Phú)”, Tạp chí KHTN, Địa lý, Hà Nội.
    19. Phạm Ngọc Dũng (1990), Nghiên cứu một số biện pháp chống xói mòn đất đỏ bazan trồng chè vùng Tây nguyên và xác định các yếu tố gây xói mòn đất theo mô hình Wischmeier - Smith, Luận án Tiến sỹ ĐH NN I, Hà Nội.
    20. Đỗ Văn Đệ, (2001) Cơ sở lý thuyết của các phương pháp tính ổn định mái dốc trong phần mềm Slope/W, NXB xây dựng, Hà Nội.
    21. Đỗ Văn Đệ, (2001) Các bài toán mẫu tính bằng phần mềm Slope/W, NXB xây dựng, Hà Nội.
    22. Đỗ Văn Đệ, (2001) Hướng dẫn sử dụng phần mềm tính ổn định mái dốc Slope/W, NXB xây dựng, Hà Nội.
    23. Dương Học Hải, Hồ Chất (2002), Phòng chống các hiện tượng phá hoại nền đường vùng núi, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
    24. Dương Học Hải, Nguyễn Xuân Trục (2007), Thiết kế đường ô tô - Nền mặt đường và công trình thoát nước - Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    25. Nghiêm Hữu Hạnh (2008), “Một số giải pháp quản lý, phòng chống tai biến trượt lở ở vùng núi Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học toàn quốc về tai biến địa chất và giải pháp phòng chống, NXBXD, Hà Nội.
    26. Phùng Thị Thu Hằng (2006), Đề tài xác định các chỉ tiêu đánh giá sự ổn định của sườn, lấy ví dụ vùng núi lưu vực Sông Mã, Hội nghị khoa học thanh niên - Viện khoa học vật liệu - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2006.
    27. Lê Huy Hoàng (2007), “Đánh giá ổn định bờ mỏ công trường khai thác Apatit Mỏ Cóc - Lào Cai”, Tạp chí Địa kỹ thuật, Hà Nội.
    28. Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Thế Thôn (2001), Địa chất môi trường, NXB. ĐHQG, Hà Nội.
    29. Hudson N. (1981), Bảo vệ đất và chống xói mòn, NXB KHKT, Hà Nội.
    30. Dương Mạnh Hùng, Phạm Văn Tỵ (2008), “ứng dụng viễn thám và GIS lập bản đồ phân vùng nhạy cảm trượt khu vực Hạ Long - Cẩm Phả”, Báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 18 Trường ĐH MĐC, Hà Nội.
    31. Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Đức Lý (2004), Luận cứ phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Tây tỉnh Quảng Bình, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.
    32. Uông Đình Khanh, Lê Đức An và nnk, “Hiện trạng tai biến trượt lở đất đá trên một số tuyến đường giao thông ở tỉnh Cao Bằng và vùng phụ cận”, Viện Địa lý, Viện KH&CN VN.
    33. Lê Văn Khoa, Nguyễn Quang Mỹ, Nguyễn Hoàng Đan (1997), “Bước đầu áp dụng kỹ thuật viễn thám và GIS trong lập bản đồ xói mòn đất”, Tạp chí KHTN, Địa lý, T.VIII, No 6, Hà Nội.
    34. Hồ Kiệt (2000), Đánh giá xói mòn và bồi lắng đất trên một số hệ thống canh tác phổ biến vùng đất dốc lưu vực Sông Hương, Thừa Thiên-Huế, Luận án Tiến sỹ NN, ĐH NN, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...