Báo Cáo Nghiên cứu các phuơng thức chuyển nghĩa những từ ngữ văn hóa việt nam qua tiếng pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU CÁC PHUƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA NHỮNG TỪ NGỮ VĂN HÓA VIỆT NAM QUA TIẾNG PHÁP
    A RESEARCH ON MEANING TRANSFER OF EXPRESSIONS RELATED TO CULTURE FROM VIETNAMESE TO FRENCH


    TÓM TẮT


    Dịch một câu văn từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ nước ngoài không phải là việc không dễ dàng. Và nhất là ở những câu văn có chứa những từ ngữ mang tính văn hóa, đặc trưng cho dân tộc mình thì việc dịch trở nên khó khăn hơn. Vì lúc đó dịch thuật không chỉ đòi hỏi một nền tảng kiến thức vững chắc về mặt từ ngữ, ngữ pháp mà còn phải nắm rõ ngữ cảnh và nền văn hóa của hai nước. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi muốn đề cập đến các phương thức để hiểu những từ văn hóa Việt Nam của những người Pháp


    ABSTRACT


    Translating a sentence from mother tounge into a foreign language is not easy at all. Especially, it is much more difficult to translate a text containing words related to culture. The reason is that translation requires good knowledge about grammar, context and culture of the two countries. In this research, we would like to imply on the ways that French people understand Vietnamese cultural expressions.
    1. Đặt vấn đề


    1.1. Lí do chọn đề tài


    Là sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ,chúng tôi nhận ra rằng Dịch là một môn học khó nhưng thú vị, thú vị ở chỗ là khi dịch một câu hay một thông điệp thì không những là cần phải nắm vững ngữ pháp, cách dùng từ mà cần phải hiểu được văn hóa của ngôn ngữ đích và cả ngôn ngữ mẹ đẻ. Và không phải lúc nào, một câu, một văn bản cũng được dịch như nhau mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: ngữ cảnh, đối tượng, mục đích
    Trong khuôn khổ bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi sẽ nghiên cứu về những phương thức chuyển nghĩa những từ ngữ văn hóa Việt Nam sang tiếng Pháp.Do những hạn chế cũng như điều kiện hiện nay,chúng tôi chỉ chọn ba bình diện thể hiện rõ rệt nhất về văn hóa Việt Nam để nghiên cứu,đó là phong tục tập quán ,trang phục truyền thống và ẩm thực.
    1.2 ối tượng nghiên cứu





    Các phương thức chuyển dịch một số từ ngữ thể hiện văn hóa Việt ở ba bình diện , đó là phong tục. trang phục truyền thống và ẩm thực Việt Nam.
    1.3 Phương pháp nghiên cứu -Phân tích định tính


    2. Cơ sở lí luận


    2.1 Lý thuyết dịch


    Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một từ, câu, đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một từ, câu, đoạn văn mới và tương đương – văn đích hay là bản dịch.
    Trong cuốn "La traduction: théorie et méthode" (1971), Beauchemin đã nói đến tính trung thành của bản dịch và đưa ra bốn nguyên tắc:
    1) Mỗi ngôn ngữ đều có những bản sắc và những đặc trưng riêng của nó


    2) Để giao tiếp, chúng ta phải tôn trọng những bản sắc và đặc trưng riêng đó


    3) Bất cứ ý tưởng nào có thể diễn đạt trong một ngôn ngữ này đều có thể được diễn đạt trong ngôn ngữ khác.
    4) Để vẫn giữ đúng ý nghĩa của thông điệp phải tìm cách thay đổi hình thức của thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sao cho phù hợp.
    2.2 Từ là gì?


    Chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về từ của Đỗ Hữu Châu (1999): «Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điếm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu.»
    2.3 Từ ngữ văn hóa là gì?


    ã Khái niệm


    Chúng tôi xin đưa ra khái niệm về từ ngữ văn hóa của Nguyễn Văn Chiến (2004):


    « Từ văn hoá, trước hết phải là đơn vị từ vựng cơ bản trong vốn từ văn hóa của một ngôn ngữ. Thông qua nghĩa và cấu trúc ngữ nghĩa của nó, từ văn hóa hướng đến những khái niệm có liên quan đến các đặc trưng văn hóa dân tộc nhất định. Nó là hình thái ngôn ngữ phản ánh những khái niệm ghi nhận các đặc trưng văn hóa tộc người cơ bản. Nội dung của ký hiệu từ văn hóa luôn luôn phản ánh độc đáo về văn hóa ngôn ngữ khi đối sánh nó với các ký hiệu từ vựng tương ứng ở một ngôn ngữ khác . Mặt khác, từ văn hóa, với tư





    cách là ký hiệu cơ bản của ngôn ngữ, luôn hướng tới việc phản ánh các sự vật hiện tượng đặc tính của thế giới bên ngoài ngôn ngữ .
    ã Phân loại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...