Đồ Án Nghiên cứu các phương pháp tách cặn dầu ra khỏi dung dịch chất tẩy rửa từ bồn bể chứa

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
     MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 4
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT . . 5
    I.Tổng quan về chất tẩy rửa. 5
    I.1. Thành phần chất tẩy rửa. . 5
    I.1.1. Thành phần của các chất tẩy rửa thông thường. . 5
    I.2. Thành phần chất tẩy rửa cặn xăng dầu. . 17
    I.2.1. Tinh dầu thông. . 17
    I.2.2. Axit dicacboxylic. . 19
    I.2.3. Chất hoạt động bề mặt. . 22
    II. Tổng quan về cặn dầu. . 24
    II.1. Tác hại của cặn dầu. . 24
    II.2. Nguồn gốc phát sinh cặn dầu . 25
    II.3. Thành phần của cặn dầu . . 29
    III. Tổng quan về chất điện ly. 32
    III.1. Mối quan hệ giữa độ tẩy rửa và điện thế Zeta . 32
    III.2. Ảnh hưởng của chất điện ly đến điện thế zeta. . 32
    CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM . . 34
    I. Tách cặn dầu từ dung dịch chất tẩy rửa. 34
    I.1. Nguyên tắc. . 34
    I.2. Hoá chất và dụng cụ. 34
    I.2.1. Hoá chất . 34
    I.2.2. Thiết bị và dụng cụ . . 35
    I.3. Cách tiến hành. 35
    I.3.1 Khảo sát hiệu suất tách theo nhiệt độ. . 35
    I.3.2 Khảo sát hiệu suất tách theo tốc độ sục khí khác nhau. . 35
    I.3.3. Khảo sát hiệu suất tách khi sử dụng các chất điện ly khác nhau. . 35
    I.3.4. Khảo sát hiệu suất tách khi sục khí và sử dụng các chất điện ly khác nhau.
    36
    II. Xác định thành phần cặn dầu bằng phương pháp hoá học. 37
    II.1. Chưng cất tách nước . . 37
    II.1.1. Nguyên tắc . . 38
    II.1.2. Dụng cụ và hoá chất . . 38
    II.1.3. Quy trình tiến hành . 38
    II.1.4. Tính toán kết quả . 39
    II.2. Xác định các tạp chất cơ học và cacbonit bằng phương pháp trích ly . 40
    II.2.1. Định nghĩa . . 40
    II.2.2. Nguyên tắc . . 40
    II.2.3. Dụng cụ và hoá chất . . 40
    II.2.4. Quy trình tiến hành . 40
    II.2.5. Tính toán kết quả . 41
    II.3. Xác định asphanten . 41
    II.3.1. Nguyên tắc . . 41
    II.3.2. Quy trình tiến hành . 41
    II.3.3. Tính toán kết quả . 41
    II.4. Xác định hàm lượng nhựa . . 42
    II.4.1. Nguyên tắc . . 42
    II.4.2. Quy trình tiến hành . 42
    II.4.3. Tính toán kết quả . 42
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . . 43
    I. Thành phần của cặn dầu. 43
    I.1. Kết luận về thành phần cặn dầu. 43
    I.2. Ảnh hưởng của cặn dầu đến bản chất nhiên liệu. . 43
    II. Vai trò, ý nghĩa của việc thu hồi cặn dầu. . 44
    III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tách dầu. 44
    III.1. Biện luận về sự cần thiết của việc sử dụng chất tẩy rửa. . 44
    III.2. Khảo sát các phương pháp thu hồi cặn dầu. . 45
    III.2.1. Thu hồi cặn dầu bằng phương pháp để lắng. . 45
    III.2.2. Thu hồi cặn dầu bằng phương pháp sục khí. . 47
    III.2.3. Thu hồi cặn dầu bằng phương pháp sử dụng chất điện ly, không sục khí.
    48
    III.2.4. Thu hồi cặn dầu bằng phương pháp sử dụng chất điện ly, có sục khí. . 50
    III.2.5. Kết luận về các phương pháp thu hồi cặn dầu. . 52
    KẾT LUẬN . 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 55




    Đồ án tốt nghiệp
    MỞ ĐẦU
    Trong thời kỳ hiện nay, khi đất nước đang cùng hòa nhập với chủ trương công
    nghiệp, hiện đại hóa, các khu công nghiệp ngày càng nhiều, trong đó dầu khí
    đóng một vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tốc
    độ của các nghành công nghiệp nói chung và của nghành dầu khí nói riêng đang
    có sự phát triển vượt bậc. Chính phủ đã xác định nghành dầu khí là “ trụ cột
    kinh tế của cả nước”. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động, nhà máy
    lọc dầu Nghi Sơn, Long Sơn đang từng bước hình thành. Kéo theo đó là hàng
    loạt những nhà máy, cụm cảng biển, kho bãi đã, đang và sẽ xây dựng.
    Một trong những vấn đề quan tâm của ngành dầu khí nước ta hiện nay là xử lý
    cặn bùn, cặn dầu sinh ra trong quá trình khai thác, chế biến, tồn chứa và vận
    chuyển. Theo ước tính hệ số phát sinh cặn dầu cho một tấn dầu mỏ vào khoảng
    7 kg/tấn. Như vậy với sản lượng dầu mỏ của nước ta khai thác năm 1997 là 10
    triệu tấn/ năm thì lượng cặn tích tụ hàng năm là 70000 tấn/ năm.
    Cặn dầu là phần dầu nặng có lẫn một số tạp chất cơ học bám vào hoặc sa lắng
    xuống đáy của thiết bị tồn chứa hoặc vận chuyển. Lớp trên cùng là nhũ tương
    của nước với sản phẩm dầu mỏ, lớp giữa là sản phẩm dầu mỏ bẩn và các hạt cơ
    lửng, lớp đáy chiếm 3/4 là pha rắn và sản phẩm dầu mỏ.
    Theo cơ quan quản lý tàu dầu Vietsovpetro thì hàng năm có khoảng 1500 -
    6000 tấn cặn dầu thu gom từ quá trình vệ sinh tàu dầu được vận chuyển ra Đà
    Nẵng chờ xử lý. Việc làm sạch bề mặt bị bám dầu là rất khó khăn và mất thời
    gian. Hiện nay cũng có một số phương pháp làm sạch như gia nhiệt hay sử dụng
    dung môi là các hydrocacbon để hoà tan hoặc làm mềm, sau đó dùng bơm áp lực
    để phun hoặc dùng sức người để nạo vét. Hiệu quả của các phương pháp này
    không cao, chi phí lớn, không an toàn cho người lao động và đặc biệt là làm ô
    nhiễm môi trường. Vì vậy tìm một phương pháp để làm sạch các bể mặt nhiễm
    bẩn dầu một cách hiệu quả là rất quan trọng. Một phương pháp hiện nay được
    đưa ra nghiên cứu đó là sử dụng chất tẩy rửa. Phương pháp này có ưu điểm là
    không gây độc hại, đơn giản, ít tốn kém và góp phần bảo vệ môi trường.
    Một vấn đề đặt ra là xử lý hỗn hợp sau quá trình tẩy rửa cặn dầu từ bồn, bể
    chứa để thu hồi tối đa lượng cặn dầu. Lượng cặn này sẽ được đem ô xi hoá để
    tạo bitum, cracking để tạo nhiên liệu. Phần nước thải sau đó chứa càng ít cặn
    dầu thì càng dễ dàng xử lý.
    Như vậy, nghiên cứu các phương pháp tối ưu để thu hồi cặn dầu từ hỗn hợp
    sau quá trình tẩy rửa bồn bể chứa không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn góp
    phần bảo vệ môi trường, giúp cho ngành công nghiệp của Việt Nam phát triển
    theo hướng xanh - sạch.
    Và đó cũng là vấn đề chúng tôi nghiên cứu trong bản đồ án này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...