Luận Văn Nghiên cứu các phương pháp phá nhũ để nâng cao hiệu quả xử lý nhũ tương nghịch và sơ đồ công nghiệp,

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu các phương pháp phá nhũ để nâng cao hiệu quả xử lý nhũ tương nghịch và sơ đồ công nghiệp, xử lý dầu trên trạm rót dầu ở bến Chí Linh Lời nói đầu
    Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành mới hình thành và phát triển ở nước ta, song đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong năm 1996, ngành dầu khí Việt Nam đã sản xuất được hơn 7 triệu tấn dầu thô thì năm 1997 đã sản xuất được hơn 10 triệu tấn tức là tăng khoảng 14%, ngang tầm với các ngành khác. Theo kết quả thăm dò, nghiên cứu nhiều năm của các nhà địa chất trong nước và nước ngoài đã khẳng định rằng lòng đất Việt Nam, kể cả thềm lục địa và các vùng trên đất liền có chứa đựng một tiềm năng dầu khí hấp dẫn. Hàng loạt các phát hiện thương mại nối tiếp nhau được công bố đã chứng minh điều đó và đã lôi kéo các Công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Công nghiệp dầu khí có thể là một ngành phát triển mạnh trong tương lai. Thực tế đó, đã đặt ra cho đội ngũ những người làm công tác kỹ thuật và các nhà sản xuất hàng loạt các vấn đề hoàn thiện công nghệ khai thác xử lý và vận chuyển dầu khí, tiến tới khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
    Dầu mỏ đang được khai thác ở thêm lục địa phía Nam bao giờ đưa lên khỏi lòng đất cũng chứa một lượng nước vỉa dưới dạng nhũ. Lượng nước này càng tăng lên khi áp dụng các phương pháp thứ cấp, tam cấp, bơm ép nước có phụ gia hoá phẩm . để tăng hệ số thu hồi dầu của mỏ. Quá trình xử lý nước tách ra khỏi dầu thô là không thể thiếu được để đảm bảo cho chất lượng dầu thô xuất khẩu và trong tương lai đảm bảo cho chất lượng nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu.
    Để thực hiện nhiệm vụ này người ta tiến hành thu gom dòng sản phẩm và bình chứa kết hợp với xử lý sơ bộ nhằm tách khí áp suất cao và tách bớt phần nước cũng như tạp chất khô chứa trong dòng sản phẩm. Công đoạn này được thực hiện trên các giàn cố định (MSP). Sau đó là công đoạn thu gom trên toàn mỏ để đưa dầu đã xử lý thô từ các giàn về các trạm rót dầu không bến, kết hợp với việc xử lý triệt để, nhằm đạt dầu chất lượng thương phẩm.
    Nói chung công đoạn cuối cùng này rất phức tạp nhưng nó quyết định đến giá trị tấn dầu. Đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu các phương pháp phá nhũ để nâng cao hiệu quả xử lý nhũ tương nghịch và sơ đồ công nghiệp, xử lý dầu trên trạm rót dầu ở bến Chí Linh đã tổng hợp một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng đang tiến hành trong việc xử lý dầu khí. Với sự giúp đỡ và hướng dẫn của PGS - PTS. Hoàng Dung cùng toàn thể các cán bộ của phòng thu gom vận chuyển và xử lý dầu khí của viện NCKH - TK dầu khí biển. Bản đồ án đã được hoàn thành kịp thời và đúng quy định.
    Kết cấu đồ án gồm:
    Phần I - Tổng quan Mỏ dầu Vietsovpetro.
    Phần II - Thành phần tính chất dầu thô Mỏ VSP
    Phần III - Các lý thuyết về nhũ tương.
    Phần IV - Các phương pháp tách nước nhũ tương W/O và công nghệ xử lý nhũ tương trên trạm rót dầu không bến “Chí Linh”.
    Phần V - Kết luận.

    Đồ án liên quan nhiều đến thực tế, bên cạnh đó lại là lần đầu tiên tiếp xúc với việc làm khoa học, nghiên cứu và xử lý tài liệu, hơn nữa trình độ và điều kiện có hạn nên cuốn đồ án này, không tránh khỏi những sai sót.Tác giả rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến quí báu của các thầy cô giáo cũng các độc giả và các bạn đồng nghiệp để đồ án này được hoàn chỉnh hơn.
    Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy đã trực tiếp hướng dẫn, các thầy cô khoa Dầu khí trường Đại học Mỏ địa chất và các cán bộ Phòng khai thác vận chuyển viện NCKH- TK dầu khí biển xí nghiệp liên doanh VSP đã tận tình giúp đỡ đào tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
     
Đang tải...