Luận Văn Nghiên cứu các phương pháp nhận dạng từ dưới cursor mouse trên Desktop Windows. Viết chương trình nh

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ LẬP TRÌNH WINDOWS 4
    I. Khái quát về lập trình trong Windows 5
    II. Thông điệp và xử lý thông điệp 7
    III. Giao diện thiết bị đồ họa GDI 11
    IV. Cửa sổ trong Windows 15
    V. Chương trình Windows tiếp nhận thông điệp chuột 22

    CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ HOOK 26
    1 - Chuỗi hook 27
    2 - Thủ tục hook 27
    3 - Các loại hook 28
    4 - Sử dụng hook 30
    5 - Hook trong Windows 3.x 31
    6 - Giới thiệu một số hàm liên quan đến hook 33

    CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT OVERRIDE HÀM API 36
    I. Khái quát về kỹ thuật override 37
    II. Lý do sử dụng kỹ thuật override trong lập trình Windows 37
    III. Cơ chế hoạt động và quản lý bộ nhớ trên Windows 16bits 38
    IV. Cơ chế hoạt động và quản lý bộ nhớ trên Windows 32bits 41
    V. Hiện thực kỹ thuật override trên Windows 16bits 45
    VI. Một số hàm được sử dụng trong kỹ thuật override 50

    CHƯƠNG 4: KẾT XUẤT VĂN BẢN TRONG WINDOWS 54
    I. Kết xuất văn bản trong Windows 55
    II. Các hàm căn bản để kết xuất văn bản 55

    CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 66
    I. Phân tích vấn đề 67
    II. Thiết kế chương trình 68
    III. Giới thiệu một số hàm có liên quan 78
    IV. Giới thiệu một số cấu trúc dữ liệu có liên quan 92
    KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 97



    Lời Mở Đầu


    Ngày nay, hầu như mọi công việc hàng ngày liên quan đến cuộc sống của chúng ta đều diễn ra trên máy tính. Từ việc soạn thảo văn bản, gởi nhận thông tin đến việc tra cứu, truy cập thông tin từ hệ thống mạng máy tính toàn cầu Internet đối với người sử dụng là công việc thường ngày và rất phổ biến.
    Từ đó, sẽ phát sinh vấn đề là người sử dụng sẽ cần tìm hiểu ý nghĩa của một từ, một câu hoặc cần phải dịch một đoạn văn bản, một file dữ liệu nào đó ra tiếng Việt và ngược lại. Đây là một nhu cầu cần thiết và hầu như xảy ra thường xuyên đối với nhiều người, do đó nhận dạng từ đặc biệt là nhận dạng từ trên màn hình trong môi trường Windows là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tế.
    Kết quả của việc nhận dạng từ sẽ được dùng để xây dựng nên các ứng dụng khác chẳng hạn như các từ điển được tra cứu theo kiểu tương tác trực tiếp sẽ rất thuận tiện cho người sử dụng bởi vì theo cách này thì cho dù đang ở trong bất kỳ ứng dụng nào khi cần tra cứu thì thao tác trực tiếp ngay trên ứng dụng đang dùng tức là chỉ cần click chuột vào đó chứ không cần phải mở từ điển rồi tra cứu từ đó theo kiểu cổ điển.
    Vì thế, trong thời gian làm Luận Án Tốt nghiệp được sự hướng dẫn của thầy Lê Tấn Hùng nhóm sinh viên chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nhận dạng từ dưới cursor mouse trên deskop Windows. Viết chương trình nhận dạng từ này ”. Trong giai đoạn đầu của Luận Án Tốt Nghiệp chúng tôi đã nghiên cứu được một số vấn đề quan trọng và căn bản có ý nghĩa trong việc thực hiện yêu cầu đã đặt ra của đề tài. Đề tài này chỉ tập trung nhận dạng từ ở dạng text trên desktop của môi trường Windows rồi xuất kết quả ra.
    Trong thời gian làm Luận Án Tốt Nghiệp nhóm sinh viên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cơ chế hoạt động và quản lý của hệ điều hành Windows. Nghiên cứu về phương thức lập trình trong môi trường Windows và các phương tiện mà Windows hỗ trợ khi lập trình. Tham khảo và nghiên cứu kỹ thuật override các hàm giao tiếp của Windows ở chế độ 16 bit và 32 bit. Nghiên cứu cách xử lý các thông điệp trong Windows và tìm hiểu về cách kết xuất văn bản, về chế độ ánh xạ, vấn đề tọa độ . và cách xử lý văn bản. Trên cơ sở đó bước đầu chúng tôi đã xây dựng xong một ứng dụng có khả năng nhận dạng được từ trên nền Windows 16 bit được viết bằng ngôn ngữ Visual C++ version 1.5 và hướng phát triển trong thời gian tới là hiện thực nó trên nền Win32.
    Báo cáo của chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua những nội dung mà chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu được trong thời gian qua. Sau đó là phần giới thiệu chi tiết về chương trình từ khâu phân tích-thiết kế cho đến phần chương trình nguồn và cuối cùng sẽ là nêu những vấn đề còn tồn tại và hướng phát triển trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...