Tài liệu Nghiên cứu các phương pháp bảo quản phôi lúa mì và ứng dụng trong công nghệ thực phẩm

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN PHÔI LÚA MÌ VÀ
    ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
    THE STUDY ON THE METHODS OF STORAGE AND THE APPLICATIONS OF WHEAT
    GERM IN FOOD TECHNOLOGY
    TÓM TẮT
    Phôi lúa mì là một thực phẩm chứa hầu hết các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể,hơn hẳn các loại thực phẩm khác. Ở các nhà máy sản xuất bột mỳ phôi được xem như là phế liệu do đó giá thành rẻ. Tuy nhiên phôi có thời gian bảo quản rất ngắn và sản phẩm từ phôi vẫn chưa được sử dụng phổ biến. Do đó trong đề tài này tôi đã nghiên cứu các phương pháp nhằm kéo dài thời gian bảo quản phôi lúa mì và ứng dụng nó vào trong các thực phẩm truyền thống.Sử dụng phụ gia bảo quản là vitamin E kết hợp rang, sấy phôi lúa mì rồi đem bảo quản trong bao PE ở điều kiện tự nhiên hoặc đóng gói chân không. Trong thời gian bảo quản thường xuyên xác định chỉ số peroxit và chỉ số axit của mẫu từ đó xác định mức độ hư hỏng của mẫu. Cùng với một lượng vitamin E sử dụng tuy nhiên với biện pháp gia nhiệt khác nhau, việc bổ sung vitamin trước hay sau gia nhiệt, bảo quản bằng bao PE trong điều kiện tự nhiên hay đóng gói chân không nhưng mức độ hư hỏng giữa các mẫu thể hiện rõ rệt. Kết quả cho thấy bổ sung vitamin E sau khi rang hoặc sấy rồi đem bao gói chân không đã làm chậm được quá trình ôi hóa phôi lúa mì, do đó kéo dài thời gian bảo quản. Bằng đánh giá cảm quan cũng đã chứng tỏ sản phẩm phôi lúa mì khi bổ sung vào sữa chua và bánh bích quy đã làm tăng chất lượng và giá trị cảm quan của sản phẩm
    ABSTRACT
    Wheat germ is a food that contains almost all essential nutrients for the body than those of other food products. In the wheat plant germ is considered as waste materials so cheaply. But germ have very short shelf life and products from the germ has not been widely used. Therefore in this topic I was researching the methods to extend shelf life of wheat germ and its application in traditional foods. Additives preserve the vitamin E in combination roasting, drying and bring wheat germ preserved in PE in natural conditions or vacuum packaging. During regular maintenance peroxide index and determine the acid number of samples which determine the degree of sample damage. Along with a use of vitamin E but with different heating methods, the vitamin supplement before or after heating, preserved by PE in natural conditions or vacuum packed, but the extent of damage between pattern evident. The results show that by using additives are preservatives Vitamin E after roasting or drying and vacuum packaging offers have slowed the process rancid of wheat germ , which extends shelf life. In sensory evaluation also showed wheat germ products when added to yogurt and biscuits have increased nutritional value and sensory value of the product
    1. Giới thiệu
    Được xác định là chứa hầu hết các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, hơn hẳn dưỡng chất trong thịt, rau, hoa quả và các loại thực phẩm khác, phôi lúa mì đang là bí quyết tiêu dùng phổ biến ở các nước phương Tây và nhiều nước Châu Á tiên tiến hiện nay cho một sức khỏe hoàn hảo. Phôi lúa mì cung cấp chất dinh dưỡng hơn bất kỳ thực vật khác. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay việc bổ sung phôi lúa mì vào trong bữa ăn hàng ngày vẫn chưa được quan tâm. Các sản phẩm từ phôi lúa mì vẫn chưa phổ biến bởi vì phôi lúa mì chứa một hàm lượng lipit rất cao do đó rất dễ bị ôi hóa và có thời gian bảo quản ngắn [6]
    Với lý do như vậy tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các phương pháp bảo quản phôi lúa mì và ứng dụng trong công nghệ thực phẩm”





    2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu.
    Nguyên liệu
    - Phôi lúa mì sử dụng được lấy từ nhà máy bột mỳ Việt -Ý
    - Vitamin E 400IU được mua từ công ty CPDP Amphaco USA
    Phương pháp nghiên cứu
    2.2.1. Phương pháp vật lý [1] : Xác định độ ẩm của phôi lúa mì nguyên liệu bằng cách sấy đến khối lượng không đổi
    2.2.2. Phương pháp hóa học [1] : Nghiên cứu sự ôi hóa của phôi lúa mì trong quá trình
    bảo quản thông qua việc kiểm tra chỉ số peroxit và chỉ số acid
    2.2.3 Phương pháp hóa sinh [1]
    - Xác định hàm lượng protein tổng trong phôi lúa mì bằng phương pháp Kjendan
    - Xác định hàm lượng đường tổng trong phôi lúa mì bằng phương pháp Bertrand
    - Xác định hàm lượng chất béo có trong phôi lúa mì bằng máy Soxhlet
    2.2.4. Phương pháp cảm quan : Dùng phương pháp cho điểm thị hiếu để đánh giá mức độ ưa thích của người tiêu dùng đối với sản phẩm [2]
    3. Kết quả và thảo luận
    3.1. Nghiên cứu xác định một số thành phần cơ bản của phôi lúa mì
    Phôi lúa mì được lấy ở nhà máy bột mì Việt Ý sau đó đem đi sàng lại. Rồi được đem đi phân tích hàm lượng các chất cơ bản bằng các phương pháp đã nêu ở phần 2.2.
    Bảng 3.1: Hàm lượng một số thành phần cơ bản của phôi lúa mì
    Chỉ tiêu Hàm lượng
    Protein 32.40%
    Lipit 14.72%
    Đường tổng 12.13%
    Lượng ẩm 9.67%
    Từ kết quả phân tích thành phần cơ bản trên cho thấy phôi lúa mì có một hàm lượng protein rất lớn đến 32,4%, tuy nhiên lượng lipit cũng khá cao 14,72% làm cho phôi lúa mì khó bảo quản được lâu trong điều kiện tự nhiên [3]
    3.2. Nghiên cứu các phương pháp xử lý và bảo quản phôi lúa mì
    Sau khi được lấy ở nhà máy về, phôi lúa mì được sàng sạch rồi đem xử lý và bảo quản như sau:
    Mẫu 1 là phôi lúa mì đã được bổ sung phụ gia vitamin E trước khi rang rồi đem bảo quản trong bao PE ở điều kiện đóng gói bình thường.
    Mẫu 2 là phôi lúa mì đã được bổ sung phụ gia vitamin E sau khi rang rồi đem bảo quản trong bao PE ở điều kiện đóng gói bình thường.
    Mẫu 3 là phôi lúa mì được bổ sung vitamin E trước khi sấy ở 1000C trong 30 phút
    rồi đem bảo quản trong bao PE ở điều kiện đóng gói bình thường.
    Mẫu 4 là phôi lúa mì được bổ sung vitamin E sau khi sấy ở 1000C trong 30 phút
    rồi đem bảo quản trong bao PE ở điều kiện đóng gói bình thường.





    Mẫu 5 là phôi lúa mì đã được bổ sung phụ gia vitamin E trước khi rang rồi đem bảo quản trong bao PE ở điều kiện đóng gói chân không
    Mẫu 6 là phôi lúa mì đã được bổ sung phụ gia vitamin E sau khi rang rồi đem bảo quản trong bao PE ở điều kiện đóng gói chân không
    Mẫu 7 là phôi lúa mì được bổ sung vitamin E trước khi sấy ở 1000C trong 30 phút
    rồi đem bảo quản trong bao PE ở điều kiện đóng gói chân không
    Mẫu 8 là phôi lúa mì được bổ sung vitamin E sau khi sấy ở 1000C trong 30 phút
    rồi đem bảo quản trong bao PE ở điều kiện đóng gói chân không
    Mẫu 9 là mẫu đối chứng tự nhiên, nghĩa là mẫu ban đầu lấy từ nhà máy được bảo
    quản trong các bao PE rồi đóng gói tự nhiên
    Để thuận lợi cho việc nghiên cứu thì các mẫu được chuẩn bị lệnh nhau về thời gian. Có thể cách nhau 1-2 ngày
    3.2. Nghiên cứu mức độ hư hỏng của phôi lúa mì trong thời gian bảo quản.
    Do chứa một lượng lipit khá cao nên phôi lúa mì rất dễ bị ôi hóa dẫn đến sự hư hỏng của phôi. Để đánh giá mức độ hư hỏng của phôi người ta nghiên cứu chỉ số peroxit và chỉ số acid của các mẫu trong thời gian bảo quản.
    Các thí nghiệm được tiến hành lập 3 lần và lấy kết quả trung bình
    3.2.1. Nghiên cứu chỉ số peroxit của các phôi lúa mì trong quá trình bảo quản
    Sự thay đổi chỉ số peroxit của các mẫu phôi lúa mì được thể hiện trong bảng sau :
    Bảng 3.2: Sự thay đổi chỉ số peroxit của các mẫu trong thời gian bảo quản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...