Tiến Sĩ Nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Luận án chỉ ra rằng: Thị trường xăng dầu luôn luôn vận động và chịu sự tác động trực tiếp của các nhân tố: Kinh tế; Chính trị; Thể chế - Luật pháp; Quốc tế; Dân số; Khoa học - Kỹ thuật; Tự nhiên; Văn hóa. Cả tám nhân tố trên đều có tác động cùng chiều tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam. Tuy nhiên mỗi nhân tố tác động tới sự phát phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam với mức độ khác nhau. Trong đó nhân tố Thể chế - Luật pháp (chính sách quản lý của Nhà nước) có mức độ tác động lớn nhất, là nhân tố quan trọng nhất, có tính cốt lõi, quyết định đến sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam.

    Sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có sự can thiệp của Nhà nước. Điều này khiến thị trường xăng dầu vận động theo xu hướng tiến dần theo quy luật của thị trường.

    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

    Kết quả phân tích thực trạng các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam đưa ra những phát hiện mới như sau:

    (1) Thị trường xăng dầu ở Việt Nam đã hình thành được gần 60 năm và sau gần 30 năm đổi mới nhưng đến nay cơ bản vẫn là thị trường độc quyền. Thị trường đang vận hành theo kiểu chỉ huy và còn mang tính hành chính, chưa vận động đúng với các quy luật của thị trường.

    (2) Mặc dù đã được bổ sung nguồn xăng dầu sản xuất từ trong nước nhưng nguồn cung trên thị trường xăng dầu Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu. Nguồn cung xăng dầu do một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn chi phối (chỉ 3 doanh nghiệp: Petrolimex, PVOIL, Saigonpetro đã chiếm khoảng 80% thị phần) dẫn đến thị trường bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn.

    (3) Cơ chế chính sách quản lý thị trường xăng dầu của Nhà nước chưa theo kịp với sự vận động của thị trường xăng dầu thế giới. Nhà nước can thiệp quá sâu vào nguồn cung nhưng chưa quan tâm thỏa đáng đến nhu cầu tiêu dùng xăng dầu nên người mua chưa được đặt đúng vị trí của mình trên thị trường.

    Luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường sự tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của các nhân tố tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam




     Giao Bộ Công thương là cơ quan quản lý Nhà nước điều hành thị trường xăng dầu thay cho Liên Bộ như hiện nay. Đồng thời đề nghị Chính phủ thành lập ban giám sát độc lập giám sát việc điều hành giá xăng dầu của Bộ Công thương.

     Tổ chức lại thị trường, xóa bỏ độc quyền, xây dựng thị trường xăng dầu thực sự cạnh tranh; hướng tới mục tiêu: Đến năm 2020, thị trường xăng dầu ở Việt Nam phải trở nên minh bạch, cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

     Thị trường xăng dầu ở nước ta còn chậm phát triển, muốn hội nhập với thị trường khu vực và thế giới thì cần thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại lực. Nhà nước cần tạo cơ chế thu hút các hãng xăng dầu ở nước ngoài vào kinh doanh ở nước ta với một tỷ trọng sản lượng nhất định, khoảng 20 - 25% thị phần.
     
Đang tải...