Tiến Sĩ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIỀM NĂNG KHỞI SỰ
    KINH DOANH, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU . 11
    1.1. Cơ sở lý luận về khởi sự kinh doanh và tiềm năng khởi sự kinh doanh . 11
    1.1.1. Khởi sự kinh doanh . 11
    1.1.2. Cơ sở lý luận về tiềm năng khởi sự kinh doanh 20
    1.2. Tổng quan nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu 32
    1.2.1. Các nghiên cứu về nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh
    viên đại học . 32
    1.2.2. Tổng quan, mô hình và giả thuyết nghiên cứu 36
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54
    2.1. Thiết kếnghiên cứu . 54
    2.2. Nghiên cứu định lượng 57
    2.3.1. Xây dựng phiếu điều tra 57
    2.3.2. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu . 69
    2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 72
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 80
    3.1. Thống kê mô tả mẫu 80
    3.2.Kết quả mô tả về tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên 83
    3.2.1.Tự tin khởi sự kinh doanh 83
    3.2.2. Mong muốn khởi sự kinh doanh . 87
    3.3. Kết quả kiểm định thang đo 88
    3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo . 88
    3.3.2. Kết quả phân tích EFA 92
    3.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu . 97
    3.4.1.Kiểm định dạng phân phối của dữ liệu 97
    3.4.2. Kiểm định mối tương quan giữa các biến . 98
    3.4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết 101
    3.4.4. Kiểm tra các giả định cần thiết của hồi quy tuyến tính . 109
    CHƯƠNG 4: BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 112
    4.1. Thảo luận kết quả . 112
    4.2. Một số hàm ý từ kết quả nghiên cứu 120
    4.2.1. Đối với các trường đại học 120
    4.2.2. Đề xuất với cơ quan quản lý vĩ mô . 128
    4.3. Đóng góp của luận án . 131
    4.4. Hạn chế của nghiên cứu và các định hướng nghiên cứu tiếp theo 134
    KẾT LUẬN 139
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 141
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 142
    PHỤ LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu tóm tắt công trình nghiên cứu
    Dựa trên cơ sở lý thuyết về dự định khởi sự kinh doanh, nghiên cứu này
    kiểm định tác động của các yếu tố trải nghiệm cá nhân (trong đó có các trải nghiệm
    trong quá trình học tập tại trường đại học) và một số yếu tố môi trường tới tiềm
    năng khởi sự kinh doanh thể hiện bằng 2 chỉ báo cảm nhận về mong muốn khởi sự
    kinh doanh và tự tin khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam.
    Sử dụng số liệu điều tra bằng bảng hỏi trên 693 sinh viên đại học ở 11 trường
    đại học trên khu vực Hà Nội, luận án kiểm định 16 giả thuyết nghiên cứu. Kết quả
    cho thấy chỉ có một giả thuyết không được ủng hộ, còn lại 15 giả thuyết được ủng
    hộ bởi bộ dữ liệu nghiên cứu.Ý kiến người xung quanh có mức độ tác động mạnh
    nhất tới cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh, trong khiyếu tố kinh nghiệm
    cá nhân có mức độ tác động mạnh hơn tới tự tin khởi sự kinh doanh.
    Từ kết quả này tác giả gợi ý một số gợi ý khuyến nghị cho các trường đại
    học và các cơ quan quản lý vĩ mô để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của
    sinh viên đại học ở Việt Nam.
    2. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
    Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực cho
    phát triển kinh tế.Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng
    và chất lượng của các doanh nghiệp.Các nghiên cứu trên thế giới của Malecki
    (1997), Reynolds (1994), Audretsch (2004)(trích dẫn trong Carree and
    Thurik(2003) [36]) chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc khởi sự kinh
    doanhvới tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương.Những nơi có tỷ lệ thành lập
    doanh nghiệp cao thường có tốc độ phát triển kinh tế cao.Các doanh nghiệp mới
    thành lập ngoài việc đóng góp vào GDP của nền kinh tế còn tạo ra nhiều việc làm
    cho xã hội, và làm giàu cho bản thân chủ doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó chính phủ
    các nước phát triển cũng như đang phát triển đều dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy việc khởi sự kinh doanhtrong giới trẻ, đặc biệt trong giới sinh
    viên khuyến khích họ không đi làm thuê mà hãy tự tạo việc làm, gia tăng số lượng
    doanh nghiệp cho phát triển kinh tế [45]. Lý do có sự quan tâm đặc biệt đến thúc
    đẩy tinh thần doanh nhân trong giới sinh viên bởi vì các nhà nghiên cứu hy vọng
    rằng những doanh nhân được đào tạo tốt sẽ tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng
    nhanh và mạnh hơn doanh nghiệp của những người có trình độ thấp [37].
    Ở Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho
    tăng trưởng kinh tế. Các trường đại học ở Mỹ luôn tiên phong trong thúc đẩy đào
    tạo khởi sự kinh doanhtrong nhà trường.Kết quả là các trường đại học ở Mỹ như Học
    viện Công nghệ MIT hàng năm có khoảng 150 công ty mới được thành lập, hiện nay
    MIT có tổng số 5000doanh nghiệp đã được thành lập tuyển dụng 1,1 triệu nhân viên và
    có doanh thu trung bình năm lên tới 230 tỷ USD. Theo điều tra năm 2008 cho thấy
    17,8% sinh viên MIT sau khi ra trường đã thành lập ít nhất 1 doanh nghiệp, trong đó
    23% thành lập doanh nghiệp khi chưa đầy 30 tuổi. Trường Stanford hiện có 1200 công
    ty do sinh viên trường sáng lập trong ngành công nghệ cao [85]. Các quốc gia trên thế
    giới như Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ đều có kế hoạch quốc gia và các hỗ trợ
    chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏ [91].



    Ở Việt Nam, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được xã hội
    công nhận bằng việc đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước, với GDP
    chiếm khoảng 45% tổng GDP của cả nước, hàng năm thu hút hơn 90% lao động
    mới vào làm việc [10]. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan
    trọng của định hướng tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam -
    nhân tố chính trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam năng động và bền
    vững. Hàng loạt các chương trình hỗ trợ và khuyến khích người dân, thanh niên và
    sinh viên khởi nghiệp đã được tổ chức như chương trình khởi nghiệp của VCCI
    (qua 8 năm huy động được 15.000 thanh niên tham gia), Hội doanh nghiệp trẻ Việt
    Nam, cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”, chương trình truyền hình làm
    giàu không khó, Câu lạc bộ Khởi Nghiệp Trẻ hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh
    cùng với sự ra mắt của Chương trình Đào tạo Khởi nghiệp VYE 2011 “Thắp Sáng”, “Khởi nghiệp cùng Kawai" của đại học Ngoại thương Hà Nội Chính phủ cũng đã
    có chính sách khuyến khích và thúc đẩy thành lập doanh nghiệp và trợ giúp phát
    triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như sự tích cực triển khai các hoạt động trợ
    giúp doanh nghiệp như việc thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín dụng nhân
    dân .ở một số địa phương nhằm tạo điều kiện cho các doanh nhân vay vốn để khởi
    sự kinh doanhvà phát triển[3][4]. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi
    chính phủ, Hiệp hội cũng có các chương trình tư vấn hỗ trợ, đào tạo quản trị
    doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm thúc đẩy và khuyến khích thành lập doanh
    nghiệp.Việt Nam sở hữu một môi trường kinh doanh thuận lợi cho khởi sự kinh
    doanhnhư nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dân số đông[29].Tuy nhiên khởi sự kinh
    doanhở sinh viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng
    đi đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn khởi
    sự kinh doanh [12].
    Lý giải cho tình trạng chỉ thích làm thuê, không thích làm chủ của sinh viên,
    có ý kiến cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông và đại học hiện nay chưa đáp
    ứng được nhu cầu kiến thức về khởi nghiệp tại Việt Nam; giáo trình chú trọng vào
    lý thuyết, chưa đề cao thực hành và kiến thức thực tiễn. Trên thị trường cũng vắng
    bóng những đơn vị đào tạo về khởi nghiệp dành cho sinh viên đại học và các dịch
    vụ công cụ hỗ trợ khởi nghiệp [13]. Chính vì những lý do đó, sinh viên Việt Nam
    thiếu kiến thức, thiếu tự tin và tầm nhìn cần thiết để khởi nghiệp.
    Vậy thì câu hỏi quản lý được đặt ra là các trường đại học, gia đình và xã hội
    cần làm gìđể sinh viên Việt Nam có niềm đam mê và tự tin khởi nghiệp.Xuất phát
    từ câu hỏi này thì nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng khởi sự kinh
    doanh của sinh viên là rất cần thiết.
     
Đang tải...