Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu năm 2012
    Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai




    TRANG BÌA
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.1 Lý do chọn đề tài 1
    1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu . 2
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu . 3
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
    1.6 Đóng góp mới của đề tài . 4
    1.7 Kết cấu của đề tài 4
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 5
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN VÀ
    KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI
    2.1 Lý luận về hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng thương mại 6
    2.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay cá nhân 6
    2.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 6
    2.1.3 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân . 8
    2.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 10
    2.1.4.1 Đối với Ngân hàng thương mại 10
    2.1.4.2 Đối với khách hàng cá nhân . 11
    2.1.4.3 Đối với nền kinh tế . 11
    2.1.5 Quy định về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. 11
    2.1.6 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại. 12
    2.2 Lý luận về khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
    tại Ngân hàng thương mại. 14
    2.2.1 Khái niệm cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng 14
    2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân
    của NHTM 14
    2.2.2.1 Năng lực tài chính . 15
    2.2.2.2 Sản phẩm dịch vụ 17
    2.2.2.3 Năng lực công nghệ 18
    2.2.2.4 Nguồn nhân lực . 19
    2.2.2.5 Thương hiệu 19
    2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá
    nhân của ngân hàng thương mại. 20
    2.2.3.1 Nhân tố khách quan 21
    a. Các yếu tố môi trường vĩ mô . 21
    b. Các đối thủ cạnh tranh . 22
    c. Nhu cầu của KH 22
    2.2.3.2 Nhân tố chủ quan 22
    a. Chính sách cho vay của Ngân hàng . 23
    b. Năng lực tài chính 23
    c. Nguồn nhân lực của Ngân hàng 23
    d. Phát triển và ứng dụng công nghệ trong hoạt động cho vay . 24
    e. Thương hiệu và uy tín của NH 24
    2.3 Giới thiệu mô hình hồi qui tuyến tính bội 24
    2.3.1 Định nghĩa 24
    2.3.2 Ứng dụng của mô hình hồi qui bội . 26
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 26
    CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1 Phương pháp và quy trình nghiên cứu . 27
    3.1.1 Nghiên cứu định tính 27
    3.1.2 Nghiên cứu định lượng . 27
    3.1.3 Qui trình nghiên cứu . 29
    3.2 Dữ liệu nghiên cứu 30
    3.2.1 Dữ liệu thứ cấp . 30
    3.2.2 Dữ liệu sơ cấp . 30
    3.3 Thiết kế mô hình . 30
    3.3.1 Mô hình tổng thể 30
    3.3.2 Xây dựng thang đo cho các biến 30
    3.4 Tiến hành các kiểm định 32
    3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả 32
    3.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach‟s Alpha 32
    3.4.3 Phân tích nhân tố mới EFA 32
    3.4.4 Phân tích hồi qui tuyến tính bội 33
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 34
    CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
    CẠNH TRANH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
    THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
    4.1 Khái quát về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai. 35
    4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35
    4.1.2 Sơ đồ tổ chức 36
    4.1.3 Phân tích một số nghiệp vụ chính tại VCB ĐN . 37
    4.1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn . 37
    4.1.3.2 Nghiệp vụ cho vay 39
    4.1.3.3 Một số nghiệp vụ khác 42
    4.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 44
    4.2 Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại VCB ĐN 45
    4.2.1 Quy trình cho vay . 45
    4.2.2 Sản phẩm cho vay . 46
    4.2.3 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh 46
    4.2.3.1 Về doanh số cho vay . 46
    4.2.3.2 Về dư nợ cho vay KHCN . 47
    4.2.3.3 So sánh thực trạng cho vay cá nhân với một số NH . 51
    4.3 Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của VCB ĐN
    trong hoạt động cho vay KHCN 53
    4.3.1 Các nhân tố khách quan . 53
    4.3.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô 53
    4.3.1.2 Các đối thủ cạnh tranh 53
    4.3.1.3 Nhu cầu của KH 54
    4.3.2 Các nhân tố chủ quan . 54
    4.3.2.1 Năng lực tài chính . 54
    4.3.2.2 Chính sách cho vay của VCB ĐN 55
    4.3.2.3 Về ứng dụng công nghệ 57
    4.3.2.4 Về nguồn nhân lực 58
    4.3.2.5 Về thương hiệu uy tín . 60
    4.3.3 Nhận định chung về hoạt động cho vay cá nhân của VCB ĐN . 61
    4.4 Kết quả nghiên cứu thực tế 62
    4.4.1 Thống kê thông tin KH tham gia cuộc khảo sát . 62
    4.4.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cho vay KHCN tại NH
    Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai. 65
    4.4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của từng thang đo lần 1 65
    4.4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá 66
    4.4.2.3 Kiểm định mô hình hồi qui . 68
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 74
    CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY
    CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI
    NHÁNH ĐỒNG NAI
    5.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại VCB ĐN trong năm 2012 . 75
    5.2 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân tại
    Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai . 76
    5.2.1 Giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động . 76
    5.2.2 Hoàn thiện chính sách cho vay . 77
    5.2.3 Tiếp tục ứng dụng phát triển công nghệ . 80
    5.2.4 Nâng cao uy tín và hình ảnh của chi nhánh . 82
    5.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 84
    5.2.6 Hoàn thiện cải tiến quy trình cho vay 86
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 . 87
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.1 Lý do chọn đề tài
    Theo lộ trình gia nhập WTO đến năm 2011 thì nước ta thực hiện đối xử quốc
    gia giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, có nghĩa là các ngân hàng
    nước ngoài hoạt động bình đẳng như các ngân hàng nội địa, mà những ngân hàng này
    với tiềm lực tài chính công nghệ và kinh nghiệm của mình sẽ tham gia vào thị trường
    tài chính nhiều hơn. Cùng vớ i đó là sự lớn mạnh không ngừng của các Ngân hàng
    trong nước sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng. Nổi bật trong xu thế
    cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay đó là các Ngân hàng phát triển mạnh vào hoạt động
    bán lẻ, hướng vào thị trường tài chí nh cá nhân.
    Hoạt động bán lẻ là việc các ngân hàng cung cấp cho các khách hàng là cá nhân,
    hộ gia đình các dịch vụ sản phẩm như tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và các sản
    phẩm tín dụng. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, hoạt động tín dụng dành cho cá
    nhân rất được các ngân hàng chú trọng phát triển khi mà đời sống người dân được nâng
    cao nhu cầu tiêu dùng mua sắm kinh doanh của họ trở lên nhiều hơn bao giờ hết. Nhất
    là trong thời điểm hiện nay khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đã dần qua đi đời s ống
    của người dân ngày càng được cải thiện, cùng với đó lãi suất trên thị trường cũng bắt
    đầu giảm nhiệt, thị trường bất động sản phục hồi trở lại, sản xuất kinh doanh tăng lên
    những điều này làm cho hoạt động cho vay với khách hàng cá nhân của Ngân hàng t rở
    lên sôi động trở lại. Làm cho cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân gay gắt hơn
    khi mà không chỉ có ngân hàng mà các tổ chức phi ngân hàng cũng tham gia vào thị
    trường nhiều hơn.
    Đứng trước bối cảnh đó, để tiếp tục phát triển và duy trì hoạt động cho vay của
    mình buộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai phải có
    những thay đổi. Là một trong nhữ ng chi nhánh đứng đầu trong hệ thống về hoạt độ ng
    tín dụng nhưng với dư nợ cho vay KHCN chỉ đạt 596 tỷ đồng trong năm 2011 thì còn
    quá ít nếu so với tổng dư nợ tại chi nhánh là hơn 6.000 tỷ đồng và nhu cầu vốn còn cao
    của cá nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Điều này thúc đẩy việc chi nhánh phải tìm ra
    các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong hoạt độ ng cho vay
    2
    cá nhân và tác động của những nhân tố này như thế nào để có sự thay đổi, điều chỉnh
    cho phù hợp trong giai đoạn cạnh tranh này để có thể tiếp tục giữ vững vị thế của mình.
    Từ những lý do đó mà em chọn đề tài ” NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
    HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN
    HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI” làm đề
    tài nghiên cứu khoa học của mình
    1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Cho vay là một trong những hoạt động truyền thống của các NHTM, nó chiếm một
    tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của Ngân hàng và cũng là hoạt động mang lại
    nhiều lợi nhuận cho NH. Trước đây các NHTM chủ yếu chú trọng đến việc giao dịch
    các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với những khoản vay lớn mà ít quan tâm đến
    nhóm KHCN. Nhưng trước sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân được
    cải thiện nhu cầu mua sắm tiêu dùng và kinh doanh của người dân từ đó mà cũng tăng
    lên, vì thế nhu cầu vay vốn ngân hàng của họ cũng nhiều hơn để thỏa mãn các nhu cầu,
    kế hoạch khi chưa có thể chi trả ngay. Hoạt động cho vay cá nhân từ đó của Ngân hàng
    được hình thành, và ngày càng được các NHTM cũng chú trọng phát triển.
    Vì đây là một hoạt động tiềm năng vì thế các NHTM xem đây là mục tiêu phát triển
    trong giai đoạn hiện nay. Vì thế đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các NHTM để mở rộng và
    thu hút được nhiều KH hơn. Chính vì thế cạnh tranh trong hoạt động cho vay không
    phải là một đề tài xa lạ và được nhiều tác giả nghiên cứu :
     “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay của Ngân
    hàng thương mại cổ phần Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội”, của Dương Thị
    Ngọc Cẩm
     “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong họat động cho vay tiêu dùng tại hội sở
    ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam” của Nguyễn Thị Bình
     „‟Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Techcombank
    Đồng Nai trên địa bàn thành phố Biên Hòa” Báo cáo nghiên cứu khoa học,
    của Phạm Nguyễn Anh Khoa.
    3
    Các đề tài trên, mỗi tác giả có một cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một
    cách riêng phù hợp với từng hoàn cảnh kinh tế cụ thể, nhưng nói chung các đề tài đều
    có sự gắn kết lý luận và thực tiễn. Trong đề tài này tác giả vận dụng mô hình kinh tế
    lượng nhằm kiểm định các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong hoạt
    động cho khách hàng cá nhân của Ngân hàng, sau đó xem xét đánh giá những nhân tố
    nào là chủ yếu để đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt
    động cho vay này tại Ngân hàng để loại hình tín dụng này ngày càng phát triển tại địa
    bàn tỉnh cũng như là cả nước.
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu
    Phân tích đánh giá hoạt động cho vay và khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho
    vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh
    Đồng Nai.
    Nghiên cứu xác định phân tích và xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
    khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng
    TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai.
    Từ nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng cạnh
    tranh trong hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –
    Chi nhánh Đồng Nai. Qua đó cũng giúp cho các khách hàng cá nhân có cơ hội tốt hơn
    để tiếp cận nguồn vốn vay.
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
     Đối tượng nghiên cứu:
    Hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
    Nam Chi nhánh Đồng Nai
     Phạm vi nghiên cứu:
    o Thời gian nghiên cứu : từ năm 2009 đến năm 2011
    o Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
    Chi nhánh Đồng Nai
    1.5 Phương pháp nghiên cứu
    4
     Nghiên cứu định tính : từ nghiên cứu cơ sở lý thuyết thực hiện thông qua thảo
    luận nhóm, thảo luận tay đôi, phương pháp chuyên gia để xác định các nhân tố
    mục tiêu nghiên cứu. Cùng với đó là phỏng vấn sơ bộ để điều chỉnh các nhân tố
    để hoàn thành bảng khảo sát.
     Nghiên cứu định lượng : được tiến hành sau khi bảng câu hỏi được hoàn chỉnh
    dùng kỹ thuật phỏng vấn khách hàng qua bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu. Sau
    đó dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, sử dụng phần mềm Excel, SPSS
    20.0 kiểm định Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố, chạy hồi qui bội để xử lý
    dữ liệu dùng viết báo cáo.
    1.6 Đóng góp mới của đề tài
    Đề tài này tác giả áp dụng mô hình kinh tế lượng vào trong thực tiễn, tiến hành
    khảo sát thực tế từ phía khách hàng, xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính bộ i tìm ra các
    nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân của Ngân hàng TMCP
    Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai. Đây có thể coi là điểm mới so với các
    đề tài trước đây khi chỉ nghiên cứu từ phía Ngân hàng, và tại Ngân hàng TMCP Ngoại
    thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai cũng chưa có sinh viên nào nghiên cứu về vấn
    đề này nên đây cũng là một điểm mới của đề tài đóng góp cho chi nhánh thực tập.
    Từ đó mô hình phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố để đưa ra các giải
    pháp thiết thực cho Ngân hàng để phát triển hoàn thiện nghiệp vụ cho vay khách hàng
    cá nhân tạo ưu thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác.
    1.7 Kết cấu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu kết cấu 5 chương, gồm :
     Chương 1 : Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
     Chương 2 : Cơ sở lý luận về cho vay cá nhân và khả năng cạnh tranh cho vay
    cá nhân của Ngân hàng thương mại.
     Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu.
     Chương 4 : Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cho vay
    cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai.
    5
     Chương 5 : Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho vay cá nhân tại Ngân
    hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai.
    Ngoài ra bài báo cáo còn có phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
    Trong chương 1 đã nêu lên lý do chọn đề tài nghiên cứu, đồng thời cũng đưa tổng
    quan các đề tài nghiên cứ u trước đây. Cũng như đưa ra được mục tiêu nghiên cứu, và
    phương pháp nghiên cứu thực hiện trong bài báo cáo, nêu lên đóng góp mới của đề tài,
    xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Và giới thiệu kết cấu của đề tài là kết
    cấu 5 chương.




    Tài liệu tham khảo
    [1] Nguyễn Thị Bình (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong họat động cho vay
    tiêu dùng tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam ”, Báo cáo
    tốt nghiệp,
    [2] Phạm Hải Hà (2005) “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
    triển nông thôn Chi nhánh Phan Đình Phùng Hà Nội ”, chuyên đề thực tập tốt
    nghiệp
    [3] Nguyễn Minh Kiều (2009), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê, Tp
    HCM
    [4] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai (2011), “Báo cáo
    kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Đồng Nai ”
    [5] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai (2011), “Báo cáo
    tổng kết của phòng khách hàng thể nhân và SME ”
    [6] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai (2011), “Tài liệu nội
    bộ phòng hành chánh nhân sự Vietcombank chi nhánh Đồng Nai”
    [7] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai (2011), “Tài liệu nội
    bộ phòng khách hàng thể nhân và SME Vietcombank chi nhánh Đồng Nai”
    [8] Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Biên Hòa
    (2011), “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ”
    [9] Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội – chi nhánh Đồng Nai (2011), “Kết quả hoạt động
    kinh doanh SHB”
    [10] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), “Quy định số 1627/2011/QĐ-NHNN : Quy
    chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”
    [11] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), “Thông tư số 13/2010/TT-NHNN : Quy định
    về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”
    [12] Lê Văn Tề (2007), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê, Tp HCM
    [13] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu với SPSS tập 1”,
    NXB Hồng Đức, Tp HCM
    [14] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu với SPSS tập 2”,
    NXB Hồng Đức, Tp HCM
    [15] Lê Văn Tư (2005) , “Quản trị Ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính, Hà Nội
    Một số website :
    [16]http://laisuat.vn/Pages/
    [17]http://saga.vn/Marketing/Canhtranh/16278.saga
    [18]http://***********/xem-tai-lieu/bao -cao-giai-phap-nang-cao-kha-nang-canh-tranh -trong hoat-dong-cho-vay-tieu-dung-cua-vpbank.41198.html
    [19]http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/04/10/4732 -2/
    [20]http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/07/07/5031 -2/
    [21]http://www.doanhnhan.net/khai-niem-canh-tranh -va-cac-loai-hinh-canh-tranh p53a7678.html
    [22]http://www.reuters.com/article/2012/03/15/vietnam-banks-assetsidUSL4E8EF1EF20120315
    [23]http://www.saga.vn/dictview.aspx?id=3057
    [24]http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120422/tiep -tuc -giam-lai-suat-cho-vay.aspx
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...