Tiến Sĩ Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam
    Định dạng file word


    MụC LụC
    Mở đầu 1
    Chương1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của các nước về nguồn thu từ người sử dụng đường bộ
    8
    1.1. Những vấn đề cơ bản của khu vực công có liên quan đến các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ
    8
    1.1.1. Khái niệm về khu vực công 8
    1.1.2. Hoạt động của khu vực công 9
    1.1.3. Cơ sở khách quan Chính phủ phải can thiệp vào hoạt động kinh tế của khu vực công
    11
    1.2. Nguồn thu từ người sử dụng đường bộ 23
    1.2.1. Khái niệm về đường bộ, người sử dụng đường bộ 23
    1.2.2. Nguyên tắc xác định các mức thu từ người sử dụng đường bộ 24
    1.2.3. Phân tích cơ cấu chi phí xã hội biên 28
    1.2.4. Các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ 32
    1.3. Kinh nghiệm của các nước về việc qui định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ
    45
    1.3.1. Qui định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ của các nước 45
    1.3.2. Kinh nghiệm của các nước về việc qui định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ
    52
    Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt nam
    54
    2.1. Mạng lưới giao thông đường bộ ở Việt Nam 54
    2.1.1. Tổng quan mạng lưới đường bộ ở Việt Nam 54
    2.1.2. Thực trạng mạng lưới đường bộ ở Việt Nam 57
    2.2. Thực trạng nguồn vốn đầu tư phát triển và bảo trì mạng lưới đường bộ của Việt Nam giai đoạn năm 2005 - 2009
    61
    2.2.1 Vốn cấp cho đầu tư và bảo trì đường bộ giai đoạn năm 2005 - 2009 61
    2.2.2. Quy trình cấp kinh phí bảo trì đường bộ 64
    2.3. Phân tích và đánh giá về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam
    66
    2.3.1. Cơ chế, chính sách tài chính về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ
    66
    2.3.2. Nguồn thu trực tiếp từ người sử dụng đường bộ 70
    2.3.3. Nguồn thu gián tiếp từ người sử dụng đường bộ 85
    2.3.4. Đánh giá thực trạng các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam
    90
    Chương 3: Xác định các NGUồN THU Từ NGƯờI Sử DụNG ĐƯờNG Bộ ở Việt nam
    93
    3.1. Tổng quan về quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ ở Việt Nam đến năm 2020 93
    3.1.1. Mục tiêu 93
    3.1.2. Một số chỉ tiêu 94
    3.2. Xác định nguồn thu trực tiếp 95
    3.2.1. Quy hoạch đường thu phí 95
    3.2.2. Xác định nguồn thu trực tiếp 96
    3.3. Xác định nguồn thu gián tiếp 100
    3.3.1. Giới thiệu tổng quan về mô hình 101
    3.3.2. Xác định nguồn thu gián tiếp 102
    3.4. Xác định nguồn thu từ những ngoại ứng 111
    3.4.1. Xác định nguồn thu từ những ngoại ứng tiêu cực 111
    3.4.2. Xác định nguồn thu từ ngoại ứng tích cực 115
    3.4.3. Xác định nguồn thu từ các ngành có sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ
    133
    Kết luận 135
    KIếN Nghị 137
    Danh mục công trình của tác giả 138
    Danh mục các tài liệu tham khảo 139
    Phụ lục I 144
    Phụ lục II 146
    Phụ lục III 163


    Mở ĐầU


    1. Tính cấp thiết của Luận án
    Giao thông đường bộ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, mở rộng giao lưu quốc tế. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nên cần được đầu tư phát triển trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việc đầu tư cho xây dựng mới và bảo trì hạ tầng giao thông đường bộ đòi hỏi kinh phí rất lớn, khó thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm. Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đối mặt với khó khăn về thiếu vốn.
    Trong những năm qua, vốn đầu tư cho việc xây dựng mới, bảo trì đường bộ được nhà nước quan tâm, nguồn vốn cho việc xây dựng mới và bảo trì đường bộ bước đầu được đa dạng hoá, có thêm vốn của các doanh nghiệp, vốn từ các thành phần kinh tế tư nhân, theo hình thức BOT, vì vậy giao thông đường bộ phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, còn nhiều tuyến đường đã được cải tạo nâng cấp nhưng chưa đồng bộ, đường chưa được đưa vào cấp kỹ thuật, số lượng cầu yếu còn nhiều, hàng năm lại thường xuyên gặp thiên tai bão, lụt chính vì vậy vốn đầu tư cho bảo trì đường bộ vẫn trong tình trạng thiếu, chỉ đáp ứng được khoảng 40- 50% nhu cầu đối với đường quốc lộ và khoảng 20-30% nhu cầu đối với đường địa phương. Do thiếu vốn cho nên chúng ta mới chỉ tập trung giải quyết được một số công việc cấp bách mà không làm đầy đủ được các phần việc về bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, kết hợp với lưu lượng xe tăng cao hơn nhiều so với mức dự báo đã dẫn đến tình trạng đường bộ đã và đang có nguy cơ xuống cấp, không phát huy hiệu quả vốn đầu tư, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội, nếu không có giải pháp hữu hiệu thì không những không thúc đẩy mà còn kìm hãm phát triển kinh tế.
    Theo khuyến cáo của Liên đoàn cầu đường quốc tế. “Nếu chi thiếu 1 USD cho công tác bảo trì sẽ phải chi 4 USD cho công tác phục hồi, xây dựng lại công trình hoặc nếu chi 1 USD cho công tác bảo trì để bảo đảm cầu đường luôn tốt, an toàn sẽ tiết kiệm được 3 USD trong hoạt động khai thác vận tải do tiết kiệm nhiên liệu, giảm hao mòn xe và nâng cao năng suất phương tiện, giảm thời gian đi lại” [38, tr. 2]. Như vậy, có thể hiểu rằng trong những năm qua chúng ta đã để mất một lượng lớn tài sản quốc gia do thiếu vốn bảo trì đường bộ.
    Vấn đề đặt ra là phải tìm các giải pháp để bảo đảm đầy đủ nguồn tài chính cho đường bộ trong khi ngân sách nhà nước luôn có hạn và không đáp ứng đủ yêu cầu, mạng lưới đường bộ đòi hỏi ngày càng phát triển cả về số lượng, quy mô trang thiết bị, các yếu tố để bảo đảm an toàn giao thông và cả mặt chất lượng do nhu cầu của người sử dụng đường bộ ngày càng cao.
    Hiện nay kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với quan điểm sử dụng mạng lưới giao thông đường bộ là sử dụng hàng hóa công cộng không thuần túy, người sử dụng nhiều thì đóng góp nhiều, người sử dụng ít thì đóng góp ít nhằm tạo ra nguồn vốn bảo trì đường bộ đáp ứng sự phát triển kinh tế đất nước. Với quan điểm như vậy, vấn đề nghiên cứu cơ sở lý luận và cách xác định các nguồn thu như thế nào cho khoa học, công bằng là rất cần thiết.
    Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn.
    2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ
    a. Trên thế giới
    Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. Có thể khái quát quá trình nghiên cứu này qua ba giai đoạn sau đây:
    - Giai đoạn thứ nhất: Nghiên cứu mức thu phí trên các tuyến đường cao tốc hoặc các tuyến đường có chất lượng cao. Nước Mỹ lần đầu tiên đã tiến hành thu phí trên các tuyến đường này. Nguồn vốn đầu tư do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhận. Trong một thời gian ngắn, việc thu phí đã được triển khai ở các nước Tây Âu, Nhật Bản và một số nước có nền kinh tế phát triển ở các châu lục khác nhau. Mức phí được xác định theo nguyên tắc: Mức phí bằng chi phí biên để sản xuất ra chúng.
    - Giai đoạn thứ hai: Nghiên cứu các nguồn thu bổ sung đối với người sử dụng đường bộ. Vì mạng lưới đường cao tốc và đường có chất lượng cao chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng mạng lưới đường quốc gia, nên nguồn tài chính dùng cho việc phát triển và bảo trì mạng lưới đường bộ bị thiết hụt nghiêm trọng dẫn đến mạng lưới đường quốc gia xuống cấp nhanh chóng. Đứng trước tình hình đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một hệ thống các nguồn thu mới mà trước hết là thuế nhiên liệu. Thuế nhiên liệu giành cho ngành giao thông phản ánh tương đối đúng nguyên tắc: dùng nhiều phải trả nhiều, dùng ít sẽ trả ít. Vì các loại phương tiện khác nhau (trọng tải, tải trọng trục, không gian chiếm dụng đường .) sẽ gây ra hư hỏng đường khác nhau, nên mức phí sử dụng đường khác nhau. Từ đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng loạt các phí, thuế bổ sung như: phí trọng tải xe, phí tải trọng trục, phí lưu hành, thuế đăng ký phương tiện . các loại phí này sẽ được điều chỉnh qua từng thời kỳ sao cho chúng đúng bằng chi phí biên. Nhưng trong kết cấu chi phí xây dựng đường, chi phí cố định không phụ thuộc vào lưu lượng xe, phần chi phí phụ thuộc vào lực lượng xe chủ yếu là chi phí bảo trì. Việc phân bổ chi phí cho từng đầu xe là một vấn đề phức tạp và hiện đang được tranh luận rất gay gắt.
    - Giai đoạn thứ ba: Sự tăng trưởng kinh tế không ngừng, dân số tăng nhanh và quá trình đô thị hóa, xã hội phải đối mắt với sự ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông. Những chi phí này ngày càng gia tăng đối với cá nước phát triển. Để khắc phục các hiện tượng đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra ba loại phí, thuế: Thuế chống ùn tắc giao thông, thuế ô nhiễm môi trường và chi phí tai nạn giao thông. Ngoài ra, cần phải xem xét thêm những lợi ích mà mạng lưới đường bộ mang lại cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không trực tiếp sử dụng đường. Một số quốc gia đã tiến hành đánh thuế vào các đối tượng này, nguồn kinh phí thu được dùng để phát triển và bảo trì mạng lưới đường bộ. Trong trường hợp đất đai thuộc sở hữu toàn dân, ta cần phải nghiên cứu sự phát triển của mạng lưới đường bộ ảnh hưởng như thế nào đến giá đất. Nếu làm được điều này sẽ tạo ra một nguồn kinh phí rất lớn cho việc bảo trì và phát triển mạng lưới đường bộ, đặc biệt trong các đô thị.
    Tóm lại, việc nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ đã được các nhà khoa học trên khắp thế giới nghiên cứu. Tuy nhiên, còn ba vấn đề hiện đang tranh luận và hoàn thiện. Đó là:
    - Thứ nhất: Việc phân bổ mức thu cho từng loại phương tiện vận tải thật sự chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.
    - Thứ hai: Những lợi ích từ mạng lưới đường bộ mang lại cho những người gián tiếp sử dụng đường bộ, đặc biệt ở các nước mà đất đai thuộc quyền sở hữu nhà nước, chưa được nghiên cứu một cách bài bản.
    - Thứ ba: Nghiên cứu các công nghệ thu phí trên mạng lưới đường bộ sao cho tiết kiệm, hiệu quả, công bằng và thuận tiện cho người sử dụng đường bộ.
    b. Trong nước
    Việt Nam từ khi chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các khái niệm, nghiên cứu về khu vực công, hoạt động, cung cấp dịch vụ công vẫn còn mới mẻ đối với các nhà khoa học, quản lý. Tại nhiều cuộc hội thảo được tổ chức về lĩnh vực này còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, trong đó có lĩnh vực cung cấp và sử dụng mạng lưới đường bộ. Tại thư viện quốc gia trong danh mục đề tài nghiên cứu khoa học từ 2005 đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu “Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam”.
    Kết quả tổng hợp có nhiều nghiên cứu, báo cáo khoa học, hội thảo, bài viết có liên quan đến cung ứng và sử dụng mạng lưới đường bộ trong đó nổi bật là:
    - Luận án Tiến sỹ kinh tế
    + Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công cộng (2006) của tác giả Đỗ Thị Hải Hà.
    + Nghiên cứu phương pháp tính trợ giá cho vận tải hành khách công cộng ở đô thị Việt Nam (2006) của tác giả Nguyễn Thị Thực.
    + Hoàn thiện các phương pháp định giá sử dụng đường bộ và các giải pháp nhằm tăng cường nguồn thu từ người sử dụng đường bộ. (2006) của tác giả Đào Việt Phương.
    - Đề tài nghiên cứu khoa học
    + Định giá cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong nền kinh tế thị trường (2000) của các tác giả Nguyễn Xuân Hoàn và Nguyễn Tường Vi.
    + Nghiên cứu các cơ chế chính sách huy động, sử dụng và quản lý vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải - Đề tài cấp Nhà nươớc (Viện chiến lơược và phát triển giao thông vận tải chủ trì).
    + Quản lý nhà nước về sử dụng phí đường bộ ở Việt Nam (2010) phó giáo sư tiến sỹ Lê Thị Anh Vân.
    - Hội thảo
    + Thiết lập và quản lý quỹ bảo trì và phát triển đường bộ, do Ngân hàng thế giới và Bộ Giao thông vận tải phối hợp tổ chức (tháng 5 năm 2000).
    + Tổng kết của Ngân hàng phát triển Châu Á về quỹ bảo trì và phát triển đường bộ (tháng 7 năm 2003); Tổng kết của WB về quỹ bảo trì đường bộ ở một số nước (tháng 3 năm 2004).
    3. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam nhằm cung cấp vốn cho xây dựng và bảo trì mạng lưới đường bộ.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là: nghiên cứu các nguồn thu trực tiếp, gián tiếp từ người sử dụng đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị.
    - Phạm vi nghiên cứu là: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ và xác định các nguồn thu từ những tổ chức, cá nhân sử dụng đường bộ ở Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê toán nhằm xác định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ.
    6. Những đóng góp của luận án
    - Về mặt lý luận
    + Khái quát một số vấn đề về khu vực công làm cơ sở để nghiên cứu nguồn thu từ ngơười sử dụng đươờng bộ. Các vấn đề này bao gồm khái niệm về khu vực công, hoạt động kinh tế khu vực công, sự cần thiết phải can thiệp vào khu vực này của Chính phủ.
    + Nghiên cứu cơ sở lý luận về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ bao gồm: nguyên tắc xác định các mức thu, cơ cấu chi phí xã hội biên, các nguồn thu trực tiếp, gián tiếp, các nguồn thu ngoại ứng và thu khác.
    + Khái quát kinh nghiệm của các nước về việc qui định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ.
    + Nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam.
    + Đề xuất ba nguồn thu mới: phí tải trọng trục, nguồn thu từ những cơ quan sử dụng cơ sở hạ tầng đươờng bộ và nguồn thu từ những ngươời gián tiếp sử dụng đường.
    - Về mặt thực tiễn
    Phân tích, đánh giá thực trạng các nguồn thu ở Việt Nam, nêu lên những mặt đạt được, những mặt hạn chế, làm cơ sở để nghiên cứu các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ, kiến nghị một số giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý các nguồn thu này.
    7. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của các nước về nguồn thu từ người sử dụng đường bộ.
    Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam.
    Chương 3: Xác định các nguồn thu từ người sử dụng đường bộ ở Việt Nam.


    DANH Mục CáC TàI LIệU THAM KHảO

    I. Danh mục tài liệu bằng tiếng Việt Nam
    [1]. PGS.TS Lê Thị Anh Vân (2010), Quản lý nhà nước về sử dụng phí đường bộ ở Việt Nam, đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.
    [2]. Bộ Giao thông vận tải (2010); Hội thảo về kết cấu, tiêu chuẩn, công nghệ giao thông thông minh, tổ chức tại Hà Nội.
    [3]. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 53/2007 /TT-BTC ngày 21/5/2007 Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
    [4]. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 59/2005/TT-BTCngày 26/7/2005 Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
    [5]. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 24/2004 /TT-BTC ngày 26/3/2004 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
    [6]. Bộ Tài chính (2001), Thông tư số 44/2001/TT-BTC ngày 15/6/2001 thu và sử dụng học phí đào tạo, phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
    [7]. Bộ Tài Chính, Thông tư số 90/2004/TT-BTCngày 7/9/2004, Hướng dẫn chế độ thu nộp quản lý và sử dụng phí đường bộ.
    [8]. Bộ Tài Chính. Thu chi ngân sách nhà nước 2005 - 2009;
    Http://mof.gov.vn/
    [9]. Bộ Tài chính (2003), Thông tư, số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 Hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực giao thông vận tải.
    [10]. Bộ Tài chính (2003), Thông tư, số 34/2003/TT-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện cơ giới đường bộ.
    [12]. Bộ Tài chính (2000), Thông tơư số 06/2001/TT-BTC Ngày 26/12/2000 về Phí xăng dầu.
    [13] Bộ Tài chính (1998), Thông tơư số 57/1998/TT -BTC Ngày 27/4/1998 Hướng dẫn chế độ thu phí cầu, đươờng bộ của nhà nơước quản lý .
    [14]. Bộ Tài chính (2000), Thông tơư số 21/2001/TT-BTC Ngày 26/12/2000 Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nươớc.
    [11]. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 10/2003/QĐ-BTC ngày 24/1/2003 v/v ban hành mức thu phí kiểm định an toàn và chất lượng xe cơ giới và các loại thiết bị xe máy chuyên dùng.
    [15]. Chính phủ (2002), Nghị định số 57/2002/NĐ-CP Ngày 3/6/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí.
    [16]. Chính phủ (2000), Nghị định số 78/2000/NĐ-CP về phí xăng dầu.
    [17]. Chính phủ (1994), Nghị định số 186/NĐ ngày 7/12/1994 thu lệ phí giao thông qua xăng dầu.
    [18]. Chính phủ (1999), Nghị định, Số:176/1999/NĐ-CP về lệ phí trước bạ.
    [19]. Chính phủ (2003), Nghị định số 47/2003/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 176/1999/ND-CP.
    [20]. Chính phủ (2008), Nghị định số 80/NĐ-CP sửa đổi nghị định số 176 và 47 ngày 29/7/2008.
    [21]. Chính phủ (1999), Nghị định số167/1999/NĐ-CP ngày 26/11/1999 về tổ chức quản lý đường bộ.
    [22]. Chính phủ (2003), Nghị định số 168/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 quy định nguồn tài chính và quản lý sử dụng tài chính cho quản lý bảo trì đường bộ.
    [23]. Chính phủ (1998), đề án quy hoạch thu phí sử dụng đường bộ.
    [24]. Nguyễn Thị Cành và tập thể tác giả (2003), Tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
    [25]. Lý Bách Chấn - Vũ Ngọc Cừ (1986), Các phương pháp toán ứng dụng trong giao thông vận tải, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
    [26]. Cục đường bộ, Tổng Cục đường bộ Việt nam, Báo cáo tổng kết 2005 - 2009;
    [27]. David W.Peace (1999), Bản dịch từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc giai.
    [28] GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh (2003); Quản lý đô thị; Nhà xuất bản GTVT Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...