Thạc Sĩ Nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ THỦY SẢN
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1 Giới thiệu . 1
    2 Mục tiêu đề tài 3
    2.1 Mục tiêu tổng quát . 3
    2.2 Mục tiêu cụ thể 3
    3. Nội dung nghiên cứu của luận án 4
    4. Những điểm mới và ý nghĩa thực tiển của luận án . 4
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
    1.1 Tổng quan về thủy sản Việt Nam 6
    1.1.1 Tiềm năng phát triển NTTS và KTTS ven biển . 6
    1.1.1.1 Tiềm năng phát triển NTTS ven biển . 6
    1.1.1.2 Tiềm năng phát triển KTTS 6
    1.1.2 Hoạt động nuôi trồng thủy sản 8
    1.1.3 Hoạt động khai thác thủy sản . 10
    1.1.3.1 Biến động số lượng và công suất tàu . 10
    1.1.3.2 Biến động sản lượng khai thác thủy sản . 11
    1.1.4 Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản 13
    1.1.5 Các mô hình quản lý phát triển thủy sản ven biển 16
    1.1.5.1 Một số mô hình quản lý thủy sản trên thế giới . 16
    1.1.5.2 Một số mô hình quản lý thủy sản ở Việt Nam 18
    1.1.6 Những mục tiêu và định hướng chính trong phát triển NTTS và KTTS ven biển trong tương lai . 23
    1.2 Tình hình phát triển thủy sản ở ĐBSCL 25
    1.2.1 Tình hình phát triển NTTS ven biển ở ĐBSCL . 25
    1.2.1.1 Các mô hình NTTS ven biển ở ĐBSCL 25
    1.2.1.2 Đặc điểm của các mô hình nuôi kết hợp . 29
    1.2.1.3 Mô hình nuôi chuyên canh . 34
    1.2.1.4 Nuôi cá . 37
    1.2.1.5 Nuôi Artemia . 38
    1.2.1.6 Cơ hội và trở ngại chung của các mô hình NTTS ven biển . 40
    1.2.2 Tình hình phát triển khai thác thủy sản ở ĐBSCL . 41
    1.2.2.1 Cơ cấu tàu đánh cá ở ĐBSCL 41
    1.2.2.2 Sản lượng khai thác ở ĐBSCL 43
    1.3 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế và xã hội tỉnh Sóc Trăng . 45
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 49
    2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 49
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 49
    2.2.1 Phân tích các chính sách phát triển thủy sản . 49
    2.2.2 Khảo sát các hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển 49
    2.2.3 Khảo sát các hoạt động khai thác thủy sản ven bờ 50
    2.2.4 Khảo sát dịch vụ liên quan đến hoạt động thủy sản vùng ven biển 51
    2.2.4.1 Cung cấp giống thủy sản . 51
    2.2.4.2 Tiêu thụ sản phẩm thủy sản 51
    2.2.5 Kiểm nghiệm (ghi chép) mô hình nuôi tôm sú và KTTS . 53
    2.2.5.1 Kiểm nghiệm mô hình nuôi tôm sú thâm canh . 53
    2.2.5.2 Kiểm nghiệm nghề khai thác thủy sản 53
    2.2.6 Đề xuất giải pháp quản lý phát triển các hoạt động NTTS và KTTS ven biển ở tỉnh Sóc Trăng . 53
    2.3 Số mẫu phỏng vấn và phương pháp phân tích số liệu 54
    2.3.1 Số mẫu chọn phỏng vấn 54
    2.3.2 Phương pháp tính toán hiệu quả tài chính . 54
    2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 54
    2.4 Giới hạn đề tài . 55
    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
    3.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ tỉnh Sóc Trăng 57
    3.1.1 Cơ chế tổ chức và chính sách quản lý ngành nuôi trồng thủy sản 57
    3.1.1.1 Chính sách tổ chức quản lý ngành . 57
    3.1.1.2 Chính sách phát triển ngành thủy sản . 62
    3.1.1.3 Chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản 64
    3.1.1.4 Cơ chế tổ chức và chính sách quản lý ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng 68
    3.1.2 Tình hình phát triển NTTS nước lợ ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000-2010 73
    3.1.3 Kết quả khảo sát các mô hình NTTS nước lợ tỉnh Sóc Trăng . 76
    3.1.3.1 Mô hình nuôi tôm . 76
    3.1.3.2 Mô hình nuôi cua biển . 82
    3.1.3.3 Mô hình nuôi cá kèo 86
    3.1.3.4 Những ưu điểm và hạn chế của các mô hình NTTS ven biển tỉnh Sóc Trăng 88
    3.1.4 Kết quả theo dõi (ghi chép) của mô hình nuôi tôm sú BTC và TC (gọi là nuôi kiểm nghiệm) 91
    3.1.4.1 Đặc điểm kỹ thuật 91
    3.1.4.2 Hiệu quả tài chính . 94
    3.1.4.3 So sánh mô hình nuôi tôm sú BTC và TC điều tra và nuôi kiểm nghiệm 96
    3.1.5 Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ NTTS ven biển tỉnh Sóc Trăng 99
    3.1.5.1 Tình hình sản xuất và cung cấp giống thủy sản nước lợ ở tỉnh Sóc Trăng 99
    3.1.5.2 Tình hình cung cấp giống thủy sản nước lợ ở tỉnh Sóc Trăng . 101
    3.1.5.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản 106
    3.2 Hiện trạng khai thác thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng 110
    3.2.1 Cơ chế tổ chức và chính sách quản lý ngành khai thác thủy sản 110
    3.2.1.1 Chính sách quản lý hoạt động khai thác thủy sản . 110
    3.2.1.2 Cơ chế tổ chức quản lý ngành KTTS ở tỉnh Sóc Trăng . 114
    3.2.2 Tình hình phát triển khai thác thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000-2010 114
    3.2.3 Kết quả khảo sát các nghề khai thác TS ven biển tỉnh Sóc Trăng . 117
    3.2.3.1 Nghề lưới rê . 117
    3.2.3.2 Nghề lưới kéo 122
    3.2.3.3 Nghề lưới vây 124
    3.2.3.4 Những ưu điểm và hạn chế của nghề KTTS ven biển tỉnh Sóc Trăng 127
    3.2.4 Kết quả theo dõi (ghi chép số liệu) các nghề KTTS chính . 129
    3.2.4.1 Đặc điểm kỹ thuật của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây 129
    3.2.4.2 Hiệu quả tài chính của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây . 132
    3.2.4.3 So sánh các chỉ tiêu theo dõi của các nghề KTTS . 135
    3.2.5 Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nghề KTTS ven biển tỉnh Sóc Trăng 139
    3.2.5.1 Hiện trạng cơ sở hậu cần nghề cá 139
    3.2.5.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm khai thác thủy sản 141
    3.3 Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động NTTS và KTTS ven biển tỉnh Sóc Trăng 146
    3.3.1 Giải pháp quản lý và phát triển NTTS ven biển bền vững . 146
    3.3.2 Giải pháp quản lý và phát triển KTTS ven biển bền vững 150
    3.3.3 Các lĩnh vực hỗ trợ phát triển thủy sản . 151
    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 156
    4.1 Kết luận 156
    4.2 Đề xuất . 157
    CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 159
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
    PHỤ LỤC . 168
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu
    Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển về kinh tế biển, đặc biệt là ngành thủy sản ven biển. Việt Nam có 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá, eo biển và vịnh, 112 cửa sông và hàng ngàn đảo lớn nhỏ trải dài dọc theo bờ biển; cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt và các hồ chứa tạo nên tiềm năng to lớn về khai thác thủy sản (KTTS) và diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản (NTTS) (Lê Trần Nguyên Hùng, 2009).
    Tổng diện tích mặt nước sử dụng cho NTTS ở Việt Nam Năm 2010 đạt 1,06 triệu ha, chiếm khoảng 50% tổng tiềm năng diện tích có thể phát triển nuôi trồng NTTS (2,2 triệu ha). Trong thực tiễn phát triển NTTS, đặc biệt nghề nuôi tôm biển chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); năm 2010 ĐBSCL có 753.000 ha nuôi thủy sản, chiếm 70,7% diện tích NTTS cả nước (Tổng cục Thống kê, 2011a). Ngành NTTS không những tăng nhanh về diện tích mà còn tăng cả về sản lượng; năm 2010 sản lượng NTTS của cả nước đạt 2,7 triệu tấn, tăng 4,59 lần so với năm 2000 (590.000 tấn) và chiếm 52,8% tổng sản lượng thủy sản cả nước (5,13 triệu tấn). Cá và tôm là hai đối tượng nuôi chính với sản lượng cao; năm 2010 sản lượng cá nuôi đạt 2.058.000 tấn và tôm nuôi đạt 450.000 tấn; trong đó chủ yếu là nuôi tôm sú với tốc độ phát triển tương đối nhanh với sản lượng cả nước và tăng gấp 4,8 lần so với năm 2000 (94.000 tấn) (Tổng cục Thống kê, 2011a).
    Việt Nam cũng có tiềm năng lớn cho hoạt động KTTS với vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km[SUP]2 [/SUP]và có hơn 4.000 đảo lớn nhỏ ven bờ thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm khai thác và là nơi trú ngụ cho các tàu trong thời gian giông bão (Lê Trần Nguyên Hùng, 2009). Biển Việt Nam được chia thành bốn vùng chính gồm vùng biển miền Bắc, vùng biển miền Trung, vùng biển Đông Nam và vùng biển Tây Nam. Hoạt động KTTS được chia thành khai thác gần bờ và khai thác xa bờ dựa vào độ sâu của vùng biển. Trước năm 2000 ngành KTTS đóng góp chính cho tổng sản lượng thủy sản (chiếm 63,0%); năm 2007 sản lượng KTTS và NTTS tương đương nhau nhưng đến nay sản lượng NTTS đã vượt qua sản lượng KTTS (năm 2010 sản lượng NTTS chiếm 52,8% tổng sản lượng thủy sản) (Tổng cục Thống kê, 2011a). Theo xu hướng hiện nay thì nuôi trồng thủy sản sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng và sẽ đóng vai trò chính trong toàn ngành thủy sản.
    Nhìn chung, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng dựa trên cơ sở khai thác lợi thế của một quốc gia trong vùng nhiệt đới, giàu tài nguyên biển, đất ngập nước và đa dạng sinh học thủy sinh vật. Ngành đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo sinh kế cho hàng triệu lao động. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn tăng trong nhiều năm qua và đạt giá trị 5,033 tỉ USD vào năm 2010 so với 1,478 tỉ USD vào năm 2000, tăng gấp 3,38 lần trong 10 năm qua (Tổng cục thống kê, 2006 và 2011b).
    Biển và các vùng ngập nước ven biển là những vùng sinh thái nhạy cảm, chịu nhiều rủi ro trước những biến đổi tự nhiên và tác động của con người. Trong khi các hoạt động sản xuất thủy sản diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh và đa dạng thì trong chừng mực nhất định các thay đổi của các hệ sinh thái nói trên làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất của ngành thủy sản. Mối quan hệ giữa các hoạt động NTTS, KTTS và các hoạt động dịch vụ khác liên quan đến thủy sản có vai trò quan trọng và cần được nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc quản lý tài nguyên và các hoạt động kinh tế vùng ven biển được hợp lý và lâu dài.
    Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của ĐBSCL, có 72 km bờ biển tiếp giáp biển Đông mang nét đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn, thích hợp cho phát triển NTTS, KTTS và nguồn lợi thủy sản (NLTS) (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2005). Rừng ngập mặn ở ven biển tỉnh Sóc Trăng mỏng nên các hoạt động ở vùng này chủ yếu là phát triển các mô hình NTTS quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC) và mô hình nuôi kết hợp (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2010). Các hoạt động thủy sản vùng này đa dạng và biến đổi phức tạp, phần lớn là tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân trong vùng. Tuy vậy, quy hoạch tổng hợp cho sự phát triển các hoạt động thủy sản trong vùng chưa được đồng bộ và có tính lâu dài và bền vững. Hiện nay, các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế trong vùng ven biển chưa được nghiên cứu và quan tâm đúng mức và điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc định hướng phát triển ổn định của vùng ven biển. Nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động thủy sản như đã nêu và đề ra những định hướng phát triển ổn định cho vùng ven biển thì cần phải đánh giá hiện trạng và đề ra các giải pháp phát triển và quản lý cho vùng này. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng” là cần thiết để làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển ổn định các hoạt động thủy sản vùng ven biển ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng và là tiền đề cho việc quản lý và phát triển thủy sản ở ĐBSCL nói chung.
    2. Mục tiêu đề tài
    2.1 Mục tiêu tổng quát
    Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý để thúc đẩy sự phát triển thủy sản vùng ven biển một cách bền vững ở tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ diễn ra ở ĐBSCL trong tương lai.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    Mục tiêu cụ thể của đề tài là nhằm:
    - Phân tích thực trạng về sản xuất và hiệu quả tài chính của nghề NTTS, KTTS và các hoạt động dịch vụ liên quan đến nghề thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng.
    - So sánh kết quả điều tra và kiểm nghiệm về thực trạng sản xuất và hiệu quả tài chính của nghề NTTS và KTTS.
    - Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững các hoạt động sản xuất thủy sản và dịch vụ có liên quan ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng và ĐBSCL nói chung, đặc biệt trong bối cảnh của biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn và nhiệt độ tăng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...