Thạc Sĩ Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy tại Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, huy

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    2
    Đặt vấn đề

    Trong bối cảnh phần lớn rừng tự nhiên của nước ta là rừng thứ sinh nghèo
    với khả năng cung cấp gỗ ở thời điểm hiện tại rất hạn chế thì việc phát triển rừng
    trồng sản xuất là rất cần thiết, góp phần giảm áp lực lên rừng tự nhiên. Hiện nay,
    nhu cầu gỗ nguyên liệu giấy ở nước ta rất lớn, các loài cây mọc nhanh, có khả năng
    đáp ứng nhu cầu nguyên liệu giấy như Keo, Bạch đàn, . đã và đang được gây trồng
    rất rộng rãi trên phạm vi cả nước, trong đó ở một số nơi đã được quy hoạch thành
    các vùng nguyên liệu tập trung để cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy giấy.
    Theo Chiến lược Phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 thì nhu cầu gỗ
    nguyên liệu giấy nước ta sẽ tăng từ 3,388 triệu m 3 /năm (năm 2010) lên 8,283 triệu
    m
    3 /năm (năm 2020). Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm tới, nhu cầu gỗ nguyên liệu
    giấy của nước ta sẽ tăng gấp khoảng 2,4 lần so với thời điểm năm 2010, điều này
    đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực rất lớn trong gây trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước
    ta. Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn trồng rừng nguyên liệu giấy của nước ta mới
    chỉ được đầu tư theo chiều rộng, tức là chúng ta cố gắng đẩy mạnh mở rộng về diện
    tích gây trồng nhưng lại kém có sự đầu tư thâm canh theo chiều sâu về giống, phân
    bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc, dẫn tới năng suất và hiệu quả trồng rừng đạt được
    là không cao. Sự yếu kém trong công tác quy hoạch đất đai, quy hoạch vùng nguyên
    liệu, cơ sở chế biến, khả năng đầu tư và kỹ thuật thâm canh, lựa chọn loài cây trồng,
    công tác dự báo thị trường, là những nguyên nhân gây cản trở trồng rừng sản xuất
    nói chung và trồng rừng nguyên liệu giấy nói riêng ở nước ta trong thời gian vừa
    qua. Chính vì vậy, trong thời gian tới, để đẩy mạnh phát triển rừng trồng nguyên
    liệu giấy thì cần làm rõ những khó khăn và biện pháp tháo gỡ có hiệu quả là thực sự
    cấp bách.
    Lâm trường Vĩnh Hảo được thành lập theo quyết định số 11/TCCB ngày
    31/3/1961 của UBND tỉnh Hà Giang với nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừng nguyên
    liệu giấy mới, khai thác vầu, nứa để cung cấp cho nhà máy nguyên liệu giấy Việt
    Trì. Ngày 01/02/2005 thực hiện Quyết định 29/2005/QĐ-TTg và Quyết định
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    3
    09/2005/QĐ-BCN ngày 04/3/2005 về việc chuyển Tổng Công ty giấy Việt Nam
    sang mô hình hoạt động công ty mẹ - công ty con, Lâm trường Vĩnh Hảo được
    thành lập lại theo Quyết định số 1096/QĐ-HĐQT ngày 27/6/2005 của Chủ tịch Hội
    đồng quản trị Tổng Công ty giấy Việt Nam với tổng diện tích được giao là 4.907,88
    ha thuộc địa bàn 4 xã Hùng An, Vĩnh Hảo, Đồng Yên, Tiên Kiều. Ngày 14/09/2007
    thực hiện theo quyết định 439/QĐ-GVN.HN của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng
    Công ty giấy Việt Nam, Lâm trường Vĩnh Hảo chính thức chuyển đổi thành Công
    ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện trồng, chăm sóc, khai
    thác các loài cây trồng rừng nguyên liệu giấy đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và chỉ
    tiêu kế hoạch của Tổng Công ty giấy Việt Nam giao, các loài cây được gây trồng
    như: Keo tai tượng, Bồ đề, Luồng, Keo lai, trong đó Keo tai tượng được gây trồng
    phổ biến nhất, tuy nhiên năng suất đạt được là rất thấp, trung bình Keo tai tượng sau
    8 năm trồng chỉ đạt trữ lượng 70 m 3 /ha, trong khi đó khoảng 60% sản lượng khai
    thác được phải bán về Tổng Công ty giấy Việt Nam với giá bán thường là thấp hơn
    so với giá của thị trường, điều này dẫn tới lợi nhuận thu được của Công ty là thấp,
    đời sống của cán bộ nhân viên gặp nhiều khó khăn, Công ty hầu như không có vốn
    tích lũy để phát triển. Hiện nay, trong thời điểm Công ty vừa mới tiến hành chuyển
    đổi từ hình thức Lâm trường sang Công ty Lâm nghiệp, mở rộng cả về quy mô sản
    xuất lẫn phương hướng kinh doanh, do vậy rất cần có những phương án mới có hiệu
    quả để phát triển rừng trồng nguyên liệu, nâng cao năng suất cây trồng từ đó góp
    phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên và
    cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển nghề rừng.
    Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng
    rừng nguyên liệu giấy tại Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh
    Hà Giang .
     
Đang tải...