Thạc Sĩ Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 13/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


    Trong số những thành tích đạt được của công cuộc đổi mới nền kinh tế
    đất nước, trong thời gian qua, có thể nói nông nghiệp là một ngành đã có
    những bước đột phá ngoạn mục. Thu nhập của nông dân không ngừng tăng
    lên, bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể. Sản xuất nông nghiệp đã đảm
    bảo an toàn lương thực cho đời sống xã hội.
    Thế nhưng, sự phát triển ấy so với yêu cầu phát triển kinh tế chung trong
    thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong điều kiện hộ i nhập
    kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay thì vẫn còn quá thấp và nhỏ bé. Cho
    đến bây giờ, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền sản xuất kém hiệu quả và
    thiếu tính hợp lý. Cần phải hình thành và phát triển những hình thức sản xuất
    phù hợp hơn, mà trong đó, kinh tế trang trại là một mô hình tốt có thể áp dụng
    để đáp ứng yêu cầu này.
    Đã manh nhà từ rất lâu, nhưng chỉ trong khoảng chục năm trở lại đây,
    vai trò của kinh tế trang trại mới thực sự được công nhận và được quan tâm
    chú ý, đặc biệt là sau khi Nghị quyết số 03/2000/NQ- CP của Chính phủ ngày
    2/2/2000 về kinh tế trang trại ra đời thì kinh tế trang trại mới thực sự được
    một sự trợ giúp của Nhà nước về cơ chế, chính sách như là hỗ trợ cho các
    doanh nghiệp thông thường của nền kinh tế thị trường. Sự tăng nhanh về số
    lượng, gia tăng về giá trị sản lượng đã chứng tỏ đây là một mô hình tổ chức
    sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc thù kinh tế nông nghiệp, nông thôn
    nước ta, giúp nông dân làm giàu, tăng thu nhập cho bản thân họ và cho xã hội.
    Không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với quy mô
    đất đai lớn như ở vùng đồng bằng Sông Hồng hay vùng đồng bằng phía nam,
    nhưng tỉnh Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc là nơi có nhiều điều kiện
    ưu đãi về đ iều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu đặc biệt là vùng có truyền
    thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh của người dân tương
    đối cao. Huyện Đại Từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên trong
    những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được nhiều tiến bộ
    quan trọng Nhưng để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng được yêu cầu
    phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoá sản xuất nông
    nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả
    năng lao động của con người vùng miền núi này và mô hình kinh tế trang trại
    là phù hợp hơn cả. Những năm qua kinh tế trang trại của huyện đã có nhiều
    thành tích đáng khích lệ, nhưng thật sự vẫn chưa phát triển tương xứng với
    tiềm năng của nó. Câu hỏ i đặt ra là: Khả năng phát triển kinh tế trang trại của
    vùng đến đâu? làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế xã
    hội cao nhất? Trả lời cho câu hỏi này chính là mục đích của đề tài: "Nghiên cứu
    các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ đến năm 2010"
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Mục tiêu chung:
    + Phấn đấu có 100 trang trại vào năm 2010, phấn đấu 50% số trang trại
    sản xuất kinh doanh chuyên ngành, chuyên môn hoá cao.
    + Hình thành rõ nét các loại hình trang trại như sau: Chăn nuôi gia súc,
    gia cầm quy mô vừa, tiến tới quy mô lớn. Chuyên sản xuất giống. Chuyên sản
    xuất chè chất lượng cao. Sản xuất, kinh doanh cây trồng, vật nuôi đặc sản
    + Giá trị sản xuất của loại hình kinh tế trang trại đạt từ 2 - 3% tổng giá trị
    sản xuất nông nghiệp, tạo nên nguồn sản phẩm hàng hoá chính hướng tới xuất
    khẩu.
    + Thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm/trang trại, thu nhập người lao
    động đạt 1 triệu đồng/tháng.
    + Tạo điển hình tiên tiến về thâm canh, chuyên môn hoá, ứng dụng khoa
    học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.
    + Phấn đấu 100% các chủ trang trại nâng cao tay nghề.
    - Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại và
    các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế trang trại, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
    nhằm phát triển kinh tế trang trại Huyện Đại Từ, vừa nâng cao thu nhập vừa
    giải quyết các vấn đề về xã hội và mô i trường.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Đối tượng: Các trang trại Huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Nghiên
    cứu các vấn đề kinh tế- xã hội có liên quan đến việc phát triển kinh tế trang
    trại của huyện Đại Từ, trong đó tập trung phân tích hiệu quả kinh tế, phân tích
    những tồn tại và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại
    Từ tỉnh Thái Nguyên.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    + Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tập trung nghiên cứu tại 80
    trang trại trên địa bàn huyện Đại Từ.
    + Phạm vi thời gian: Tác giả tiến hành thu thập số liệu điều tra từ năm
    2006-2007.
    + Phạm vi nộ i dung: Xung quanh vấn đề phát triển kinh tế trang trại trên
    địa bàn huyện Đại Từ còn nhiều vấn đề cần tiếp cận nghiên cứu. Tuy nhiên do
    hạn chế về thời gian và trình độ nên tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu, đánh giá
    sự phát triển của các trang trại.
    4 - Kết cấu của luận văn: Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
    phụ lục luận văn được chia thành 3 chương cụ thể như sau:
    Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu:
    Chương 2: Tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ trong
    thời gian qua.
    Chương 3: Các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ
    từ nay đến năm 2010. .

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/6a5b535e58585253/LV_08_KT_QTKD_KT_NTN.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...