Thạc Sĩ Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/10/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN . i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA. 5
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN
    VỮNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA . 14
    1.1 Khái quát về phát triển bền vững 14
    1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của phát triển bền vững 14
    1.1.2 Các yêu cầu và nguyên tắc của phát triển bền vững . 16
    1.1.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững 19
    1.2 Phát triển bền vững vận tải thủy nội địa 21
    1.2.1 Các đặc trưng cơ bản của vận tải thủy nội địa 21
    1.2.2 Khái niệm và các yêu cầu của phát triển bền vững vận tải thủy nội địa 34
    1.2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển bền vững vận tải thủy nội địa 36
    1.2.4 Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững vận tải thủy nội địa 39
    1.3 Kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa của một số quốc gia
    trên thế giới. . 49
    1.3.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa ở một số nước
    châu Á 49
    1.3.2 Kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa tại các nước châu
    Âu 50
    1.3.3 Kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa tại Mỹ 52 iii
    CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI THỦY
    NỘI ĐỊA KHU VỰC MIỀN BẮC TRÊN QUAN ĐIỂM BỀN VỮNG 54
    2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội chủ yếu tác động đến phát triển bền
    vững vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc . 54
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực miền Bắc 54
    2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội khu vực miền Bắc . 56
    2.1.3 Đặc điểm về thể chế quản lý đối với ngành đường thủy nội địa . 59
    2.2 Hiện trạng phát triển vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc giai đoạn
    2005 - 2015 60
    2.2.1 Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đường thủy nội địa khu vực
    miền Bắc 60
    2.2.2 Hiện trạng phương tiện vận tải thủy nội địa . 74
    2.2.3 Công nghiệp đóng và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ nội địa . 79
    2.2.4 Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải thủy nội địa . 80
    2.2.5 Vấn đề an toàn giao thông vận tải đường thủy nội địa . 91
    2.2.6 Tác động đối với môi trường . 93
    2.3 Đánh giá quá trình phát triển vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc giai
    đoạn 2005 - 2015 trên quan điểm bền vững 97
    2.3.1 Về kinh tế 97
    2.3.2 Về xã hội . 100
    2.3.3 Về môi trường . 101
    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN TẢI
    THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC MIỀN BẮC 103
    3.1 Định hướng phát triển giao thông vận tải thủy nội địa khu vực miềnBắc
    đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. . 103
    3.1.1Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến
    năm 2030 103 iv
    3.1.2. Quy hoạch phát triển vận tải thủy nội địa KVMB đến năm 2020, định
    hướng đến năm 2030 104
    3.2. Dự báo nhu cầu vận tải thủy nội địa KVMB đến năm 2020, định hướng
    tới năm 2030 và dự báo biến động điều kiện tự nhiên trong thời gian tới 109
    3.2.1 Dự báo nhu cầu vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc đến năm 2020,
    định hướng tới năm 2030. 109
    3.2.2 Dự báo biến động về điều kiện tự nhiên tại khu vực miền Bắc và tác
    động đối với vận tải thủy nội địa 110
    3.3. Một số giải pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực miền
    Bắc . 112
    3.3.1 Giải pháp phát triển bền vững cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa 112
    3.3.2 Giải pháp phát triển bền vững phương tiện thủy nội địa 127
    3.3.3 Giải pháp về vốn để phát triển bền vững vận tải thủy nội địa . 134
    3.3.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của vận tải thủy nội địa138
    3.3.5 Giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa 141
    3.3.6 Giải pháp phát triển bền vững về môi trường 143
    3.3.7 Các giải pháp khác 145
    KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 148
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC v
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    A. Tiếng Việt
    BVMT Bảo vệ môi trường
    BQ Bình quân
    BTNĐ Bến thủy nội địa
    CTNĐ Cảng thủy nội địa
    CSHT Cơ sở hạ tầng
    DNNN Doanh nghiệp nhà nước
    ĐTNĐ Đường thủy nội địa
    GTVT Giao thông vận tải
    KD Kinh doanh
    KCHT Kết cấu hạ tầng
    KTXH Kinh tế - xã hội
    KVMB Khu vực miền Bắc
    NCS Nghiên cứu sinh
    PTVT Phương tiện vận tải
    PTBV Phát triển bền vững
    PTTNĐ Phương tiện thủy nội địa
    TNĐ Thủy nội địa
    VN Việt Nam
    VT Vận tải
    B. Tiếng Anh
    BOT Build-Operate-Transfer (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao)
    BTO Build-Transfer-Operate (Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh)
    BT Build-Transfer (Xây dựng-Chuyển giao)
    FDI Foreign Direct investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
    ODA Official Development Assistance (Viện trợ phát triển chính thức)
    PPP Public Private Partnership (Hợp tác công tư)
    WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
    PNTR Permanent Normal Trade Relations (Quan hệ thương mại bình thường
    vĩnh viễn) vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
    Trang
    Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững . 16
    Hình 2.1: Hệ thống sông ngòi khu vực miền Bắc Việt Nam . 55
    Hình 2.2: Các tuyến ĐTNĐ và cảng TNĐ khu vực miền Bắc . 61
    Hình 2.3: Sơ đồ các tuyến đường TNĐ chính khu vực miền Bắc 65
    bằng ĐTNĐ khu vực miền Bắc giai đoạn 2005-2015 . 88
    khu vực miền Bắc giai đoạn 2005 - 2015 . 89
    Hình 3.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 111
    Hình 3.2: Mô hình bến xếp dỡ bằng sà lan ponton 124
    Hình 3.3: Sà lan ponton 124
    Biểu đồ 2.1: Cơ cấu phương tiện thủy nội địa theo khu vực . 75
    Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa vận tải 88
    Biểu đồ 2.3: Thị phần vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa . 89
    Biểu đồ 2.4: Tình hình tai nạn giao thông ĐTNĐ khu vực miền Bắc 92
    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTBV vận tải thủy nội địa 41
    Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng các tuyến vận tảithủy nội địa chính khu vực
    miền Bắc . 62
    Bảng 2.2: Kinh phí ngân sách cấp cho công tác duy tutuyến đường thủy nội
    địa khu vực phía Bắc giai đoạn 2010 - 2015 66
    Bảng 2.3: Các cảng thủy nội địa chính khu vực miền Bắc 72
    Bảng 2.4: Quy mô phương tiện thủy nội địa chở hàngkhu vực miền Bắc giai
    đoạn 2005 – 2015 74
    Bảng 2.5: Cơ cấu đội phương tiện theo trọng tải và số lượng năm 2015 . 75
    Bảng 2.6 Cơ cấu phương tiện thủy nội địa theo tuổi năm 2015 . 76
    Bảng 2.7: Phân loại phương tiện TNĐ theo vật liệu làm vỏ năm 2015 . 77
    Bảng 2.8: Cơ cấu phương tiện thủy nội địa chở hàngcó động cơ khu vực miền
    Bắc năm 2015 . 77
    Bảng 2.9: Chủng loại hàng hóa vận chuyển trên các tuyến miền Bắc . 81
    Bảng 2.10: Kết quả SXKD của Tổng công ty vận tải thủygiai đoạn 2005-
    2015 85
    Bảng 2.11: Hiện trạng các doanh nghiệp vận tải hàng hóabằng ĐTNĐ khu
    vực miền Bắc năm 2015 86
    Bảng 2.12: Sản lượng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địakhu vực miền
    Bắc giai đoạn 2005 - 2015 87
    Bảng 2.13: Cự ly vận chuyển hàng hóa bình quân bằng đườngthủy nội địa khu
    vực miền Bắc giai đoạn 2005 - 2015 . 90
    Bảng 2.14: So sánh cước vận chuyển hàng hóa bình quânbằng đường thủy nội
    địa và đường bộ 904
    Bảng 2.15: Cước phí xếp dỡ một số loại hàng hóa 914
    Bảng 2.16: Hệ số phát thải CO2 của phương tiện thủy nội địa 94
    Bảng 2.16: Hiện trạng chất lượng nước trên một số tuyếnđường thủy nội địa
    khu vực miền Bắc . 95
    Bảng 3.1: Dự báo tổng khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển bằng
    đường thủy nội địa đến năm 2020, 2030 . 106 viii
    Bảng 3.2: Quy hoạch các tuyến TNĐ chính khu vực phía Bắcđến năm 2020,
    định hướng đến năm 2030 . 107
    Bảng 3.3: Quy hoạch các cảng đường thủy nội địa chính khu vựcphía Bắc đến
    năm 2020, định hướng đến năm 2030 . 108
    Bảng 3.4. Dự báo khối lượng vận tải một số mặt hàng chínhbằng đường thủy
    nội địa khu vực miền Bắc 109
    Bảng 3.5. Dự báo khối lượng một số hàng hóa có khối lượng lớn trên một số
    đoạn tuyến đường thủy nội địa khu vực miền Bắc . 110
    Bảng 3.6: Tiêu chuẩn kỹ thuật của một số tuyến thuộc hành lang chínhtheo
    quy hoạch tới năm 2020 128
    Bảng 3.7: Chi phí đầu tư khai thác phương tiệntrên tuyến Quảng Ninh - Ninh
    Bình 131
    Bảng 3.8: Chi phí đầu tư khai thác phương tiệntrên tuyến Hải Phòng - Việt Trì
    131
    Bảng 3.9: Chi phí đầu tư khai thác phương tiệntrên tuyến Quảng Ninh - Việt
    Trì . 132
    Bảng 3.10: Chi phí đầu tư khai thác phương tiệntrên tuyến ven biển Quảng
    Ninh - Ninh Bình 132
    Bảng 3.11: So sánh một số hình thức hợp tác công tư phổ biến 135

    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Để đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
    nước, Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Giao thông vận tải giữ vị trí đặc biệt
    quan trọng, đi trước một bước, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận
    tải và tạo đồng bộ cho toàn hệ thống giao thông vận tải.
    Hiện nay, kinh tế đất nước đang phát triển một cách nhanh chóng, nhu cầu
    vận tải không ngừng tăng lên. Vận tải đường bộ - một trong những phương thức
    vận tải phổ biến nhất đang quá tải, giao thông đường bộ bị tắc nghẽn trầm trọng.
    Vì thế cần phải có sự hỗ trợ của các phương thức vận tải khác để giảm tải cho
    giao thông đường bộ, trong đó có vận tải thủy nội địa. Vận tải thuỷ nội địa là
    một ngành vận tải truyền thống với nhiều ưu việt như tận dụng được điều kiện
    sông kênh, giá thành thấp, đáp ứng được việc chuyên chở khối lượng hàng hóa
    lớn cho các khu công nghiệp, chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng và ít gây ô
    nhiễm môi trường.
    Khu vực miền Bắc có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho việc phát
    triển vận tải thủy nội địa với gần 4500km chiều dài sông kênh có thể khai thác
    vận tải và hàng ngàn km đường bờ biển. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua,
    vận tải thủy nội địa ở khu vực miền Bắc phát triển chưa tương xứng với tiềm
    năng, chưa phát huy vai trò của mình trong hệ thống giao thông vận tải tại
    khu vực. Vận tải thủy nội địa ở khu vực miền Bắc mới vận tải được khoảng
    22% lượng hàng hóa vận chuyển trong khu vực. Tốc độ tăng về sản lượng
    hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa chưa cao và không ổn định, tai
    nạn giao thông đường thủy nội địa vẫn gây ra những thiệt hại đáng kể về
    người và tài sản; việc đầu tư, khai thác phương tiện vận tải thủy trên các sông
    kênh cũng như xây dựng các cảng - bến xếp dỡ dọc các bờ sông gây tác động
    tiêu cực đến môi trường, đặc biệt làm ô nhiễm chất lượng nguồn nước. Đây
    chính là những yếu tố cơ bản phản ánh sự phát triển không bền vững của vận
    tải thủy nội địa khu vực miền Bắc. 2
    Trong chương trình Nghị sự 21 của Chính phủ về phát triển bền vững đã
    khẳng định quan điểm về phát triển bền vững:"Phát triển kinh tế - xã hội gắn
    chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường
    nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Mục tiêu tổng
    quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về
    tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã
    hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ,
    hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ
    môi trường. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa
    và các doanh nghiệp tham gia vận tải thủy nội địa cần tích cực nghiên cứu đưa
    ra các giải pháp cơ bản để phát triển bền vững vận tải thủy nội địa ở Việt Nam,
    đặc biệt là ở khu vực miền Bắc là vô cùng cần thiết, giúp cải thiện vị thế của
    giao thông vận tải đường thủy nội địa trong hệ thống vận tải thống nhất, hỗ trợ
    giảm tải cho vận tải đường bộ, tạo ảnh hưởng tốt với môi trường và xã hội.
    Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển
    giao thông vận tải nói chung và phát triển vận tải thủy nội địa, tuy nhiên chưa
    có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về các giải pháp phát triển bền vững
    vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và
    thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài luận án: " Nghiên cứu các giải
    pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc".
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Mục đích nghiên cứu của luận án là tổng hợp, xây dựng hệ thống lý luận
    về phát triển bền vững vận tải thủy nội địa; đánh giá thực trạng hoạt động của
    vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc theo hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nhất
    định để thấy được hoạt động vận tải này đã phát triển bền vững hay chưa? Do
    những nguyên nhân cụ thể nào? Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản phát triển
    bền vững vận tải thủy nội địa tại khu vực miền Bắc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a. Đối tượng nghiên cứu
    - Đề tài nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững vận tải thủy nội địa với 3
    những tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững gắn với các đặc điểm, đặc trưng
    của ngành vận tải thủy nội địa như cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa, phương
    tiện vận tải thủy nội địa, hoạt động khai thác vận tải thủy nội địa, thể chế quản
    lý đối với giao thông đường thủy nội địa.
    - Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải
    thủy nội địa của một số quốc gia trên thế giới.
    b. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động giao thông vận tải
    thủy nội địa tại khu vực miền Bắc Việt Nam, tập trung nghiên cứu vận tải
    hàng hóa trên các tuyến sông và ven biển trên cả góc độ quản lý nhà nước và
    doanh nghiệp vận tải thủy nội địa. Bên cạnh đó, đề tài còn đề cập đến kinh
    nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa của một số nước trên thế giới.
    Khu vực miền Bắc Việt Nam ở đây được xác định theo quan điểm phân
    chia khu vực vận tải của Bộ giao thông vận tải và Niên giám thống kê Việt Nam,
    bao gồm các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc.
    - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động vận tải thủy nội địa khu
    vực miền Bắc trong giai đoạn 2005 - 2015.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
    a. Về mặt khoa học:
    Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao cơ sở lý luận phát triển bền vững và
    vận dụng cụ thể vào lĩnh vực vận tải thủy nội địa. Đưa ra các luận cứ khoa học
    làm cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững vận tải thủy
    nội địa.
    b. Về mặt thực tiễn:
    - Luận án phản ánh thực trạng hoạt động vận tải thuỷ nội địa KVMB
    trong giai đoạn 2005 - 2015 đã bền vững hay chưa, chỉ ra những hạn chế cần
    khắc phục.
    - Kết quả đạt được của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan, các
    doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải nói chung, vận tải thủy nội địa nói
    riêng trong hoạch định chính sách phát triển bền vững. Ngoài ra, luận án có thể 4
    dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, đào tạo trong các trường và
    viện nghiên cứu có liên quan.
    5. Những điểm mới của luận án
    - Thông qua nghiên cứu những lý luận chung về phát triển bền vững, kết
    hợp với nghiên cứu các đặc điểm, đặc trưng riêng của lĩnh vực vận tải thủy nội
    địa, NCS đã xây dựng khái niệm "phát triển bền vững vận tải thủy nội địa".
    - Nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý luận về phát triển bền vững vận tải
    thủy nội địa từ khái niệm, các yêu cầu cần đảm bảo, các nhân tố tác động đến
    phát triển bền vững vận tải thủy nội địa và hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu đánh
    giá phát triển bền vững vận tải TNĐ.
    - Dựa trên hệ thống chỉ tiêu xây dựng ở trên, luận án đã phân tích, đánh giá
    quá trình phát triển vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc trên các khía cạnh:
    kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đó, chỉ ra những thách thức, tồn tại cần khắc
    phục trên quan điểm bền vững.
    - Luận án xây dựng hệ thống đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững vận
    tải thủy nội địa khu vực miền Bắc trên cơ sở khắc phục các hạn chế đã phân tích
    ở trên. Các giải pháp được xây dựng với sự gắn kết chặt chẽ các yêu cầu và mục
    tiêu của phát triển bền vững vận tải thủy nội địa. Các giải pháp xuất phát từ mục
    tiêu kinh tế như đầu tư, nâng cấp luồng tuyến, cảng bến thủy nội địa, đầu tư phát
    triển đội tàu, nâng cao cạnh tranh về giá . đều được tác giả nghiên cứu kết hợp
    chặt chẽ với mục tiêu việc bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến
    đề tài luận án, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết
    cấu gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển bền vững vận tải thủy nội địa.
    Chương 2: Đánh giá hiện trạng phát triển vận tải thủy nội địa khu vực
    miền Bắc trên quan điểm bền vững.
    Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu
    vực miền Bắc. 5
    TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA
    1. Tình hình các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền
    vững vận tải thủy nội địa
    Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu có nội dung liên quan
    đến một hoặc một số khía cạnh đề của đề tài luận án, gồm các nhóm nghiên
    cứu chính sau:
    1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững
    - Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở
    Việt Nam" của tác giả Nguyễn Minh Thu năm 2014. Luận án đã hệ thống hóa
    và làm rõ các nội dung liên quan tới phát triển bền vững, hệ thống chỉ tiêu
    thống kê phát triển bền vững. Đồng thời, luận án cũng đề xuất phương pháp
    tính các chỉ số riêng biệt, chỉ số thành phần, chỉ số tổng hợp đánh giá phát
    triển bền vững trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đã có ở Việt Nam. Ngoài việc
    tham khảo những lý luận về phát triển bền vững, NCS có thể học tập, vận
    dụng cách thức xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững của đề tài
    để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá PTBV ngành vận tải thủy nội địa.
    - Luận án tiến sĩ:"Phát triển bền vững ngành chế bến thủy sản Bến Tre"
    của tác giả Nguyễn Văn Hiếu năm 2014. Luận án tập trung trình bày cơ sở lý
    thuyết về phát triển bền vững, xây dựng khung phân tích và mô hình phát
    triển bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam và vận dụng cho tỉnh Bến Tre.
    Luận án cũng phân tích mối quan hệ giữa các trụ cột và vai trò của thể chế đối
    với sự phát triển bền vững của ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre. Đây là
    một tài liệu đáng tham khảo về cách thức xây dựng chỉ tiêu đánh giá phát
    triển bền vững cho một ngành cụ thể, NCS có thể nghiên cứu xây dựng hệ
    thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững cho ngànhvận tải thủy nội địa.
    - Luận án tiến sĩ: "Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam" của tác giả
    Nguyễn Hữu Sở năm 2009. Luận án đã hệ thống hóa lý luận về phát triển
    kinh tế bền vững, nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế của Việt Nam và
    những vấn đề đặt ra về phát triển kinh tế bền vững. Trên cơ sở đó, luận án đã xây
    dựng những giải pháp cơ bản bảo đảm sự phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. 6
    Những lý luận về phát triển bền vững nêu trong luận án là tài liệu cần thiết cho
    tác giả triển khai nghiên cứu nội dung phát triển bền vững cho đề tài của mình.
    - Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao
    thông vùng đồng bằng sông Cửu Long" của tác giả Đặng Trung Thành năm
    2011. Luận án đã hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển bền
    vững nói chung và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng nói
    riêng. Bên cạnh đó, luận án đã xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cơ sở hạ
    tầng giao thông. Thông qua việc phân tích thực trạng về đầu tư và quản lý cơ
    sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không
    ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát
    triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy
    nhiên, trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, luận án không đề cập đến các giải
    pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc.
    - Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp
    trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" của tác giả Nguyễn Hải Bắc năm 2010. Công
    trình đã nghiên cứu các lý luận về phát triển bền vững và phát triển bền vững
    công nghiệp. Bên cạnh đó tác giả đã phân tích thực trạng phát triển bền vững
    công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và nêu lên các giải pháp chủ yếu
    nhằm phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
    1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển giao thông vận tải
    - "Dự án phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ - Phụ lục
    VIII Phân tích kinh tế tài chính" do Bộ giao thông vận tải và Ngân hàng thế giới
    (WB) thực hiện năm 2008.
    Bên cạnh việc đề cập đến tình hình kinh tế xã hội khu vực đồng bằng Bắc
    Bộ, tình hình vận tải cũng như dự báo nhu cầu vận tải trong khu vực đến năm
    2020, tài liệu trình bày khá chi tiết về các đánh giá kinh tế tài chính đối với các dự
    án cải tạo luồng tuyến vận tải thủy nội địa khu vực đồng bằng Bắc Bộ theo nhiều
    phương án khác nhau nhằm xác định tính khả thi của các dự án cần tài trợ vốn tự
    Ngân hàng thế giới. 7
    - "Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế
    trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030" của Thủ tướng
    Chính phủ năm 2011.
    Trong quy hoạch có nêu rõ quan điểm và mục tiêu phát triển giao thông vận
    tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với những mục tiêu cụ thể về vận tải, kết cấu
    hạ tầng đến năm 2020. Trên cơ sở đó, tài liệu đã xây dựng quy hoạch phát triển
    giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến
    năm 2030 trên hai góc độ vận tải và phát triển kết cấu hạ tầng đối với cả các
    phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đương biển, đường thủy nội địa, hàng
    không và giao thông đô thị.
    - "Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
    2030" của Bộ Giao thông vận tải năm 2009 và bản điều chỉnh năm 2013.
    Trên cơ sở định hướng phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 cho
    tất cả các ngành đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển và đường thủy
    nội địa, giao thông nông thôn, ngành đóng tàu ., chiến lược đã nêu rõ mục
    tiêu phát triển của ngành đến năm 2020 như về vận tải, về phát triển cơ sở hạ
    tầng giao thông, phát triển giao thông vận tải đô thị, đam bảo an toàn giao
    thông vận tải và phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trong giao thông
    vận tải. Chiến lược cũng chỉ rõ các giải pháp, chính sách chủ yếu phát triển
    giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
    - Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu các giải pháp về vốn để phát triển hệ
    thống cảng biển Việt Nam" của Bùi Bá Khiêm năm 2013.
    Luận án đã làm rõ nội dung của nguồn vốn ðầu tý và phát triển cảng
    biển, chỉ tiêu ðánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn phát triển cảng biển; Phân
    tích thực trạng hoạt ðộng sản xuất kinh doanh, huy ðộng và sử dụng nguồn
    vốn phát triển cảng biển giai ðoạn 2000-2011 và ðề xuất phýõng hýớng và
    giải pháp tãng khả nãng thu hút và sử dụng nguồn vốn phát triển cảng biển.
    Luận án ðã nghiên cứu mô hình thu hút vốn phát triển cảng biển và ðề xuất sử
    dụng mô hình hỗn hợp, kết hợp giữa mô hình chủ cảng và hợp tác công tý ðể
    thu hút vốn phát triển hệ thống cảng biển ở Việt Nam. Ðây là cách thức huy 8
    ðộng nguồn vốn ðầu tý ngoài ngân sách ðể phát triển hạ tầng giao thông ðáng
    học hỏi trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
    - Luận án tiến sĩ: "Nghiên cứu các giải pháp về vốn để phát triển đội tàu
    vận tải biển nòng cốt của Việt Nam" của tác giả Vũ Trụ Phi, năm 2005.
    Luận án đã nghiên cứu, đưa ra được phương pháp luận về đội tàu vận tải
    biển, đội tàu biển hiện đại làm nòng cốt của Việt Nam; Luận án nghiên cứu,
    phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và điểm mạnh, điểm yếu của đội tàu
    vận tải biển Việt Nam trong thời gian 1997-2004. Luận án đề cập việc không
    được đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu làm phân tán nguồn lực
    quốc gia, tăng sự cạnh tranh trong nước, đồng thời suy giảm năng lực cạnh
    tranh của đội tàu Việt Nam trên thị trường quốc tế.Những nghiên cứu về cách
    thức huy động vốn để phát triển đội tàu vận tải biển là những nội dung khá
    hữu ích để NCS tham khảo vận dụng trong giải pháp về huy động vốn phát
    triển đội tàu vận tải thủy nội địa.
    - Luận án tiến sĩ: "Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngành
    đường sắt Việt Nam" của tác giả Nhữ Trọng Bách năm 2011.
    Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hạ tầng cơ sở ngành
    đường sắt, các nguồn vốn đầu tư có thể sử dụng khả thi trong đầu tư ngành
    đường sắt Việt Nam giai đoạn hiện nay.Luận án nghiên cứu, phân tích đánh
    giá thực trạng hoạt động của ngành đường sắt trong thời gian gần đây, tình
    hình đầu tư phát triển ngành đường sắt, điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình
    hoạt động ngành đường sắt Việt Nam. Qua đó nêu nên thực trạng đầu tư kém
    hiệu quả, khó thu hút nguồn vốn bên ngoài cho ngành đường sắt. Các giải
    pháp thu hút, huy động vốn cho phát cơ sở hạ tầng ngành đường sắt Việt Nam
    là nội dung rất đáng để NCS tham khảo khi nghiên cứu giải pháp về vốn phát
    triển vận tải thủy nội địa.
    1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về vận tải thủy nội địa và phát triển
    vận tải thủy nội địa
    - "Báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông
    đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020" - Viện chiến lược và phát triển giao
    thông vận tải năm 2008 và bản điều chỉnh bổ sung năm 2013. 9
    Báo cáo đã phân tích, đánh giá hiện trạng ngành giao thông vận tải đường
    sông trong giai đoạn 2000 - 2006 và những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung quy
    hoạch, đồng thời cũng đề cập đến kinh nghiệm phát triển ngành vận tải sông của
    một số nước trong khu vực và trên thế giới và dự báo nhu cầu vận tải của Việt
    Nam tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030. Đây là tài liệu quan trọng, giúp tác giả
    có thêm cơ sở xây dựng giải pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực
    miền Bắc.
    - "Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững Hệ thống giao thông vận
    tải ở Việt Nam, Báo cáo chuyên ngành số 4" (Giao thông vận tải đường thủy
    nội địa) do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ giao thông vận tải
    thực hiện năm 2010.
    Báo cáo này đề cập khá đầy đủ về hiện trạng giao thông đường thủy nội địa
    Việt Nam như hiện trạng mạng lưới đường thủy, phân cấp kỹ thuật, cảng và bến
    cảng, hiệu quả hoạt động khai thác ngành vận tải thủy nội địa và đặc điểm về thể
    chế từ năm 1995 đến năm 2008. Đồng thời báo cáo cũng nêu lên các chính sách,
    quy hoạch và dự án hiện có của ngành. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đã đề xuất quy
    hoạch phát triển dài hạn của vận tải thủy nội địa Việt Nam và một số ý tưởng
    chiến lược phát triển ngành trong thời gian tới.
    Các số liệu, thông tin thông tin trong báo báo mới đề cập tới năm 2008, Các
    ý tưởng chiến lược phát triển mà báo cáo nêu lên mang tính chất định hướng,
    chung chung, chưa bám sát với xu hướng phát triển bền vững của ngành. Do vậy,
    bản báo cáo này chưa phản ánh thật sự hiện trạng phát triển của ngành trong giai
    đoạn hiện nay. Tuy nhiên cách tiếp cận vấn đề phát triển bền vững, cách thức
    nghiên cứu quá trình phát triển của vận tải thủy nôi địa là những nội dung quan
    trọng mà tác giả có thể vận dụng, nghiên cứu cho đề tài của mình.
    - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ : "Nghiên cứu các giải pháp chủ yếu
    để khai thác hiệu quả giao thông thủy đồng bằng sông Cửu Long" năm 2001.
    Đề tài thuộc chương trình khoa học - công nghệ Giao thông vận tải; Cơ quan
    chủ trì: Viện Chiến lược & Phát triển GTVT - Trung tâm nghiên cứu phát
    triển GTVT phía Nam; Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Kinh Vĩnh. 10
    Đề tài đã nghiên cứu tổng quan điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã
    hội; cơ sở hạ tầng và hạ tầng giao thông vận tải của đồng bằng Sông Cửu
    Long; tiềm năng và vai trò của giao thông đường thủy trong khu vực. Thông
    qua phân tích, đánh giá toàn cảnh hiện trạng cơ sở hạ tầng và giao thông về
    các tuyến đường thủy, về năng lực đảm bảo hàng giang, thực trạng hạ tầng hệ
    thống cảng và bến xếp dỡ, đội tàu vận tải và cơ khí đóng - sửa chữa tàu
    thủy .đề tài nêu ra các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả giao thông thủy
    đồng bằng sông Cửu Long .
    Những phân tích, đánh giá cũng như các biện pháp của đề tài tuy liên quan
    đến hiệu quả khai thác giao thông thủy đồng bằng sông Cửu Long , những cũng là
    những tham khảo quan trọng trong nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững vận
    tải thủy nội địa khu vực miền Bắc.
    - Luận án tiến sĩ: "Giải pháp phát triển vận tải thủy nội địa vận chuyển
    container ở các tỉnh Nam Bộ" của tác giả Nguyễn Văn Hinh năm 2010. Luận án
    đã nêu lên cơ sở phương pháp luận về tổ chức vận tải thủy nội địa, vận chuyển
    container bằng đường thủy nội địa và kinh nghiệm của một số quốc gia về tổ
    chức vận chuyển container bằng vận tải thủy nội địa. Thông qua việc nghiên
    cứu, đánh giá thực trạng vận chuyển container bằng đường thủy nội địa ở khu
    vực phía Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp phát triển vận tải thủy nội địa vận
    chyển container ở các tỉnh Nam Bộ. Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài mới chỉ
    tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề phát triển vận tải thủy nội địa vận chuyển
    container mà chưa nghiên cứu về phát triển bền vững ngành vận tải thủy nội địa.
    Tuy nhiên hệ thống lý luận về tổ chức vận tải thủy nội địa là những thông tin
    hữu ích đáng để tham khảo.
    - Đề án " Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa giai đoạn
    2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030" lập bởi Viện chiến lược và phát
    triển GTVT năm 2015.
    Thông qua đánh giá khái quát về tình hình giao thông vận tải và tình hình
    phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa toàn quốc giai đoạn vừa qua, đề án đã
    tiến hành dự báo nhu cầu vận tải thủy nội địa và nhu cầu phát triển đội tàu 11
    giai đoạn 2015 - 2020; đồng thời xây dựng quy hoạch phát triển đội tàu vận
    tải thủy nội địa toàn quốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đề án
    cũng nêu lên một số giải pháp mang tính định hướng để phát triển đội tàu
    thủy nội địa toàn quốc tới năm 2020, 2030.
    2. Kết quả rút ra từ các công trình nghiên cứu và vấn đề tiếp tục
    nghiên cứu của luận án
    Có thể thấy, các công trình nghiên cứu đã có chủ yếu tập trung vào phát triển
    bền vững một ngành nghề, phát triển một mảng nào đó trong hệ thống giao thông
    vận tải hoặc là những quy hoạch, giải pháp phát triển vận tải thủy nội địa mang
    tính định hướng hoặc là những giải pháp liên quan đến phát triển vận taỉ thủy nội
    địa khu vực miền Nam. Những vấn đề các công trình trên chưa đề cập đến mà
    luận án sẽ tập trung nghiên cứu đó là:
    - Các công trình mới đề cập đến những lý luận chung chung về phát triển bền
    vững hoặc lý luận về phát triển bền vững một số lĩnh vực khác như đường sắt,
    thủy sản, cơ sở hạ tầng vùng, công nghiệp . mà chưa có công trình nào tập trung
    nghiên cứu một cách toàn diện lý luận về phát triển bền vững vận tải thủy nội địa.
    - Một số công trình đã nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá bền
    vững trong ngành thủy sản, ngành công nghiệp, ngành dầu khí . chưa có công
    trình nào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững ngành vận tải
    thủy nội địa xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTBV vận tải thủy nội địa.
    - Một số nghiên cứu của Bộ giao thông vận tải Việt Nam, Viện chiến lược và
    phát triển GTVT, Cục đường thủy nội địa Việt Nam nghiên cứu thực trạng
    phát triển vận tải thủy nội địa theo từng mặt như hạ tầng kỹ thuật, cảng thủy
    nội địa, phương tiện thủy nội địa . trong phạm vi toàn quốc, chưa có công
    trình nào tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển hiện nay của vận tải thủy
    nội địa khu vực miền Bắc trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2015
    và đánh giá trên quan điểm bền vững, xây dựng hệ thống các giải pháp phát
    triển bền vững vận tải thủy nội địa KVMB.
    Đây chính là những khoảng trống của những công trình nghiên cứu trên. Tại
    sao với nhiều lợi thế về sông ngòi như vậy mà vận tải thủy nội địa ở khu vực miền 12
    Bắc lại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của mình? Muốn đánh giá
    ngành vận tải thủy nội địa có phát triển bền vững hay không cần dựa vào những
    chỉ tiêu nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển bền vững vận tải thủy
    nội địa? Sự phát triển của giao thông thủy nội địa khu vực miền Bắc trong khoảng
    thời gian từ năm 2005 đến 2015 có bền vững không? Có đảm bảo đạt được lợi ích
    trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường không? Để vận tải thủy nội địa khu
    vực miền Bắc phát triển bền vững, góp phần giảm áp lực cho vận tải đường bộ và
    trở thành ngành vận tải quan trọng trong hệ thống vận tải thống nhất thì cần áp
    dụng hệ thống những giải pháp cụ thể nào? Luận án "Nghiên cứu các giải pháp
    phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc" sẽ tìm câu trả lời cho
    những câu hỏi đối với khoảng trống nghiên cứu ở trên.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
    vật lịch sử, NCS sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu thông dụng
    để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu luận án gồm:
    - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: phương pháp này được sử dụng
    để thu thập tất cả các thông tin liên quan đến phát triển bền vững, phát triển
    vận tải thủy nội địa nói chung và tại khu vực miền Bắc nói riêng như các tài
    liệu, công trình nghiên cứu đã công bố, các báo cáo, đề án của Bộ GTVT, Cục
    đường thủy nội địa Việt Nam, Viện chiến lược và phát triển GTVT, Cục đăng
    kiểm Việt Nam .
    - Phương pháp kế thừa: hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu có liên quan
    đến vấn đề phát triển bền vững vận tải thủy nội địa mà các cơ quan, các nhà
    khoa học đã nghiên cứu.
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp: kết hợp phân tích định lượng và
    định tính để giải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn phát
    triển vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc.
    - Phương pháp thống kê và so sánh: sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian
    để so sánh đánh giá; các hàm thống kê như tỷ trọng, bình quân, tỷ lệ tăng trưởng . được ứng dụng để so sánh, phân tích sự phát triển của vận tải thủy
    nội địa khu vực miền Bắc.
    - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà
    lãnh đạo thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và vận tải thủy nội địa trong quá
    trình đánh giá thực trạng cũng như xây dựng giải pháp phát triển bền vững
    VTTNĐ khu vực miền Bắc.
     
Đang tải...